Những triệu chứng bệnh mạch vành trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phát hiện sớm căn bệnh này, từ đó giảm thiểu nguy cơ gặp các biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột tử.

Triệu chứng bệnh mạch vành: Cách nhận biết và điều trị!

Triệu chứng bệnh mạch vành: Cách nhận biết và điều trị!

Bệnh mạch vành xuất hiện khi có một hay nhiều nhánh của động mạch vành bị hẹp lại. Các động mạch vành có chức năng cung cấp máu, chất dinh dưỡng và oxy cho cơ tim. Do đó, khi lòng mạch thu hẹp, lưu lượng máu đến tim giảm sẽ biểu hiện ra ngoài bằng các triệu chứng.

7 triệu chứng bệnh mạch vành điển hình

Trong giai đoạn đầu, bệnh mạch vành có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng khi lưu lượng máu đến cơ tim bị giảm nhiều, người bệnh có thể gặp một số hoặc tất cả 7 triệu chứng dưới đây: 

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực là triệu chứng điển hình và dễ nhận biết nhất của bệnh động mạch vành.

Đặc điểm: Đau như thắt chặt, bóp nghẹt hoặc đè nặng sau xương ức, đôi khi người bệnh có thể chỉ cảm thấy khó chịu, nóng rát, tê ở vùng ngực. Vị trí đau hay gặp là ngực trái, sau xương ức, có thể lan ra các vùng xung quanh như (vai, hàm, cánh tay...).

Tùy theo loại đau thắt ngực mà thời gian đau và hoàn cảnh xuất hiện cơn đau sẽ khác nhau:

  • Đau thắt ngực ổn định: Cơn đau thường chỉ kéo dài trong 3 - 5 phút, tối đa không quá 20 phút khi người bệnh hoạt động gắng sức (leo cầu thang, vác vật nặng, đi bộ, chạy bộ quãng đường dài hơn bình thường…). 
  • Đau thắt ngực không ổn định: Thời gian đau có thể kéo dài > 20 phút và xuất hiện ngay cả khi ngơi, khi ngủ.

Nguyên nhân: Do lượng máu đến tim giảm gây mất cân bằng cung cầu oxy cho cơ tim. Cụ thể hơn, đau thắt ngực ổn định thường do mảng xơ vữa ổn định gây ra. Trong khi đau thắt ngực không ổn định thường do mảng xơ vữa bị nứt vỡ, huyết khối và co thắt vành đột ngột gây ra.

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh mạch vành điển hình  Khó thở, hụt hơi

Đau thắt ngực là triệu chứng bệnh mạch vành điển hình

Khó thở, hụt hơi

Đây là dấu hiệu thứ 2 “chỉ điểm” bạn đang có nguy cơ cao bị bệnh mạch vành.

Đặc điểm: Bạn có thể cảm thấy khó thở, thở gấp, thở không ra hơi, nhất là khi làm việc nặng nhọc. Tuy nhiên đôi khi triệu chứng khó thở thường không rõ ràng, người bệnh chỉ thấy hơi ngột ngạt, khó chịu.

Mức độ khó thở thường tăng lên theo tiến triển của bệnh. Ở giai đoạn bệnh mạch vành đã gây biến chứng suy tim, bạn có thể bị khó thở ngay khi làm các việc nhẹ như đi dạo, làm việc vặt trong nhà...

Nguyên nhân: Do lưu lượng máu đến tim giảm làm giảm chức năng bơm máu của tim. Máu kém lưu thông sẽ bị ứ tại phổi gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi.

Nếu bạn đang có những triệu chứng bệnh mạch vành kể trên, hãy liên hệ ngay đến chuyên gia tim mạch theo số 0981 238 219 để được tư vấn giải pháp cải thiện hiệu quả nhất!

ITK-219.png​​​​​

Khó chịu ở hàm, vai, tay

Đây cũng là một triệu chứng bệnh mạch vành, thường xuất hiện ở phụ nữ và người bệnh tiểu đường.

Triệu chứng: Người bệnh cảm thấy đau, khó chịu ở các vùng xung quanh ngực như vai, cánh tay, hàm. Đôi khi dấu hiệu này còn được mô tả rõ rệt hơn cả cơn đau ngực.

Nguyên nhân: Do lưu lượng máu đến tim giảm gây khó chịu ngực lan ra các vùng xung quanh. 

Chóng mặt, mệt mỏi

Khi chức năng mạch vành suy giảm, người bệnh cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt. Biểu hiện này đôi khi còn xuất hiện trước khi cơn đau thắt ngực xảy ra.

Đặc điểm: Người mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống, không làm việc được lâu, chóng mặt, hoa mắt, cảm thấy đồ vật xung quanh quay tròn. Triệu chứng này thường xuất hiện khi làm việc gắng sức, leo cầu thang hoặc sau bữa ăn no.

Nguyên nhân: Tắc hẹp mạch vành khiến tim và các cơ quan khác không nhận đủ oxy, gây ra tình trạng mệt mỏi. Với chóng mặt, triệu chứng này là do thiếu oxy lên não.

