Suy tim trái không điều trị đúng rất dễ tiến triển thành suy tim toàn bộ. Kiểm soát bệnh sớm với 4 liệu pháp đề cập trong bài viết sẽ giúp bạn nâng cao cơ hội sống.

Suy tim trái là gì?

Đầu tiên bạn phải hiểu rằng suy tim trái không phải là một bệnh mà là cả quá trình suy yếu chức năng buồng tim bên trái, làm giảm khả năng cung cấp máu giàu oxy đến khắp các cơ quan trong cơ thể.

Bình thường, buồng tim bên trái làm nhiệm vụ đưa máu giàu oxy đến các bộ phận còn lại của cơ thể. Khi tim trái bị suy yếu, sức bơm của tâm thất trái giảm, lực co bóp không đủ mạnh để giữ cho máu lưu thông khắp cơ thể. Kết quả là máu chảy ngược về phổi hoặc tích tụ tại các bộ phận khác gây ra nhiều triệu chứng của suy tim.

Suy tim trái dễ tiến triển thành suy tim toàn bộ nguy hiểm

Suy tim trái dễ tiến triển thành suy tim toàn bộ nguy hiểm

Triệu chứng suy tim trái thường gặp

Người bệnh suy tim trái có thể gặp phải một hoặc nhiều dấu hiệu dưới đây:

  • Khó thở: Người bệnh cảm giác khó thở, hụt hơi, tỉnh giấc đột ngột về đêm vì không thở được. Chứng khó thở xảy ra nhiều khi bạn vận động, tập thể dục gắng sức hay ở tư thế đầu thấp.
  • Ho: Thường là ho khan, ho dai dẳng hoặc khò khè, đôi khi có thể kèm theo đờm trắng hoặc bọt hồng.
  • Mệt mỏi, cảm giác đuối sức đặc biệt là vào cuối ngày
  • Tích nước gây ra sưng phù, đặc biệt rõ ở mắt cá chân, bàn chân, bụng.
  • Mất cảm giác thèm ăn, hay buồn nôn.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Tăng cân đột ngột.

Các triệu chứng suy tim trái có thể rầm rộ và đột ngột trong hội chứng suy tim trái cấp nhưng nhiều trường hợp lại tiến triển lặng thầm, đến tận phân độ suy tim độ 3 mới có biểu hiện rõ ràng. Do đó việc thăm khám định kỳ sức khỏe nhằm chẩn đoán sớm là rất cần thiết giúp bạn phát hiện sớm suy tim để có hướng điều trị tích cực.

Nguyên nhân gây suy tim trái

Tất cả những yếu tố làm tim trái bị tổn thương hoặc cản trở bơm máu hiệu quả đều có thể dẫn đến căn bệnh này. Các nghiên cứu cho thấy những nguyên nhân phổ biến nhất gồm có:

  • Do các bệnh tim mạch như: Bệnh mạch vành, hẹp - hở van tim, thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim, huyết áp cao...
  • Do các bệnh ngoài tim: Bệnh tắc nghẽn phế quản mãn tính, bệnh bướu cổ, bệnh tự miễn, mắc bệnh HIV...
  • Ngoài ra, một số các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc suy tim như: Béo phì, mỡ máu cao, bệnh tiểu đường, tuổi cao...

Tầm soát sớm suy tim trái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc kéo dài tuổi thọ

Tầm soát sớm suy tim trái có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với việc kéo dài tuổi thọ

Suy tim trái hay suy tim phải nguy hiểm hơn?

Lưu thông máu trong cơ thể là một hệ thống khép kín, vì vậy, dù suy tim trái hay suy tim phải, bất cứ phần nào của trái tim bị tổn thương đều gây nguy hiểm. Tuy nhiên, vì nửa bên trái tim phụ trách bơm máu giàu oxy đến cơ thể nên biến chứng xảy ra nhanh và nghiêm trọng hơn. 

Các rủi ro nguy hiểm của suy tim trái bao gồm:

  • Suy tim toàn bộ: Suy tim phải hay suy tim trái đều dẫn đến hậu quả cuối cùng là trái tim bị suy yếu toàn bộ.
  • Rung tâm nhĩ: suy tim trái khiến nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột quỵ và cục máu đông.
  • Tổn thương gan: ứ dịch có thể gây áp lực lên gan, khiến gan khó hoạt động hơn.
  • Suy thận: do thiếu máu đến thận để cơ quan này hoạt động hiệu quả.
  • Các vấn đề về van tim: mở rộng buồng tim để bù trừ cho việc bơm máu có thể gây hỏng lá van. Hơn nữa trong suy tim trái có sự đảo ngược dòng máu, điều này cũng làm tổn thương van tim.
  • Phù phổi cấp: là hậu quả của việc tích tụ máu trong tĩnh mạch phổi, gây tăng huyết áp phổi, cơn phù phổi cấp, thuyên tắc phổi rất nguy hiểm.
  • Suy tim phải: suy tim trái lâu dần sẽ  làm suy yếu nửa còn lại của tim.
  • Cục máu đông: dòng máu lưu thông bị chậm lại, tạo cơ hội cho cục máu đông hình thành. Khi kích thước đủ lớn, chúng có thể gây kẹt van, nhồi máu cơ tim, đột quỵ…

