Chính sự thiếu hiểu biết về bệnh hở van tim do hậu thấp, mà ở Việt Nam hầu như hở van sau thấp tim vẫn là chính. Hiểu được điều này Gs. Phạm Gia Khải – Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam với 50 năm kinh nghiệm khám và điều trị bệnh tim mạch, đã có những tư vấn nhằm giúp người bệnh hiểu rõ hơn về thực trạng này, và biết cách phòng ngừa từ sớm.

Gs. Ts Phạm Gia Khải trong buổi tư vấn về bệnh hẹp hở van tim

Nguyên nhân hở van tim do hậu thấp

Theo Gs Phạm Gia Khải: Mặc dù tỷ lệ người bị hở van sau thấp tim ngày càng được thế chỗ bởi nguyên nhân do các bệnh tim mạch khác như huyết áp cao, bệnh mạch vành. Nhưng với các nước đang phát triển như ở Việt Nam, tỷ lệ người bệnh mắc hở van tim do hậu thấp vẫn chiếm phần lớn, còn ở các nước phát triển, gần như rất ít người gặp phải tình trạng này, bởi người dân được tiêm phòng đầy đủ, đời sống cao và sinh hoạt vệ sinh sạch sẽ.

Thấp tim thường là do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra. Vi khuẩn này sẽ tồn tại và phát triển chủ yếu ở vùng kỵ khí và ẩm thấp. Bởi vậy, chúng thường định khu ở răng, miệng. 

Nếu không được vệ sinh hàng ngày, vi khuẩn sẽ di chuyển xuống họng và gây viêm họng. Khi đó cơ thể sản xuất ra nhiều kháng thể chống lại nó. Kháng nguyên kết hợp với kháng thể mà kháng thể nó lưu hành trong cơ thể, chạy đến đến đâu thì gây đau ở chỗ đó. 

Ví dụ tới tim, thì gây tổn thương van tim, chạy vào não gây ra cơ co, co giật giống như parkinson, chạy qua khớp thì gây đau khớp. Nhưng đặc biệt là chỉ đi qua khớp, tức là không có biến chứng ở khớp, nhưng lại gây biến chứng ở tim. Có người chỉ đi đến khớp, nhưng đại đa số khi đã đau khớp là có biến chứng lên tim. Biến chứng tim lại trên cơ sở dinh dưỡng kém và ở nơi ẩm thấp, do đó cải thiện điều kiện sinh hoạt là hết sức quan trọng.

Gs. Phạm Gia Khải chỉ ra các nguyên nhân gây hở van sau thấp tim

Dấu hiệu cảnh báo hở van tim do hậu thấp từ sớm

Để phát hiện bệnh từ sớm, người bệnh nên lưu ý tới những dấu hiệu đau khớp từ hồi còn trẻ, tức là lúc dưới 20 tuổi. Đặc điểm là chứng đau này sẽ di chuyển từ khớp này, sang khớp khác như từ các khớp lớn ra khớp gối, khớp cổ chân và khi chuyển sang khớp khác rồi thì khớp cũ thôi không còn đau nữa. Ta thấy rằng ngay trong lúc khớp đau khớp có di chuyển đó, thì đã có biến chứng van tim rồi. Nhưng cũng có người đến lần thứ 2 mới bị, mà thường thường ngay lần đầu đã bị rồi.

 Trước khi đau khớp khoảng nửa tháng, thì có đau họng. Với biểu hiện sưng đau, sốt cao 38º, amidan sưng to sung huyết và xuất tiết, hạch góc hàm to và đau. Nhưng bệnh không diễn biến một cách tuần tự như vậy, có nhiều trường hợp đã bị thấp tim, nhưng không có biểu hiện đau đớn.

Những ai dễ bị thấp tim

Thông thường ngoài 40 tuổi không còn kháng thể của liên cầu khuẩn tan huyết nhóm beta. Do đó, ngoài 40 tuổi mà bị nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A thì khả năng thấp tim ít, nhưng mà dưới 40 tuổi nhất là từ 7 tuổi tới dưới 15 tuổi rất dễ bị.

Hậu quả nếu không phòng thấp hoặc không kiên trì dự phòng tái phát

Trong suốt thời gian khám và điều trị bệnh, Gs. Phạm Gia Khải nhận thấy: Hầu hết bệnh nhân của ông là những người trên 55 tuổi, đa số là không hề được tiêm phòng hoặc là tiêm sau một thời gian ngắn lại thôi. Những trường hợp này tổn thương không phải chỉ có hở van 2 lá, hẹp van 2 lá kèm theo hẹp hở chủ mà còn có nhiều các tổn thương khác nhưng van ba lá ít khi tổn thương. Nếu mà không được phòng thấp một cách cẩn thận, thì thường bị tổn thương cả hai van và suy tim.

