Cục máu đông xuất hiện bất thường trong lòng mạch là nguyên nhân dẫn tới 80% các cơn đột quỵ, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong. Người bệnh hãy trang bị ngay những kiến thức xung quanh vấn đề cục máu đông để bản thân được bảo vệ tốt nhất.
Hình ảnh cục máu đông trong lòng mạch
Cục máu đông là gì?
Cục máu đông (huyết khối) là sản phẩm cuối cùng của quá trình đông máu, cầm máu. Thành phần chính để tạo nên một cục máu đông gồm có tiểu cầu, hồng cầu và mạng lưới protein fibrin.
Thực chất, quá trình hình thành cục máu đông là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Khi cơ thể bị chảy máu, cục máu đông ngay lập tức được hình thành, che lấp vị trí mạch máu hở, ngăn không cho máu chảy ra bên ngoài gây mất máu.
Cơ chế hình thành cục máu đông (huyết khối) được bắt đầu khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương. Khi này, tiểu cầu sẽ bị thu hút đến đó, liên kết với nhau thành nút tiểu cầu để ngăn chặn việc rò rỉ máu. Tiếp theo, mạng lưới fibrin sẽ được hình thành để giam giữ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Kết quả cuối cùng là tạo nên một khối gel (thạch) bền vững - cục máu đông - lấp kín khu vực tổn thương.
Cục máu đông thường sẽ tự động tan ra khi mạch máu đã hồi phục. Tuy nhiên một số trường hợp cục máu đông không tự tan ra hoặc xuất hiện không đúng vị trí như trong tim, não, thận thì sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh.
Cục máu đông xuất hiện sai vị trí có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Các loại cục máu đông và triệu chứng nhận biết
Có 2 loại cục máu đông thường thấy trong mạch máu là cục máu đông trong tĩnh mạch và cục máu đông trong động mạch. Mỗi loại lại có những phân nhóm nhỏ hơn với triệu chứng nhận biết riêng.
Cục máu đông trong tĩnh mạch
Cục máu đông có thể xuất hiện ở cả các tĩnh mạch nông (tĩnh mạch ở gần bề mặt cơ thể, có thể nhìn thấy dưới da) hoặc tĩnh mạch nằm sâu trong các lớp cơ (huyết khối tĩnh mạch sâu). Triệu chứng nhận biết từng loại cục máu đông này như sau:
|
|
|
|
|
|
Bảng nhận biết các loại cục máu đông trong tĩnh mạch
Cục máu đông trong động mạch
Cục máu đông loại này thường được tìm thấy ở động mạch não (gây đột quỵ), động mạch ở tim (gây nhồi máu cơ tim), hoặc có ở bụng, chân, cánh tay. Bạn có thể tham khảo chi tiết các triệu chứng cảnh báo cục máu đông trong động mạch ở bảng sau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảng dấu hiệu nhận biết các cục máu đông trong động mạch
Nguyên nhân hình thành cục máu đông
Sự xuất hiện của các cục máu đông bất thường trong mạch máu có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, yếu tố kích hoạt khác nhau.
Nguyên nhân trực tiếp
Đa phần cục máu đông hình thành trong động mạch là do mảng xơ vữa (mảng bám tạo thành từ chất béo, tế bào viêm và chất khoáng) bị nứt, vỡ gây ra. Khi này, tiểu cầu trong máu tiếp xúc với phần “chìa ra” của mảng xơ vữa và khởi động quá trình đông máu ngay tại đó.
Cục máu đông được hình thành trong động mạch chủ yếu do mảng xơ vữa nứt vỡ trong lòng mạch
Với cục máu đông tại tĩnh mạch, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
- Chấn thương do ngoại lực như gãy xương, gãy đốt sống...
- Bệnh rối loạn đông máu, suy tĩnh mạch (tĩnh mạch bị giãn rộng ở chi dưới).
- Phẫu thuật, nhất là các phẫu thuật lớn ở bụng, xương chậu, hông hoặc chân.
- Liệt, khuyết tật, chấn thương lớn làm giảm khả năng vận động.