Hầu hết biến chứng suy tim đều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

Hầu hết biến chứng suy tim đều gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh 

Giải pháp chữa bệnh suy tim trái giúp ngừa tối đa rủi ro

Điều trị suy tim bên trái là việc kiểm soát đồng thời triệu chứng và giải quyết nguyên nhân gây suy tim, ngăn suy tim trái nặng hơn hay tiến triển suy tim toàn bộ. Để làm được điều này cần phối hợp nhiều giải pháp  bao gồm  dùng thuốc, điều chỉnh lối sống, sử dụng sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim và/hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.

Sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định

Các thuốc điều trị suy tim được sử dụng để cải thiện chức năng tim, điều trị huyết áp cao và giảm tích tụ dịch trong cơ thể. Các nhóm thuốc điều trị phổ biến là thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máuthuốc chống đông.

Người bệnh cần kết hợp nhiều nhóm thuốc, tùy thuộc vào tình trạng suy tim cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định kết hợp thuốc cùng với liều dùng phù hợp.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ cho người suy tim

Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ không phải là giải pháp thay thế hoàn toàn cho thuốc tây nhưng lại không thể thiếu nếu người bệnh suy tim muốn đạt kết quả điều trị toàn diện. 

Hơn 10 năm trở lại đây, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ ra đời nhưng không phải tất cả đều mang lại hiệu quả hỗ trợ tốt cho người bệnh suy tim. Để đảm bảo hiệu quả, các chuyên gia Tim mạch khuyến cáo người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm được kiểm chứng lâm sàng.

Kiểm chứng lâm sàng là nghiên cứu được tiến hành trên người để xác định tính an toàn và hiệu quả của một sản phẩm hay một phương pháp. Do đó nếu sản phẩm hỗ trợ nào thỏa mãn tiêu chí này, người bệnh có thể an tâm sử dụng.

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm hỗ trợ cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch có kiểm chứng lâm sàng

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít sản phẩm hỗ trợ cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch có kiểm chứng lâm sàng

Điều chỉnh lối sống lành mạnh 

Một lối sống khoa học mới là chìa khóa để người bệnh suy tim giảm nhẹ triệu chứng và sống vui khỏe với bệnh. Vì lẽ đó, bạn cần nghiêm túc thực hiện theo những khuyến cáo sau đây:

  • Xây dựng thực đơn hàng ngày với chủ yếu hoa quả tươi, rau củ, sữa đã tách béo, ngũ cốc nguyên cám và cá nước ngọt, thịt ức gà bỏ da, hạn chế đường, ăn giảm muối và không uống quá 2,0 lít chất lỏng/ngày, bao gồm cả nước canh.
  • Không hút thuốc lá, kiêng hoàn toàn hoặc hạn chế rượu bia dưới 1 cốc rượu mạnh/nửa lon bia/1 ly rượu vang mỗi ngày.
  • Dành 30 phút vận động nhẹ nhàng tùy theo sức của mỗi người.
  • Ngủ đủ 8 giờ và giữ cho tinh thần thư thái, có thể đi du lịch, đọc sách hay tham gia các hoạt động thiền định.
  • Kê cao gối khi ngủ nếu khó thở làm gián đoạn giấc ngủ của bạn.

Can thiệp hay phẫu thuật 

Trong trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa, người bệnh sẽ được cân nhắc can thiệp hay phẫu thuật để giải quyết bệnh lý nền gây suy tim trái. Cụ thể là đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu chủ vành với người bệnh mạch vành; phẫu thuật sửa chữa hay thay thế van tim với người bệnh hẹp hở van tim; cấy máy tạo nhịp tim hay máy khử rung tim với người bệnh có nhịp tim quá chậm/ nhanh..

Những trường hợp suy tim trái quá nặng, người bệnh sẽ cần ghép tim từ người hiến tặng. Tuy nhiên không phải ai cũng may mắn có được tim mới phù hợp. Vì vậy, bạn nên cố gắng điều trị sớm.

Chiến đấu với suy tim trái hay suy tim nói chung là cả hành trình lâu dài và kiên trì. Cơ hội sống khỏe mạnh và nâng cao tuổi thọ nằm ở trong tay bạn. Vì vậy, bạn hãy cứ lạc quan, phát hiện và điều trị đúng cách đồng thời cập nhật thông tin về bệnh mỗi ngày.

Nguồn tham khảo: baptisthealth, belmarrahealth