Chủ quan với cơn đau ngực trái có thể dẫn đến những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Để biết rõ những nguyên nhân nào gây đau ngực trái? Cách xử trí khi bị đau ngực trái là gì? Khi nào cần gọi cấp cứu? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Không nên chủ quan với tình trạng đau ngực trái

Không nên chủ quan với tình trạng đau ngực trái

Nguyên nhân gây đau ngực trái và dấu hiệu nhận biết

Đau ngực trái có thể là triệu chứng của các bệnh lý tim mạch (bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, phình tách động mạch chủ...), bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, đau cơ hoặc căng thẳng lo lắng. Với mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có những dấu hiệu đi kèm khác nhau.

Do bệnh lý tim mạch

Các cơn đau ngực trái do bệnh lý tim mạch thường nguy hiểm và cần được chú ý nhiều hơn. Dưới đây là một số bệnh lý tim mạch thường gây đau ở vùng ngực trái:

  • Bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim: Đây là nguyên nhân gây đau ngực trái phổ biến nhất trong các bệnh lý tim mạch. Khi các động mạch vành bị tắc hẹp do mảng xơ vữa hoặc co thắt vành, người bệnh sẽ có biểu hiện đau thắt, nặng, cảm giác như bị ép chặt, bỏng rát vùng ngực.

Đau thắt ngực do bệnh mạch vành có thể xuất hiện khi tập thể dục, phấn khích hoặc đau khổ quá mức (đau thắt ngực ổn định) hoặc ngay cả khi cơ thể đang ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định). Ngoài biểu hiện đau, người bệnh thường có thêm các dấu hiệu khác như khó thở, mệt mỏi, tim đập nhanh...

  • Nhồi máu cơ tim: Tình trạng này xảy ra khi cho cơ tim bắt đầu chết dần đi vì không nhận đủ lượng máu cần thiết. Đau do nhồi máu cơ tim thường dữ dội hơn và đi kèm với các triệu chứng khác như đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt, buồn nôn. Đau có thể lan đến cánh tay, vai, hàm hoặc lưng. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đưa đến tổn thương tim vĩnh viễn hoặc nặng hơn là tử vong. 
  • Bệnh lý tim mạch khác: Ngoài 2 nguyên nhân chủ yếu gây đau thắt ngực còn có những nguyên nhân khác liên quan đến bệnh lý tim mạch cũng gây đau ngực trái như: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, bệnh cơ tim phì đại, bệnh van tim, bóc tách động mạch chủ. 

Nguyên nhân do tim mạch luôn được ưu tiên nghĩ đến khi bị đau ngực trái

Nguyên nhân do tim mạch luôn được ưu tiên nghĩ đến khi bị đau ngực trái

Do vấn đề tiêu hóa

Theo các chuyên gia, các vấn đề về tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày… cũng là nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh bị đau ngực trái.

  • Trào ngược dạ dày thực quản GERD: Hay còn gọi là trào ngược axit, ợ nóng, xảy ra khi các chất trong dạ dày bao gồm cả axit đi ngược lại cổ họng. Đặc điểm của cơn đau ngực do trào ngược dạ dày là thường bắt đầu từ giữa ngực sau đó lan sang 2 bên, kèm theo cảm giác nóng rát. Một số trường hợp, bạn có thể cảm thấy bị siết nhẹ ở vùng trên ngực, cổ họng do co thắt thực quản. 
  • Loét dạ dày: Đau ngực trái cũng có thể xảy ra khi thành dạ dày bị axit trong đường tiêu hóa ăn mòn tạo thành các vết loét gây đau. Loại đau này có thể bị nhầm lẫn là đau tim do 2 cơ quan này ở gần nhau. Cảm giác đau có thể thuyên giảm sau khi bạn ăn nhưng sẽ tăng nặng nếu đó là bữa ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Ngoài ra, cơn đau thường đi kèm cảm giác khó chịu, đầy bụng, buồn nôn và nôn. 
  • Các bệnh thực quản: Ví dụ như rối loạn co bóp thực quản, thực quản quá mẫn, vỡ hoặc thủng thực quản cũng có thể gây đau tức ngực bên trái. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý này không quá điển hình, trừ trường hợp bị vỡ, thủng thực quản. Khi này bạn sẽ thấy đau ngực đột ngột, dữ dội sau khi nôn.
  • Sỏi mật: Đôi khi sự hiện diện của sỏi trong túi mật cũng có thể dẫn đến đau ngực. Đặc điểm của đau ngực do vấn đề về túi mật là đau cả ở vùng hạ sườn phải, đau từ bụng lan ra. Cơn đau thường xuất hiện sau các bữa ăn giàu chất béo, ban đêm và đi kèm chướng bụng, đầy trướng, buồn nôn...

