Suy tim độ 1 được đánh giá là ít nguy hiểm hơn suy tim độ 2, độ 3 hay độ 4 nhưng bệnh thường có xu hướng tiến triển nặng dần theo thời gian. Do đó bạn cần có hiểu biết về bệnh và chủ động điều trị ngay từ giai đoạn này để không chuyển sang cấp độ suy tim cao hơn với những biến chứng nặng hơn.

Hiểu về suy tim độ 1 sẽ giúp bạn giảm rủi ro biến chứng trong tương lai

Hiểu về suy tim độ 1 sẽ giúp bạn giảm rủi ro biến chứng trong tương lai

Suy tim độ 1 là gì?

Suy tim độ 1 là mức độ nhẹ nhất, giai đoạn đầu trong 4 cấp bậc phân loại suy tim của Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA). Ở giai đoạn này, người bệnh không bị hạn chế vận động, khi vận động không gặp các dấu hiệu của suy tim như mệt mỏi, khó thở hay hồi hộp.

Ở các mức độ 2 và 3, tình trạng khó thở, mệt mỏi, hồi hộp, đau ngực sẽ xuất hiện nhiều hơn khi hoạt động và đến giai đoạn 4, suy tim giai đoạn cuối, các triệu chứng suy tim sẽ biểu hiện ngay cả trong lúc nghỉ ngơi. Do đó người bệnh cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu khi hoạt động để có thể nhận định được tình trạng suy tim hiện tại của bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến suy tim độ 1

Nguyên nhân gây suy tim độ 1 thường là do bệnh động mạch vành - thiếu máu cơ tim, bệnh van tim (hẹp hở van), rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, bệnh cơ tim giãn, viêm cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, biến chứng sau nhồi máu cơ tim… Những nguyên nhân này đều buộc tim phải hoạt động gắng sức để đáp ứng đủ lượng máu cho cơ thể, lâu dần sẽ khiến chức năng tim bị giảm.

Một số trường hợp suy tim cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý mạn tính khác của cơ thể như bệnh tiểu đường, bệnh tự miễn, cường giáp, bệnh tim chu sinh. Ngoài ra uống nhiều rượu cũng làm cơ tim bị yếu đi và gây ra suy tim.

Bệnh suy tim độ 1 có nguy hiểm không?

Suy tim độ 1 là giai đoạn đầu của suy tim, chưa gây ra nhiều nguy hiểm và ít ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người bệnh. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan không có những biện pháp kiểm soát tốt thì suy tim sẽ tiến triển dần sang giai đoạn 2, 3 và 4. Khi này, không chỉ cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng mà người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm như:

Chủ quan với suy tim độ 1, bạn dễ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim

Chủ quan với suy tim độ 1, bạn dễ gặp biến chứng nhồi máu cơ tim

Dấu hiệu bệnh suy tim độ 1 tiến triển nặng

Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo suy tim độ 1 đang chuyển sang cấp độ nặng hơn mà bạn cần lưu ý:

  • Khó thở: Suy tim độ càng cao làm tình trạng khó thở ngày càng rõ ràng hơn khi hoạt động nhẹ và ngay cả khi nghỉ ngơi. Đặc biệt nếu bạn đột ngột thức dậy vào ban đêm và phải lấy lại hơi thở, thì đây là một vấn đề nghiêm trọng vì tim bị yếu và ngừng đập vào đêm, cần được điều trị ngay.
  • Mệt mỏi, yếu tay chân khi hoạt động: Vấn đề này xảy ra khi tim yếu sức nặng, bơm không đủ lượng máu giàu oxy đến các cơ quan, đặc biệt là phần dưới cơ thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, vùng chân sẽ bị yếu đi.
  • Phù ở chân, tăng cân: Đây là tình trạng khi thận nhận đủ máu từ tim, dẫn đến việc không lọc đủ máu, từ đó cơ thể sẽ giữ thêm nước và chất lỏng tập trung xuống phần dưới dễ gây sưng phù.
  • Ho khan: Ho do suy tim có thể xảy ra khi bạn nằm thẳng, tim bơm máu không hiệu quả làm ứ máu tại phổi, rò rỉ vào túi khí gây nên phản xạ ho.
  • Chóng mặt, lú lẫn, dễ ngất xỉu: Tim không bơm đủ máu lên não làm não bị thiếu oxy gây tình trạng say sẩm nhất là khi đứng dậy đột ngột.
  • Nhịp tim nhanh (Đánh trống ngực): Khi lượng máu không đủ, tim phải đập nhanh hơn để đáp ứng nhu cầu gây ra rối loạn nhịp tim.

Nếu thấy khó thở thường xuyên, rất có thể bệnh suy tim độ 1 của bạn đã trở nặng

Nếu thấy khó thở thường xuyên, rất có thể bệnh suy tim độ 1 của bạn đã trở nặng

Người bị suy tim cấp độ 1 sống được bao lâu?

Theo một nghiên cứu năm 2019 của Nicholas R. Jones và các cộng sự, ước tính rằng tỷ lệ sống sót sau 1, 2, 5 và 10 năm của các giai đoạn suy tim lần lượt là 87%, 73%, 57% và 35%. Trong đó tuổi mắc bệnh của người bệnh cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Các báo cáo cho thấy rằng tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người suy tim dưới 65 tuổi là khoảng 78%, trong khi tỷ lệ này chỉ là 49% ở những người 75 tuổi trở lên.

