Hẹp hở van 2 lá là tình trạng van tim nối giữa hai buồng tim bên trái hoạt động sai cách. Mặc dù chưa thể trị khỏi nhưng nếu bạn hiểu tình trạng bệnh của mình thì có thể phối hợp với bác sĩ để điều trị và ngăn ngừa rủi ro trong tương lai một cách tốt nhất.

Hẹp hở van 2 lá là gì?

Van hai lácánh cửa nằm giữa hai buồng tim bên trái, đảm bảo máu chỉ chảy theo một chiều từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái.

Bệnh hẹp hở van 2 lá là trường hợp trong một chu kỳ bơm máu: lúc mở ra, van 2 lá mở không hết (hẹp van 2 lá) và lúc khép lại, van 2 lá cũng đóng không kín (hở van 2 lá). 

Nguyên nhân gây hẹp hở van tim 2 lá

Bệnh van tim có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau được chia thành nguyên nhân nguyên phát và nguyên nhân thứ phát.

Nguyên nhân nguyên phát

Hẹp hở van tim bẩm sinh, người bệnh gặp phải dị tật về van tim từ khi chào đời. Van tim có thể bị sai kích thước, sai cấu trúc hoặc lá van không đúng hình dạng.

Nguyên nhân thứ phát

Hẹp hở van 2 lá thường xảy ra do sốt thấp khớp dẫn tới thấp tim làm tổn thương van. Đây là hậu quả của việc khi cơ thể bị liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng phổ biến) tấn công, sẽ sản sinh kháng thể để chống lại sự xâm nhập này. Cấu trúc của van hai lá giống với liên cầu, bởi vậy kháng thể hiểu nhầm và làm tổn thương cả van tim.

Ngày nay, tỉ lệ bệnh van tim thứ phát do các vấn đề về tim mạch khác đang ngày càng gia tăng, điển hình là tăng huyết áp, bệnh mạch vành và bệnh cơ tim làm thay đổi cấu trúc tim dẫn đến co kéo van tim.

Ngoài ra, hẹp hở van hai lá còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân hiếm gặp hơn như có cục máu đông trong tim, sự lắng đọng canxi làm vôi hóa lá van, dùng thuốc hóa trị ung thư,…

Thuốc điều trị ung thư có thể là thủ phạm gây hẹp hở van tim 2 lá

Thuốc điều trị ung thư có thể là thủ phạm gây hẹp hở van tim 2 lá

Van hai lá vừa hẹp, vừa hở có nguy hiểm không?

Sự nguy hiểm của hẹp hở van tim hai lá phụ thuộc vào mức độ hẹp và hở của van. Hở van tim có 4 mức độ: 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4 tương ứng với hở nhẹ, hở trung bình, hở nặng và hở rất nặng. Hẹp van tim chia làm 3 mức độ là hẹp nhẹ, hẹp vừa và hẹp khít. Mức độ hẹp, hở van tim càng cao thì bệnh càng nguy hiểm.

Không những thế, trường hợp van hai lá vừa hẹp vừa hở nguy hiểm hơn rất nhiều so với chỉ hẹp hoặc chỉ hở van đơn thuần. Lượng máu bị sụt giảm trong tuần hoàn có thể tăng gấp đôi những trường hợp bệnh van 2 lá khác. Hậu quả là nguy cơ gặp phải những biến chứng tim mạch như suy tim, rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cũng nhiều hơn. Điều này đồng nghĩa với việc tuổi thọ của người bệnh bị rút ngắn đáng kể.

Không nói đâu xa, khi người bệnh có đầy đủ triệu chứng của cả hẹp và hở van, bao gồm khó thở, mệt mỏi nghiêm trọng, ngất xỉu, tim đập nhanh, phù chân hoặc mắt cá chân cũng đã khiến chất lượng cuộc sống của họ sụt giảm nghiêm trọng. Không có cách nào khác là phải phẫu thuật để giúp người bệnh có thể dứt triệu chứng và kéo dài sự sống.

