Hằng năm, có hơn 500.000 ca tử vong vì nhồi máu cơ tim. Đây là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm và cần phải sơ cứu đúng cách thì mới bảo vệ được tính mạng của người bệnh. Dưới đây là hướng dẫn các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim cấp giúp giảm nguy cơ tử vong mà ai cũng nên biết.
Biết cách sơ cứu nhồi máu cơ tim sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong
Khi nào cần sơ cứu nhồi máu cơ tim?
Người bệnh cần tiến hành sơ cứu ngay khi có các dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp sau:
- Đau thắt ngực: Đây là triệu chứng hay gặp nhất của cơn nhồi máu cơ tim cấp. Người bệnh sẽ đau thắt ở ngực như có vật nặng đè lên lồng ngực, bóp chặt lấy tim và cảm thấy đau nhói, bỏng rát như kim châm... Cơn đau sẽ xuất hiện liên tiếp ở giữa ngực và có thể nặng dần lên, lan ra sau lưng, lên cổ, hàm, vai, cánh tay trái hoặc cả hai tay. Thời gian kéo dài các cơn đau thường hơn 30 phút. Trường hợp nếu cơn đau xuất hiện bất chợt khi nghỉ ngơi và ngày càng dữ dội, đây cũng là dấu hiệu bạn cần cảnh giác.
- Khó thở, vã mồ hôi: Khó thở có thể xảy ra trước hoặc cùng lúc với cơn đau thắt ngực và kèm theo hiện tượng vã mồ hôi.
- Các dấu hiệu khác: Một số người bệnh có thể không xuất hiện đau ngực mà có những triệu chứng khác như cảm thấy rất khó chịu vùng lồng ngực, mệt mỏi, hồi hộp, đau thượng vị, buồn nôn, nôn, rối loạn tri giác… Đặc biệt ở những người bệnh lớn tuổi có bệnh nền đái tháo đường có thể xuất hiện các dấu hiệu xấu hơn như rối loạn nhịp, tăng hoặc hạ huyết áp quá mức...
Đau thắt ngực kéo dài là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp, cần sơ cứu ngay
Các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim tại nhà đúng cách
Dưới đây là các bước sơ cứu nhồi máu cơ tim tại nhà mà ai cũng nên biết.
Với người bệnh
Nếu phát hiện những dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh hãy:
- Dừng ngay mọi hoạt động và công việc đang làm, di chuyển lại khu vực an toàn, thoáng mát để nghỉ ngơi.
- Ngồi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, co đầu gối và dựa vào tường (tạo một 75 độ với mặt đất).
- Thực hiện buông thả lỏng hai tay, nhắm mắt lại và tập hít thở nông bằng mũi, không cố hít sâu hay không nín thở để tránh bị căng thẳng và làm tăng gánh nặng cho tim. Nếu bạn có khoác áo ngoài hay mang cà vạt, khăn quàng cổ thì hãy cởi và nới rộng ra để thông thoáng đường thở.
- Nếu có mang theo thuốc Nitroglycerin hoặc Aspirin 150 - 325 mg mà bác sĩ kê trước đó thì có thể nhai luôn một viên để giảm cơn đau thắt ngực và phòng cục máu đông.
- Nhanh chóng quan sát và kêu gọi người xung quanh hỗ trợ gọi xe cấp cứu hay đưa bạn đến bệnh viện gần nhất để kịp thời cấp cứu.
Gọi ngay xe cấp cứu 115 khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim
Với người xung quanh
Khi quan sát thấy người bệnh có những dấu hiệu nhồi máu cơ tim cấp như đau thắt ngực, khó thở, chóng mặt, lạnh chân tay, vã mồ hôi…, bạn hãy:
- Gọi ngay xe cấp cứu 115 để đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Nếu người bệnh còn tỉnh hãy, hãy hỗ trợ người bệnh di chuyển lại khu vực an toàn, thoáng mát để nghỉ ngơi.
- Đặt họ ngồi hoặc nằm theo tư thế nửa nằm nửa ngồi, co đầu gối và dựa vào tường. Liên tục trấn an người bệnh và kêu họ tập trung hít thở đều.