Trào ngược dạ dày là một trong những lý do phổ biến gây đau ở ngực

Trào ngược dạ dày là một trong những lý do phổ biến gây đau ở ngực

Các nguyên nhân khác

  • Do bệnh hô hấp: Các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn hoặc nhiễm trùng phổi cũng có thể gây đau ngực trái. Đối với đau ngực trái do hô hấp, bạn sẽ cảm thấy đau khi ho hoặc ngay cả khi thở, đặc biệt là đau ngực trái khi hít sâu. Đau có thể đi kèm với khó thở, khạc đờm hoặc là ho ra máu.
  • Do đau cơ: Đau nhức cơ bắp vùng ngực là một tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là đối với những người thường xuyên chơi thể thao hoặc tập thể hình. Đau thường xảy ra sau khi hoạt động thể lực mạnh, sau khi ho, nâng một vật nặng hoặc khi quay người về phía sau. Đau cũng có thể nặng hơn khi hít sâu.
  • Đau do căng thẳng, lo lắng: Khi căng thẳng hay lo lắng quá mức sẽ làm co thắt cơ xung quanh xương sườn và tăng nhịp tim. Sự kết hợp này gây ra cảm giác căng tức và khó chịu ở vùng ngực. Đau ngực trái do căng thẳng, lo âu thường đi kèm với các triệu chứng khác như thở nhanh, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, buồn nôn và cơn đau sẽ hết khi bạn thư giãn. 

Nếu bạn đang băn khoăn không biết tình trạng đau ngực trái của mình do nguyên nhân nào gây ra, hãy gọi ngay cho chuyên gia để được tư vấn trực tiếp.

ITK-219.png

Xử trí cơn đau ngực trái như thế nào?

Khi có cơn đau ngực trái xuất hiện, điều đầu tiên bạn cần làm là dừng hết các hoạt động, nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu nhận thấy cơn đau không thuyên giảm hoặc có dấu hiệu tăng nặng hơn cần gọi cấp cứu ngay.

Trường hợp cơn đau giảm hoặc biến mất khi nghỉ ngơi, bạn cũng nên bố trí đi khám sớm để được xác định nguyên nhân chính xác. Biết được nguyên nhân càng sớm, bạn sẽ có biện pháp xử trí cơn đau triệt để, tránh rủi ro nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng.

Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm như điện tâm đồ, X quang ngực, chụp CT, siêu âm tim, chụp mạch vành, xét nghiệm máu… để chẩn đoán nguyên nhân gây đau ngực. Sau đó tùy vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị riêng nhằm giảm cơn đau ngực lâu dài.

Nguyên nhân đau ngực trái khác nhau, cách điều trị sẽ khác nhau

Nguyên nhân đau ngực trái khác nhau, cách điều trị sẽ khác nhau

Với bệnh lý tim mạch

Nếu nguyên nhân gây đau vùng ngực trái là do bệnh tim mạch, bạn sẽ cần điều trị bằng các cách sau:

  • Sử dụng thuốc: Điển hình như các thuốc như giãn mạch nitrat (nitroglycerin), thuốc chẹn beta (atenolol, propranolol), thuốc chẹn canxi (nifedipin, amlodipin), thuốc kháng kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel).
  • Thay đổi lối sống: Bổ sung rau xanh, các loại trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày, hạn chế dầu mỡ, đồ chiên rán, nhiều muối đường; tập thể dục thường xuyên; ngủ đủ giấc, giảm căng thẳng stress, hạn chế rượu bia, bỏ thuốc lá.
  • Bổ sung các thảo dược hỗ trợ: Những thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng hay thông Dahurian đã được chứng minh có tác dụng giúp giảm cơn đau thắt ngực do bệnh tim mạch hiệu quả. Bạn có thể sử dụng các thảo dược này dưới dạng viên uống hỗ trợ nhưng nên chọn các viên uống có kiểm chứng lâm sàng để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Can thiệp phẫu thuật: Giải pháp này thường chỉ áp dụng khi bạn không đáp ứng với thuốc và các cách điều trị không dùng thuốc khác. Các can thiệp phẫu thuật này bao gồm: nong mạch vành đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch, sửa chữa/ thay thế van tim...