- Tác dụng phụ của thuốc (thuốc tránh thai đường uống, liệu pháp hormon…).
Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể phòng ngừa và điều trị cục máu đông từ gốc. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn về các giải pháp này.
Các yếu tố nguy cơ
Tất cả yếu tố ảnh hưởng tới mạch máu như làm giảm độ đàn hồi, độ bền của mạch, tăng lắng đọng chất béo có hại (tạo mảng xơ vữa) trong thành mạch đều có thể dẫn tới hình thành cục máu đông. Cụ thể:
- Tuổi cao, đặc biệt là trên 65 tuổi.
- Tiền sử gia đình có người thân bị xơ vữa mạch máu hay huyết khối hoặc rối loạn khả năng đông máu (thiếu hụt yếu tố V Leiden - bệnh tăng đông, hội chứng kháng phospholipid, bệnh đa hồng cầu)
- Lối sống không lành mạnh (thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, lười vận động…)
- Phụ nữ mang thai hoặc đang sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormon thay thế.
- Người bệnh ung thư và đang điều trị ung thư.
- Người bị liệt hay phải ngồi lâu trên ghế hoặc giường bệnh…
- Có bệnh lý nền như cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, viêm ruột thừa…
- Mắc COVID-19
Nếu bạn có các yếu tố nguy cơ này, bạn cần thăm khám định kỳ ít nhất 6 - 12 tháng/lần để phát hiện sớm các cục máu đông, từ đó giảm rủi ro cho bản thân.
Cao huyết áp là một yếu tố nguy cơ làm hình thành cục máu đông gây đột quỵ
Cục máu đông xuất hiện ở đâu thì nguy hiểm?
Cục máu đông xuất hiện ở não, tim, phổi, tĩnh mạch sâu hay trong các mạch máu lớn đều chứa đựng nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơn đột quỵ, đau tim, nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng người bệnh.
Ở Việt Nam, mỗi năm ghi nhận thêm 200.000 ca mắc mới đột quỵ và 11.000 ca tử vong do đột quỵ. Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim cũng tăng lên hàng năm, nằm trong top đầu các nguyên nhân gây tử vong. Chưa kể đến, thuyên tắc phổi trước đây được xem là bệnh hiếm thì những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh và tử vong do bệnh này ở nước ta cũng có xu hướng tăng lên.
Chính vì những rủi ro nguy hiểm này mà điều trị cục máu đông ngay từ khi phát hiện bệnh rất được chú trọng. Đây là mục tiêu tiên quyết để giành giật lại sự sống cũng như sức khỏe về lâu dài cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị cục máu đông
Để điều trị cục máu đông, bác sĩ có thể sử dụng thuốc, can thiệp phẫu thuật hoặc dùng các dụng cụ hỗ trợ như vớ nén. Mục tiêu chung là làm tan cục máu đông đang có và ngăn ngừa hình thành cục máu đông mới trong mạch.
Sử dụng thuốc phòng chống hoặc làm tan cục máu đông
Bác sĩ thường sẽ kê đơn các loại thuốc chống cục máu đông phổ biến như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin... Những thuốc này có tác dụng ngăn cản tiểu cầu kết tập tạo ra nút tiểu cầu, dẫn tới hình thành huyết khối trong lòng mạch. Riêng với các cục máu đông lớn, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc làm tan cục máu đông (thuốc tiêu huyết khối) như eminase, revatase, streptase.
Những thuốc trên đều là thuốc cần có sự kê đơn của bác sĩ dựa trên tình trạng cục máu đông và thể trạng mỗi người. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về sử dụng, tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu nội tạng, rong kinh…
Cục máu đông kích thước nhỏ thường được điều trị bằng thuốc chống đông
Can thiệp, phẫu thuật loại bỏ cục máu đông
Có ba loại là phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ và phòng chống sự xuất hiện của cục máu đông là dùng ống thông làm tan huyết khối, phẫu thuật cắt bỏ cục máu đông và đặt stent.
