Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 200.000 người chết do các bệnh về tim mạch, trong đó tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim chiếm đến 73%. Việc nhận biết được các triệu chứng và biết cách xử trí nhồi máu cơ tim sẽ giúp cho người bệnh tránh được án tử.

Nhồi máu cơ tim là gì? 

Nhồi máu cơ tim là hiện tượng tế bào cơ tim bị chết, hoại tử do một hoặc nhiều động mạch vành bị tắc hoàn toàn, khiến máu không chảy được đến nuôi cơ tim. Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tỷ lệ bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim tăng từ 4,2% lên 9,1% trong giai đoạn 2003-2007. Đặc biệt tỷ lệ bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim ngày càng xuất hiện ở độ tuổi trẻ hơn.

Nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa

Nhồi máu cơ tim đang có xu hướng trẻ hóa

Hiện nay nhồi máu cơ tim được chia thành 5 tuýp: 

  • Tuýp 1 tổn thương cơ tim liên quan đến bệnh động mạch vành cấp tính.
  • Tuýp 2 tổn thương do sự mất cân bằng oxy của cơ tim với những yếu tố khác.
  • Tuýp 3 liên quan đến bệnh nhân tử vong do tim.
  • Tuýp 4 liên quan đến can thiệp mạch vành.
  • Tuýp 5 liên quan đến phương pháp phẫu thuật nối động mạch chủ vành.

Triệu chứng nhận biết sớm nhồi máu cơ tim

95% những người sống sót sau cơn đau tim nói rằng bản thân cảm thấy có điều gì đó bất thường trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng trước khi xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim, trong đó:

  • 100% người được hỏi cảm thấy mệt mỏi bất thường, lo lắng.
  • 86% cảm thấy đau hoặc khó chịu cánh tay, khó thở.
  • 71% có triệu chứng buồn nôn, nôn, khó tiêu.
  • 57% bị đau ngực.
  • 43% người bệnh đau ở hàm, phần lưng lan đến xương bả vai.
  • 43% cảm thấy chóng mặt, nhức đầu.
  • 29% bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ.

Còn khi cơn nhồi máu cơ tim đến gần, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện nhiều lên và rõ ràng hơn. Cụ thể các triệu chứng giúp nhận biết cơn nhồi máu cơ tim cấp bao gồm:

  • Đau thắt ngực: Đây là một trong những triệu chứng cảnh báo rõ ràng nhất. Cơn đau thường xảy ra ở vùng xương ức và kéo dài trong nhiều phút. Người bệnh có cảm giác có gì đó ép lên ngực giống như là như dao đâm.
  • Khó thở: Biểu hiện này thường xuất hiện đi kèm với triệu chứng đau thắt ngực, đôi khi cơn khó thở có thể xảy ra trước đau ngực.
  • Đau, khó chịu ở các vùng khác của cơ thể như hai cánh tay, lưng, cổ, hàm.
  • Cảm thấy chóng mặt hoặc hoa mắt đột ngột, choáng váng, buồn nôn.
  • Nhịp tim đập bất thường, tiếng tim đập to.
  • Mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đổ mồ hôi lạnh.

Đau thắt ngực kéo dài là triệu chứng điển hình của cơn nhồi máu cơ tim cấp

Đau thắt ngực kéo dài là triệu chứng điển hình của cơn nhồi máu cơ tim cấp

Nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là gì?

Nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim là do mảng xơ vữa động mạch vành bị nứt vỡ tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông lớn, nó có thể làm tắc hoàn toàn động mạch vành, làm tim thiếu oxy cũng như là các chất dinh dưỡng và dần dần chết đi.

Một nguyên nhân khác gây ra cơn đau tim là do động mạch vành bị co thắt làm dòng máu đến một phần của cơ tim bị ngừng trệ. Sử dụng thuốc lá và ma túy, chẳng hạn như cocain, có thể gây nên tình trạng co thắt mạch vành

Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng mắc COVID-19 đôi khi cũng có thể gây tổn thương tim và dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.

Các biến chứng nhồi máu cơ tim thường gặp 

Nhiều người băn khoăn ”Nhồi máu cơ tim có nguy hiểm không?”. Câu trả lời là có. Cơn nhồi máu cơ tim không những nguy hiểm mà nó có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe về sau. Trong đó các biến chứng nguy hiểm nhất của nhồi máu cơ tim bao gồm:

  • Rối loạn nhịp tim: Các tín hiệu điều khiển tim bị gián đoạn, dẫn đến nhịp tim bất thường, nhiều trường hợp rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến tử vong.
  • Suy tim: Một cơn nhồi máu cơ tim có thể gây tổn thương tim khiến cho phần cơ tim còn lại không thể bơm đủ máu. Suy tim có thể là tạm thời hoặc có thể là bệnh mãn tính.
  • Ngừng tim: Các cơn nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ ngừng tim đột ngột, có thể gây tử vong nếu không được điều trị ngay kịp thời.