Gs. Phạm Gia Khải cho biết hậu quả nếu người bệnh không kiên trì phòng thấp

Hướng dẫn cách cách phòng thấp

Theo Gs. Phạm Gia Khải một khi đã có biến chứng lên tim, người bệnh sẽ không có cơ hội chữa khỏi, bởi vậy tốt nhất nên phòng ngừa càng sớm càng tốt.

Phòng ngừa tiên phát thấp tim

Muốn phòng ngừa tiên phát thấp tim, ngay từ khi có biểu hiện đau họng, do nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết nhóm beta, người bệnh nên kiên trì uống Amoxicilin khoảng một triệu đơn vị uống, dùng đều 10 ngày thì có thể chữa được còn gọi là chữa bao vây.

Phòng thấp tim tái phát

Do bệnh thấp tim hay bị tái phát nên cần điều trị dự phòng bằng cách thực hiện nghiêm ngặt việc tiêm phòng bệnh thấp. Ở độ tuổi, cân nặng khác nhau, đơn vị tiêm sẽ không giống nhau. 

Theo Gs. Phạm Gia Khải cho biết: Người bệnh cần tiêm phòng Penicillin bốn tuần một lần. Nếu dưới 27 kg thì 600 nghìn đơn vị, còn nếu trên 27 kg thì tiêm 1.200.000 đơn vị, tiêm mỗi tuần một lần. Nếu có thai, thì chuyển tiêm sang uống Penicillin chậm, một ngày 2 viên là 1.200.000 đơn vị, uống đều, như thế có thể phòng được thấp

Thời gian tiêm phòng sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Tiêm khoảng 5 năm nếu không có tái phát, không có viêm tim hoặc không có di chứng lên van tim.
  • Tiêm đến 21 tuổi, nếu có tái phát và không có di chứng van tim.
  • Tiêm phòng suốt đời nếu có viêm tim vừa và nặng hoặc đã có di chứng van tim. Nhưng chủ yếu chỉ tiêm đến 40 tuổi bởi ngoài độ tuổi này khả năng tái nhiễm rất ít.

Phòng thấp đại đa số trường hợp thì nó đứng lại, chỉ rất ít trường hợp có thể khỏi được. Nhưng một khi đã nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, dự phòng thấp tim là điều quan trọng. Tuy nhiên,  người bệnh cần phải kiên trì thì mới có thể đạt được hiệu quả.

Gs. Phạm Gia Khải hướng dẫn cách để phòng thấp tim

Nên tiêm hay uống penicillin để phòng thấp

Gs. Phạm Gia Khải cho biết để tối ưu nhất vẫn là nên tiêm, bởi khi đó penicillin sẽ đi vào thẳng trong cơ thể. Còn dùng penicillin qua đường uống thì qua đường tiêu hóa giảm khả năng hấp thu. Nhưng khi mang thai, để tránh ảnh hưởng tới thai nhi, nên dự phòng thấp tim bằng cách uống Penicillin.

Giải pháp hỗ trợ giúp bảo vệ trái tim

Để trái tim được khỏe mạnh, giảm rủi ro khi hở van sau hậu thấp, ngoài các thuốc điều trị, sử dụng thêm giải pháp hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược cũng là cách được nhiều người áp dụng hiệu quả. Bởi tác dụng giúp máu di chuyển qua van tim dễ dàng hơn, giảm gánh nặng cho tim và giúp tiêu cục máu động ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, giảm tổn thương van tim.

Hiện nay, để tiện sử dụng, nhiều nhà sản xuất đã đưa ra thị trường những viên uống có nguồn gốc từ thảo dược. Tuy nhiên theo Gs. Phạm Gia Khải, nên lựa chọn sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng, nếu chọn được sản phẩm được đăng tải trên tạp chí quốc tế thì càng tốt.

TPBVSK Ích Tâm Khang – thực phẩm hỗ trợ dành cho tim đã được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế

TPBVSK Ích Tâm Khang – thực phẩm hỗ trợ dành cho tim đã được kiểm chứng lâm sàng và công bố trên Tạp chí Quốc tế

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các thực phẩm tốt cho tim có hiệu quả được chứng minh lâm sàng và kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế - Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy giảm được các triệu chứng khó thở, phù, đau tim. 

Một khi đã nhiễm liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, khó có thể ngừa biến chứng lên tim. Nhưng với nền y tế ngày càng phát triển, ngoài dự phòng thấp tim tái phát, các bác sĩ và các chuyên gia tim mạch vẫn có nhiều các phương pháp chữa trị để giúp cải thiện sức khỏe cho người bệnh điển hình như đánh đai lá van, sửa van tim, thay van tim. Do vậy, đừng quá hoảng loạn, hãy kiên trì tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ trái tim của bạn.

Biên tập viên chương trình

(Theo tư vấn của Gs. Phạm Gia Khải)