- Thủ thuật dùng ống thông: Bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa một ống dài tới chỗ cục máu đông. Ống thông tiếp xúc trực tiếp làm cục máu đông tan ra. Mảnh vụn từ cục máu đông sẽ được thu gom tại đó và đưa ra khỏi cơ thể.
- Phẫu thuật loại bỏ cục máu đông: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ đặc biệt để loại bỏ cục máu đông một cách cẩn thận.
- Đặt stent: Stent là một ống kim loại hoặc ống nhựa, được đưa vào mạch máu nhằm mở rộng lòng mạch bị tắc hẹp. Phương pháp này áp dụng khi động mạch bị hẹp (do cục máu đông, mảng xơ vữa) từ 70% đường kính lòng mạch trở lên.
Ngoài ra, trong một số trường hợp ví dụ như người bệnh không dùng được thuốc làm loãng máu, bác sĩ sẽ sử dụng bộ lọc tĩnh mạch chủ. Bộ lọc này được đưa vào tĩnh mạch chủ dưới (tĩnh mạch lớn nhất của cơ thể) nhằm giữ lại các cục máu đông trước khi chúng di chuyển đến phổi gây thuyên tắc phổi đe dọa tính mạng.
Các phương pháp khác
Với cục máu đông gây sưng, phù chi dưới, người bệnh có thể được hỗ trợ xử lý bằng cách dùng vớ nén. Đây là loại vớ ép, bó chặt vào chân người dùng, tạo áp lực để giúp giảm phù chân hoặc giảm hình thành cục máu đông.
Sử dụng vớ nén cũng là cách giúp phòng ngừa cục máu đông
Các cách phòng ngừa cục máu đông ngay tại nhà
Bạn có thể giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ngay tại nhà bằng cách thực hiện những việc đơn giản dưới đây.
Loại bỏ yếu tố nguy cơ làm xuất hiện cục máu đông
- Tăng cường vận động, tập thể dục đều đặn với các môn thể thao phù hợp, vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga,...
- Kiểm soát chỉ số khối cơ thể BMI (= cân nặng (kg) : chiều cao (m) : chiều cao (m)) dưới 23.
- Thường xuyên cử động chân, tránh ngồi lâu một tư thế.
- Ưu tiên thịt nạc, cá, hải sản, rau củ quả giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa.
- Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
- Cai thuốc lá, bia, rượu, chất kích thích, hạn chế uống nhiều cà phê, trà đặc…
- Thường xuyên kiểm tra huyết áp, đường huyết trong máu và giữ các chỉ số ở mức an toàn.
- Tránh căng thẳng, kích thích hay xúc động quá mức, bố trí thời gian làm việc nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên có các hoạt động thư giãn tâm lý.
- Thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và xử lý sớm các “mối nguy hại” cho sức khỏe.
Sử dụng thảo dược phòng ngừa cục máu đông
Sử dụng thảo dược là phương pháp được nhiều chuyên gia khuyến khích người bệnh lựa chọn để phòng ngừa cục máu đông. Nhiều loại thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng... có tác dụng phòng chống cục máu đông, giảm xơ vữa thành mạch và tăng cường chức năng tim. Đặc biệt, chiết xuất Cao natto còn được chứng minh có thể hỗ trợ làm tan được cục máu đông nhỏ, chống đột quỵ rất hiệu quả.
Nếu bạn có nguy cơ bị cục máu đông cao và đang mắc các bệnh nền tim mạch như tăng huyết áp, mỡ máu, bệnh van tim, mạch vành, suy tim… bạn nên lựa chọn các sản phẩm phối hợp cùng lúc nhiều thảo dược này, đặc biệt là các sản phẩm có kiểm chứng tại bệnh viện.
Hậu quả gây tắc mạch của cục máu đông tại tim, não, phổi không thể coi thường. Người bệnh cần điều trị và phòng tránh cục máu đông sớm nhất có thể để giảm tối đa biến chứng. Nếu các bạn muốn biết thêm thông tin gì liên quan tới cục máu đông, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0981 238 219 để được giải đáp.
Tham khảo: healthline.com, my.clevelandclinic.org, hematology.org