Nhồi máu cơ tim không những nguy hiểm mà còn để lại nhiều hệ lụy khôn lường

Nhồi máu cơ tim không những nguy hiểm mà còn để lại nhiều hệ lụy khôn lường

Cách xử trí, sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp 

Khi gặp phải cơn nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh cũng như là người thân cần biết cách xử trí và sơ cứu như sau:

Đối với người bệnh

  • Điều đầu tiên cần thực hiện là dừng mọi hoạt động, thay đổi tư thế chuyển sang ngồi hoặc nằm tại vị trí gần nhất có chỗ để tựa lưng hoặc đầu.
  • Giữ bình tĩnh tránh căng thẳng, thả lỏng cơ thể, hít thở nhẹ nhàng bằng mũi.
  • Nhanh chóng tìm kiếm sự giúp đỡ từ một ai đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu 115.
  • Sử dụng các loại thuốc được bác sĩ kê như thuốc nitroglycerin xịt/ngậm dưới lưỡi hoặc aspirin 150 - 325 mg. Với Nitroglycerin, chỉ được dùng tối đa 3 lần trong vòng 15 phút, mỗi lần cách nhau 5 phút.
  • Không được tự ý sử dụng dầu gió hay uống nước gừng.

Đối với người thân

  • Nới lỏng quần áo cho người bệnh và đưa họ đến vị trí thích hợp có chỗ ngồi hoặc nằm.
  • Nếu bệnh nhân rơi vào trạng thái bất tỉnh hãy đặt họ nằm xuống mặt phẳng, móc dị vật hoặc đờm dãi trong miệng, thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo hay ép tim lồng ngực.
  • Gọi xe cấp cứu hoặc nhờ ai đó xung quanh gọi hộ.
  • Giúp người bệnh bình tĩnh tránh để họ căng thẳng.

Hãy nhanh chóng gọi cấp cứu nếu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim

Hãy nhanh chóng gọi cấp cứu nếu nghi ngờ bị nhồi máu cơ tim

Điều trị nhồi máu cơ tim như thế nào? 

Việc điều trị nhồi máu cơ tim sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như: tình trạng của bệnh nhân, thời gian nhập viện, điều kiện cơ sở vật chất.

Điều trị nhồi máu cơ tim tại bệnh viện 

Sau quá trình đánh giá tình trạng, người bệnh sẽ được chỉ định nằm cố định tại giường, thở oxy, một số trường hợp bệnh nhân bị suy hô hấp cần phải đặt nội khí quản và cho thở máy. 

Sau đó, người bệnh sẽ được cho sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Aspirin có thể dùng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch, Clopidogrel,Ticagrelor...
  • Thuốc chống đông: Enoxaparin (Heparin trọng lượng phân tử thấp), Heparin không phân đoạn, Bivalirudin, Fondaparinux…
  • Thuốc ức chế thụ thể Glycoprotein IIb/IIIa của tiểu cầu như Eptifibatide, Tirofiban…
  • Giảm đau bằng morphin: Morphin tiêm TM có thể được sử dụng cho những cơn đau ngực liên tục do thiếu máu cơ tim cục bộ dù đã dùng thuốc chống thiếu máu cơ tim ở liều cao nhất nhưng không hiệu quả.
  • Một số thuốc hạ huyết áp, hạ nhịp tim như thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc  chẹn  kênh  calci, thuốc ức chế ACE...

Các phương pháp can thiệp khác như đặt stent mạch vành hay phẫu thuật cầu nối chủ - vành có thể được tiến hành trong trường hợp bệnh nhân nhập viện trễ sau 12-24h hoặc bị sốc tim, có triệu chứng thiếu máu, loạn nhịp.