Điều may mắn là các phương pháp điều trị hiện nay có thể giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ. Đặc biệt trong giai đoạn suy tim độ 1, càng kéo dài giai đoạn này, cơ hội sống sót của người bệnh sẽ càng tăng lên.

Nếu bạn đang bị suy tim độ 1, hãy nhấc máy ngay gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để có thể được tư vấn các cách điều trị hiệu quả nhất với tình trạng bệnh của mình.

ITK-219.png

Bệnh suy tim độ 1 có chữa khỏi được không?

Dù là mức độ nhẹ nhất nhưng suy tim độ 1 vẫn khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trì hoãn bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ của người bệnh. 

Ngay khi được chẩn đoán, bạn cần tuân theo các kế hoạch điều trị bao gồm việc dùng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh, dùng thêm sản phẩm hỗ trợ để có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài giai đoạn suy tim của bạn.

Các cách điều trị suy tim độ 1 hiệu quả

Kiên trì và kết hợp đồng thời nhiều giải pháp từ dùng thuốc đến không dùng thuốc (thay đổi lối sống, bổ sung thảo dược) là chìa khóa để điều trị suy tim độ 1 hiệu quả nhất. Cụ thể các phương pháp này như sau:

Điều chỉnh lối sống

Lối sống khoa học sẽ giúp bệnh suy tim độ 1 tiến triển chậm hơn

Lối sống khoa học sẽ giúp bệnh suy tim độ 1 tiến triển chậm hơn

Để xây dựng một lối sống khoa học, người bệnh suy tim độ 1 cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Giữ cân nặng hợp lý: để tránh bị béo phì, theo thông tin của Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết, người bị béo phì thường có nguy cơ cao bị suy tim, đột quỵ.
  • Duy trì các thói quen lành mạnh: Không hút thuốc lá, giảm thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, giữ tinh thần thoải mái, giảm stress sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn.
  • Ăn uống lành mạnh: Ăn nhạt, lượng muối không quá 6g/ngày, ăn nhiều rau quả xanh, trái cây bổ sung thêm vitamin, chất khoáng, giảm ăn các loại thịt đỏ, dầu mỡ, chất béo, tránh các loại thức ăn nhanh, nhiều đường.
  • Tập luyện thường xuyên: Duy trì chế độ luyện tập đều đặn ít nhất là 30-45 phút/ngày. Các bài tập hiệu quả cao cho người suy tim độ 1 như đi bộ, chạy, đạp xe, yoga,... tùy theo mức độ bệnh mà bạn nên điều chỉnh và tăng dần cường độ, thời gian tập luyện sao cho phù hợp với hơi thở và nhịp tim.

Dùng thuốc theo chỉ định

Sử dụng thuốc trong điều trị suy tim độ 1 nhằm giải quyết các nguyên nhân gây ra bệnh, giảm thiểu triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển lên mức độ nặng hơn. Tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ triệu chứng, người bệnh suy tim độ 1 sẽ được kê các loại thuốc khác nhau, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc ức chế men chuyển (ACE), hạ mỡ máu, hạ đường huyết,...

Khi sử dụng thuốc, hiệu quả điều trị có đạt như mong muốn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý thức tuân thủ theo liệu pháp điều trị của người bệnh và các tác dụng phụ của thuốc có thể xảy ra. Người bệnh cần theo dõi triệu chứng và phải liên hệ ngay với bác sĩ khi phát hiện các biểu hiện bất thường. 

Sử dụng thuốc nhằm giảm triệu chứng và ngừa biến chứng ở người suy tim độ 1

Sử dụng thuốc nhằm giảm triệu chứng và ngừa biến chứng ở người suy tim độ 1

Bổ sung thảo dược

Song song với việc tuân thủ điều trị thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên cũng đang là giải pháp được đánh giá có hiệu quả cao trong việc điều trị suy tim độ 1.

Theo nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng trị liệu Canada, việc kết hợp thuốc điều trị cùng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường chức năng tim có thể giúp:

  • Giảm hoặc ngăn chặn các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực tốt hơn.
  • Giảm cholesterol trong máu, tăng cường chức năng tim và giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.
  • Giảm tần suất nhập viện, cải thiện chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa  suy tim tiến triển lên cấp độ nặng hơn.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh tim. Do đó người bệnh nên tìm hiểu kỹ và cân nhắc lựa chọn các sản phẩm có uy tín, có nghiên cứu chứng minh trên lâm sàng để đảm bảo an toàn cho bản thân và có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Suy tim là bệnh rất nguy hiểm và rất khó để phục hồi như bình thường. Do đó người bệnh suy tim độ 1 cần được phát hiện sớm và thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa để có thể làm bệnh không trầm trọng hơn. Nếu bạn có thêm câu hỏi nào về suy tim liên hệ 0981 238 219 để có thể được tư vấn bởi các chuyên gia đầu ngành.

ITK-219.png

Tham khảo: my.clevelandclinic.org, mayoclinic.org, ncbi.nlm.nih.gov, healio.com