Với bệnh tiêu hóa

Bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn một số thuốc kháng axit (Phosphalugel, Yumangel, Maalox), thuốc giảm tiết acid (cimetidin, ranitidine….), thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansoprazol, pantoprazol…)... để xử trí căn nguyên bệnh.

Ngoài ra, một số lời khuyên dưới đây cũng sẽ hữu ích cho bạn:

  • Uống trà gừng hoặc trà hoa cúc.
  • Uống nước ép khoai tây nguyên chất khi đói.
  • Không ăn quá no, không nằm ngay sau ăn.
  • Hạn chế sử dụng các đồ ăn cay, nóng, rượu bia, nhiều dầu mỡ.
  • Giảm căng thẳng, stress, tránh thức khuya.

Một số thuốc kháng axit trên thị trường

Một số thuốc kháng axit trên thị trường

Với nguyên nhân khác

  • Đối với nguyên nhân về hô hấp, bác sĩ sẽ cho bạn sử dụng thuốc giảm đau, thở oxy nêu cần thiết sau đó sẽ làm các thủ thuật can thiệp khác tùy thuốc vào nguyên nhân gây bệnh.
  • Đau ngực do căng cơ, cách tốt nhất để giảm đau là nghỉ ngơi và chườm lạnh vào vùng bị đau.
  • Đau ngực do căng thẳng, bạn nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, uống trà, giải trí nhẹ nhàng để giảm căng thẳng. Nếu tình trạng tức ngực không thuyên giảm sau 30 phút hoặc trở nặng hơn, bạn nên đi khám để đảm bảo an toàn. 
  • Đau ngực do vấn đề túi mật: Chườm ấm, nằm nghiêng cong gập chân sát với bụng, uống nước ấm với vài giọt giấm táo, dùng Paracetamol có thể hữu ích cho bạn. Nếu cơn đau vẫn kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn theo thời gian, bạn nên đến bệnh viện để có phương án điều trị thích hợp.

Đau ngực trái khi nào là nguy hiểm, cần gọi cấp cứu?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

  • Cơn đau trở nên dữ dội và tồi tệ hơn trước
  • Cơn đau kéo dài hơn 15 phút
  • Đau không thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc dùng nitroglycerin
  • Đau lan xuống cánh tay, vai, cổ, hàm hoặc lưng
  • Đau kèm vã mồ hôi lạnh, buồn nôn/nôn, khó thở, choáng váng dữ dội

Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có khả năng cao bị nhồi máu cơ tim đe dọa tính mạng. Trong lúc chờ cấp cứu, bạn cần dừng mọi hoạt động, ngồi nghỉ ngơi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, nới lỏng quần áo, cà vạt và hít thở nhẹ nhàng để bình ổn tâm lý. Ngoài ra lưu ý không uống nước gừng, xoa dầu dù bị vã mồ hôi lạnh hay ớn lạnh

Đau ngực trái là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau, nguy hiểm nhất là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Hy vọng với những cách xử trí cơn đau kể trên bạn có thể giảm thiểu tác hại của đau ngực trái mang lại.

Nếu cần thêm thông tin về tình trạng đau ngực trái hay bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác, liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp.

ITK-219.png

Tài liệu tham khảo 

https://www.webmd.com/pain-management/guide/whats-causing-my-chest-pain

https://www.uab.edu/news/health/item/11163-chest-pain-it-s-not-always-a-matter-of-the-heart

https://www.tuasaude.com/en/chest-pain/

https://www.uptodate.com/contents/chest-pain-beyond-the-basics

https://www.healthdirect.gov.au/chest-pain

https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21209-chest-pain