Đôi khi người bị nhồi máu cơ tim sẽ phải can thiệp để bảo toàn tính mạng

Đôi khi người bị nhồi máu cơ tim sẽ phải can thiệp để bảo toàn tính mạng

Điều trị lâu dài lúc ra viện và sau khi ra viện

Nhồi máu cơ tim có thể tái phát nhiều lần. Do đó sau khi ra viện, bên cạnh việc tuân thủ sử dụng thuốc theo chỉ định, người bệnh cũng như là người thân trong gia đình cần:

  • Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn: ăn nhiều trái cây và rau quả; các loại hạt, đậu, ngũ cốc; thịt nạc, cá, gia cầm bỏ da; sử dụng dầu thực vật thay cho mỡ động vật trong nấu ăn...
  • Bỏ thuốc lá, rượu bia cũng như các loại đồ uống có gas không tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì thói quen tập thể dục với các bài tập nhẹ nhàng như đạp xe đạp, đi bộ, bơi. Trước mỗi lần luyện tập, người bệnh nên khởi động kỹ trước 15 phút để cơ thể bắt nhịp được với cường độ tập. Mỗi ngày dành từ 30 đến 40 phút.

Một số sản phẩm chứa thành phần là thảo dược Đan sâm, Hoàng đằng, Cao Natto, chiết xuất Thông Dahurian… cũng có hiệu quả trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các cơn nhồi máu cơ tim, tăng cường chức năng cho tim, tăng cường khả năng lưu thông máu và hạn chế các mảng xơ vữa. Bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm này để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm: Thông Dahurian - Món quà vô giá cho trái tim khỏe

Giải đáp câu hỏi về bệnh nhồi máu cơ tim 

Dưới đây là phần giải đáp các câu hỏi thắc mắc liên quan đến nhồi máu cơ tim mà người bệnh đã gửi về cho chúng tôi.

Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?

Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ, khoảng 68,4% nam giới và 89, 8% phụ nữ vẫn sống được 10 đến 14 năm hoặc lâu hơn sau cơn nhồi máu đầu tiên của họ, 27,3% nam giới và 4,3% nữ giới sống được thêm 20 năm hoặc lâu hơn.

Tuy nhiên càng bị nhiều cơn nhồi máu cơ tim, tuổi thọ của người bệnh càng bị rút ngắn. Do đó, với những đối tượng có nguy cơ cao bị tái phát nhồi máu cơ tim như người bị huyết áp cao, mỡ máu hay có lối sống không lành mạnh nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa (sử dụng thảo dược và thay đổi lối sống) từ sớm để bảo vệ tuổi thọ của mình.

Người có tiền sử nhồi máu cơ tim cần chủ động phòng ngừa để tránh tái phát

Người có tiền sử nhồi máu cơ tim cần chủ động phòng ngừa để tránh tái phát

Nhồi máu cơ tim có phải đột quỵ? 

Nhồi máu cơ tim không phải đột quỵ. Thứ nhất, nhồi máu cơ tim là tình trạng động mạch vành bị tắc nghẽn dẫn đến cơ tim thiếu hụt các chất dinh dưỡng và oxy. Khiến cho tim bị hoại tử, chức năng bơm máu của tim không còn hoạt động như trước nữa.

Khác với nhồi máu cơ tim, đột quỵ xảy ra lượng máu đến não bị gián đoạn hoặc bị giảm dẫn đến tình trạng nhu mô não thiếu oxy, dinh dưỡng. Nếu điều trị, các tế bào não bắt đầu chết sau vài phút.

Nhồi máu cơ tim thường gặp ở độ tuổi nào?

Nam giới từ 45 tuổi trở lên và nữ giới từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng bị nhồi máu cơ tim hơn nam giới và nữ giới trẻ hơn.

Chăm sóc bệnh nhân nhồi máu cơ tim như thế nào? 

Chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng quan trọng không kém việc điều trị. Bởi nếu chăm sóc sức khỏe không đúng cách sẽ khiến cho bệnh nhân không những không hồi phục tốt mà còn kéo theo bệnh tình nặng thêm.

Vì vậy, để giúp cho bệnh nhân hồi phục sức khỏe  sau cơn nhồi máu cơ tim, người bệnh cũng như người thân trong gia đình cần chú ý:

  • Thực hiện một lối sống lành mạnh: Ăn uống khoa học, thường xuyên tập thể dục.
  • Điều trị tốt các bệnh nền có sẵn ở người bệnh đặc biệt là những bệnh có liên quan mật thiết đến tim mạch như tiểu đường, huyết áp.
  • Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của bản thân.
  • Luôn luôn sống vui vẻ tích cực.

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể điều trị và phòng ngừa. Ngay từ bây giờ bạn hãy áp dụng các lời khuyên trong bài viết để giảm rủi ro cho mình. Nếu có băn khoăn nào cần giải đáp về nhồi máu cơ tim, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org, nhs.uk, webmd.com, bhf.org.uk, aafp.org, ahajournals.org, ajconline.org

ITK-1112-08.jpg