Hẹp hở van 2 lá có chữa được không?

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp có thể giải quyết triệt để bệnh van tim 2 lá. Thuốc, phẫu thuật, thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm hỗ trợ giúp người bệnh đẩy lùi triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù,… và phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim cũng như các biến cố tim mạch có thể xảy ra do hẹp hở van hai lá

Nhóm người bệnh bị hẹp hở van hai lá nhẹ và không triệu chứng gọi là bệnh van tim sinh lý và không nhất thiết phải điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh đủ nghiêm trọng, người bệnh xuất hiện các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, tim đập nhanh thì cần phải được can thiệp bằng các phương pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc điều trị

Như đã nói ở trên, không có loại thuốc nào thực sự khắc phục được các vấn đề về cấu trúc của van hai lá. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giúp người bệnh giảm triệu chứng hoặc ngăn ngừa chúng trở nên tồi tệ hơn:

Sửa van, thay van tim

Trong trường hợp van đã biến dạng nặng, việc sử dụng thuốc không còn mang lại kết quả nữa buộc phải can thiệp ngoại khoa.

  • Nong van chỉ định cho hẹp van hai lá. Người ta sử dụng ống cao su dài có gắn một quả bóng ở đầu. Bóng này được đưa đến vị trí van hai lá, sau đó thổi phồng quả bóng lên để mở rộng lỗ van.
  • Sửa van tim nếu hư hại chưa đến mức quá nặng. Sau phẫu thuật, van tim có thể hoạt động đúng cách.
  • Thay van tim, sử dụng van tim sinh học (từ van tim của bò, lợn hoặc người hiến tặng), van tim cơ học (bằng khung carbon) hoặc van tự thân (làm từ màng tim của chính người bệnh).

Mặc dù sau phẫu thuật, van tim có thể khôi phục chức năng như bình thường nhưng người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị. Cụ thể là sử dụng thuốc chống đông suốt đời hoặc can thiệp lại sau khi tuổi thọ của van thay thế đã hết.

Phẫu thuật thay thế van tim bị hư hại cho người bệnh van tim nặng

Phẫu thuật thay thế van tim bị hư hại cho người bệnh van tim nặng

Bổ sung thêm sản phẩm giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim

Điều trị bệnh tim mạch luôn cần tới sự phối hợp nhiều phương pháp để đạt được hiệu quả tối ưu. Bởi vậy, nhiều các chuyên gia tim mạch khuyến khích người bị bệnh tim nên sử dụng phối hợp thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược. Mặc dù không thể thay thế thuốc điều trị của bác sỹ, nhưng khi bạn sử dụng phối hợp cùng sẽ giúp cải thiện chức năng tim, giúp máu lưu thông qua van dễ dàng hơn, ngăn cho mức hộ hẹp hở không tiến triển nặng hơn.

Trong số các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, bạn nên lựa chọn sản phẩm có hiệu quả giúp hỗ trợ giảm khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, tăng cường chức năng tim cho người bệnh tim mạch, suy tim đã được kiểm chứng lâm sàng và hiệu quả được công bố trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.

Ngoài những phương pháp kể trên, người bệnh hẹp hở van tim 2 lá cũng nên tái khám thường xuyên, thực hiện chế độ ăn ít chất béo và muối cũng như rèn luyện thể lực thường xuyên, vừa sức để kết quả điều trị được tốt nhất.

Hẹp hở van 2 lá tuy nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ tốt chỉ định điều trị cũng như biết cách chăm sóc sức khỏe và sử dụng sản phẩm hỗ trợ hiệu quả thì bạn vẫn có thể chung sống khỏe mạnh với căn bệnh này.

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-disease/symptoms-causes/syc-20355107
https://www.healthline.com/health/mitral-valve-disease#takeaway
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/mitral-valve-disease/diagnosis-treatment/drc-20355112
https://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-valve-disease#5