- Hỏi thăm người bệnh về thuốc giảm đau thắt ngực mang theo. Nếu người bệnh có sẵn aspirin hoặc nitroglycerin...được bác sĩ cho uống theo đơn thì hãy nói họ uống thuốc ngay.
- Tiếp tục theo dõi tình hình chờ xe cấp cứu tới.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp người bệnh bất tỉnh và hô hấp yếu thì bạn phải thực hiện hô hấp nhân tạo ngay:
- Để người bệnh nằm lên một mặt phẳng cứng và kê cao cổ để đầu, quỳ gối phía bên trái của người bệnh.
- Kiểm tra đường thở và xem bên trong đường thở có dị vật không.
- Thực hiện ép tim, đặt 2 bàn tay lên trước tim (khoảng giữa 2 núm vú - khoang liên sườn 4 – 5 bên trái) và dùng toàn lực ép mạnh vuông góc, sâu xuống 1/3 lồng ngực rồi thả lỏng tay. Lặp lại động tác này liên tục 100 lần/phút để tăng co bóp tim.
- Nâng cằm và bịt mũi người bệnh rồi dùng miệng của mình lấy hơi và thổi vào miệng người bệnh nhiều lần. Nhớ quan sát kỹ dấu hiệu lồng ngực nâng lên.
- Thực hiện liên tiếp 5 chu kỳ trong vòng 2 phút, với mỗi chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thở.
Thực hiện hô hấp nhân tạo khi người bệnh bất tính và hô hấp yếu
Lưu ý cần nhớ khi sơ cứu nhồi máu cơ tim
Ngoài việc phải biết cấp cứu nhồi máu cơ tim tại nhà đúng cách, người bệnh cũng nên ghi nhớ các lưu ý sau khi tiến hành sơ cứu:
- Bản thân người bệnh hay người sơ cứu phải giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng hốt để thực hiện đúng các bước sơ cứu khi bị nhồi máu cơ tim cấp.
- Khi cho người bệnh ngồi, có thể đặt đệm phía sau hay gối dưới đầu lúc hô hấp nhân tạo.
- Nhanh chóng đưa đến bác sĩ để được điều trị ngay, không nên để quá trễ sau 15 phút.
- Khi dùng Nitroglycerin, nếu dạng viên ngậm thì bạn hãy ngậm dưới lưỡi. Nếu là dạng Nitroglycerin xịt dưới lưỡi thì xịt 2 lần liên tiếp. Nếu sau 5 phút mà cơn đau ngực vẫn chưa đỡ có thể dùng thêm một liều nữa.
- Không cho nạn nhân uống aspirin nếu họ dưới 16 tuổi.
- Tuyệt đối không sử dụng bất kỳ thuốc giảm đau nào hay thực hiện cạo gió, bắt gió cho người bệnh.
- Không được cho người bệnh ăn hay uống gì, tránh dị vật đường thở.
Cách phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim tái phát
Cơn nhồi máu cơ tim có thể xuất hiện nhiều lần với mức độ rủi ro ngày càng tăng. Vì thế để phòng ngừa các cơn nhồi máu cơ tim tái phát, người bệnh cần thực hiện các biện pháp sau:
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá và hạn chế uống rượu bia.
- Kiểm soát tốt các chỉ số sức khỏe như huyết áp, cholesterol, cân nặng
- Theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường...
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều thịt gà, cá, trái cây tươi và rau quả và ngũ cốc, hạn chế chất béo bão hòa, thịt đỏ và đường.
- Sử dụng các sản phẩm thảo dược có tác dụng tăng cường chức năng tim, ngăn ngừa cục máu đông. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện về hiệu quả và độ an toàn để tránh “tiền mất tật mang”.
Nhồi máu cơ tim là biến chứng tim mạch nguy hiểm với tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được cấp cứu kịp thời. Sơ cứu nhồi máu cơ tim đúng cách tại nhà sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ tử vong cho người bệnh trong khi chờ xe cấp cứu đến. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên chú ý thực hiện thêm các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cơn nhồi máu cơ tim tái phát
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng gì về cách sơ cứu nhồi máu cơ tim hay phòng ngừa biến cố này, bạn hãy liên hệ ngay đến số 0981 238 219 để được nghe tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành.
Link tham khảo: medlineplus, mayoclinic, sja.org, soyte.namdinh, kcb