Mệt mỏi, chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành

Mệt mỏi, chóng mặt cũng có thể là dấu hiệu bệnh mạch vành

Đổ mồ hôi

Triệu chứng này thường xuất hiện cùng lúc với cơn đau thắt ngực. Nếu thấy vừa bị đau ngực dữ dội, vừa đổ mồ hôi, khó thở, bạn cần cảnh giác. Bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim.

Đặc điểm: Người vã mồ hôi, ớn lạnh (đổ mồ hôi lạnh) 

Nguyên nhân: Do trong cơn đau, hệ thần kinh giao cảm điều khiển việc tiết mồ hôi bị kích thích.

Rối loạn tiêu hóa 

Rất ít người bệnh liên tưởng những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường này là dấu hiệu của bệnh mạch vành. Nhưng thực tế không ít người bệnh mạch vành gặp dấu hiệu này bên cạnh các triệu chứng điển hình như đau ngực, mệt mỏi, khó thở.

Đặc điểm: Người bệnh mạch vành có thể thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ nóng. Các triệu chứng này thường xuất hiện sau các bữa ăn no hoặc nếu người bệnh nằm, vận động mạnh ngay sau khi ăn.

Nguyên nhân: Lưu lượng máu đến mạch vành giảm làm giảm lưu lượng máu đến ruột. Do đó, thức ăn không được tiêu hóa đúng cách.

Rối loạn nhịp tim 

Dấu hiệu này gặp ở khá nhiều người bệnh mạch vành.

Đặc điểm: Tim đập nhanh bất thường, hồi hộp, trống ngực, cảm giác như có ngựa phi trong lồng ngực. Triệu chứng này thường đi kèm cảm giác bồn chồn, lo lắng.

Nguyên nhân: Tình trạng tắc hẹp lòng mạch khiến cho tim bị giảm tưới máu, thiếu oxy, làm thay đổi xung động và dẫn truyền thần kinh tim. Hậu quả là gây rối loạn nhịp tim

Bệnh mạch vành có thể gây triệu chứng rối loạn nhịp tim

Bệnh mạch vành có thể gây triệu chứng rối loạn nhịp tim

Các xét nghiệm cần làm khi gặp triệu chứng bệnh mạch vành

Để xác định chính xác các triệu chứng trên là do bệnh mạch vành gây ra, bác sĩ sẽ hỏi thêm về tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ như: tuổi tác, thừa cân béo phì, thói quen hút thuốc lá, các bệnh nền như huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn mỡ máu… Sau đó, bạn sẽ được làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.

Dưới đây là một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác bệnh mạch vành thường được sử dụng: 

  • Điện tâm đồ ECG
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)
  • Chụp động mạch vành
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu

Giải pháp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh mạch vành

Khi các triệu chứng của bệnh mạch vành tim xuất hiện, người bệnh cần phải ngưng ngay các hoạt động gắng sức, nghỉ ngơi, thư giãn. Trường hợp đau ngực, khó thở nặng, bạn có thể cần sử dụng đến thuốc giãn mạch nhanh (Nitroglycerin dạng xịt hoặc đặt dưới lưỡi) để cắt cơn.

Sau đó bạn cần đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác. Khi đã được chẩn đoán chính xác, những giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn giảm và ngăn chặn các triệu chứng lâu dài:

  • Thay đổi lối sống: Người bệnh mạch vành sẽ cần bỏ thuốc lá, hạn chế căng thẳng, stress, ăn đồ ăn tốt cho hệ tim mạch (ít muối, ít cholesterol, ít đường), luyện tập thể dục nhẹ nhàng, giảm cân nếu thừa cân.
  • Sử dụng thuốc: Nhiều loại thuốc khác nhau được sử dụng trong điều trị bệnh mạch vành bao gồm thuốc chẹn beta (Clopidogrel, Ticagrelor), thuốc chẹn canxi (Amlodipin, Verapamil), thuốc ức chế men chuyển ACE (Enalapril, Captopril, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II (Azilsartan, Losartan), thuốc mỡ máu (Lovastatin, Simvastatin), thuốc chống đông Aspirin...
  • Sử dụng thảo dược: Người bệnh nếu phối hợp từ sớm thuốc điều trị với các giải pháp hỗ trợ từ thảo dược, hiệu quả kiểm soát triệu chứng bệnh mạch vành sẽ tốt hơn rất nhiều. Nhờ đó, người bệnh có thể cảm thấy nhẹ nhõm hơn, giảm rõ rệt cơn đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, ngăn ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Hiện nay, để lựa chọn giải pháp hỗ trợ từ thảo dược tốt nhất cho người bệnh mạch vành, các sản phẩm thảo dược đó cần được nghiên cứu lâm sàng chứng minh hiệu quả. Nếu kết quả được đăng tải trên cả tạp chí quốc tế, đó sẽ là một minh chứng rõ nét để người bệnh yên tâm sử dụng.

Trên đây là toàn bộ thông tin về triệu chứng bệnh mạch vành cũng như cách xử trí sau khi xuất hiện triệu chứng. Để được tư vấn cụ thể, hãy liên hệ tới chuyên gia tim mạch của chúng tôi theo số sau:

ITK-219.png

Tham khảo: mayoclinic.org, medicalnewstoday.com, webmd.com