Bệnh hẹp van động mạch phổi chiếm 8-10% trong các bệnh lý tim bẩm sinh, làm hẹp dòng máu chảy từ tim đến phổi. Tuy nhiên người lớn vẫn có nguy cơ bị hẹp van bởi biến chứng từ một bệnh lý khác. Khi van hẹp nặng sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho tim. Vì thế bạn cần có những hiểu biết nhất định về bệnh để có thể có những biện pháp phòng ngừa và xử lý hiệu quả.

Hẹp van động mạch phổi là gì?

Hẹp van động mạch phổi là tình trạng van nằm giữa buồng tim dưới bên phải (tâm thất phải) và động mạch phổi bị thu hẹp và biến dạng. Tại van bị hẹp, các nắp van trở nên dày và cứng, làm giảm lượng máu qua van. 

Dựa vào chỉ số chênh áp đỉnh trên siêu âm Doppler tim, bác sĩ sẽ phân hẹp van động mạch phổi thành 3 loại: hẹp nhẹ (chênh áp đỉnh < 36 mmHg), hẹp trung bình (chênh áp đỉnh từ 36 - 64 mmHg) và hẹp nặng (chênh áp đỉnh > 64 mmHg)

Hẹp van động mạch phổi khiến dòng chảy của máu từ tim đến phổi bị cản trở

Hẹp van động mạch phổi khiến dòng chảy của máu từ tim đến phổi bị cản trở

Triệu chứng của hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi nhẹ thường không biểu hiện triệu chứng gì trong thời gian đầu. Người bệnh chủ yếu chỉ gặp một số triệu chứng của hẹp van động mạch phổi khi bệnh tiến triển và trở nên nghiêm trọng như:

  • Đau ngựcmệt mỏi.
  • Cảm giác khó thở rõ ràng sau khi gắng sức.
  • Tim đập nhanh, nhịp tim thất thường
  • Mất ý thức (ngất xỉu)

Với trẻ em, dấu hiệu hẹp van động mạch phổi có thể xuất hiện ngay sau khi sinh. Trẻ bị xanh tím, da lạnh, tái nhợt, khó thở, thở nhanh, bú kém, bụng chướng...

Vì sao tôi bị mắc bệnh hẹp van động mạch phổi?

Hẹp van động mạch phổi thường là một khuyết tật tim bẩm sinh, bắt đầu từ việc van động mạch phổi không phát triển đúng cách khi đứa bé lớn lên trong bụng mẹ. Với người lớn, hẹp van động mạch phổi cũng có thể xuất hiện khi mắc các bệnh sau:

  • Hội chứng Noonan: Đây là một loại bệnh rối loạn di truyền, có thể làm biến đổi cấu trúc và chức năng tim, gây hẹp van tim.
  • Thấp khớp cấp (Thấp tim): Liên cầu khuẩn gây thấp khớp có thể tấn công các van tim, trong đó có van động mạch phổi. Hậu quả là khiến van tim bị hẹp.
  • Hội chứng Carcinoid: Đây là dạng ung thư hiếm gặp. Tuy nhiên nếu mắc bệnh này, bạn cũng sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương van động mạch phổi.

Tình trạng thấp khớp cấp cũng có thể gây hẹp van động mạch phổi

Tình trạng thấp khớp cấp cũng có thể gây hẹp van động mạch phổi

Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm không?

Bệnh hẹp van động mạch phổi nếu chỉ ở mức nhẹ thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, hẹp van trung bình hoặc nặng nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nặng hơn, làm suy tim và tổn thương tim. Một số biến chứng có thể xảy ra khi van động mạch phổi bị hẹp nặng là:

  • Nhiễm trùng màng trong tim (viêm nội tâm mạc): Khi cấu trúc tim bị thay đổi, vi khuẩn có thể xâm nhập và ảnh hưởng đến màng trong tim.
  • Nhịp tim thất thường (loạn nhịp tim): Hẹp van động mạch phổi làm máu không được bơm đều đến phổi. Khi đó tim phải đập nhanh hơn để bù đắp lượng máu cần thiết, dẫn đến tình trạng loạn nhịp tim.
  • Phì đại tâm thất phải: Biến chứng này xảy ra khi van động mạch phổi bị hẹp nặng. Lúc này tâm thất phải bơm mạnh hơn để đẩy máu đến phổi, lâu dần sẽ làm cơ tim dày lên, tim to ra ở tâm thất phải.
  • Suy tim: Nếu tâm thất phải bị thay đổi cấu trúc, tim cũng sẽ dần suy yếu, giảm khả năng bơm máu đến các cơ quan khác. Các triệu chứng của suy tim bao gồm mệt mỏi, khó thở, phù chân và bụng.
  • Ảnh hưởng đến quá trình sinh sản: Phụ nữ mang thai bị hẹp van động mạch phổi nặng, có nguy cơ gặp các biến chứng trong quá trình chuyển dạ và sinh nở nhiều hơn so với những người khác.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giảm giúp bạn ngăn chặn các biến chứng do hẹp van động mạch phổi gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn giải pháp phù hợp.

ITK-219.png

Cách chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch phổi

Để chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch phổi, bác sĩ sẽ sử dụng ống nghe để nghe tim. Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh chính là tiếng thổi tim (tiếng rít). Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm 1 số xét nghiệm xét nghiệm giúp chẩn đoán chính xác bệnh hẹp van động mạch phổi bao gồm: 

  • Siêu tâm tim: Phương pháp này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh cấu trúc của tim trên máy tính. Từ đây bác sĩ có thể phát hiện ra sự bất thường của van động mạch phổi.
  • Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG): Bác sĩ dùng các miếng dán (điện cực) đặt trên ngực, tay và chân để đo nhịp tim. Nhịp tim bất thường là dấu hiệu cảnh báo cơ tim có thể đang dày lên.
  • Thông tim: Đây là phương pháp bác sĩ dùng để đo áp lực máu trong các buồng tim, từ đó có thể so sánh sự khác nhau giữa áp lực máu tại buồng tim và động mạch phổi. 
  • Các xét nghiệm khác: Trong một số trường hợp, chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) cũng được sử dụng để chẩn đoán bệnh hẹp van động mạch phổi.

Bệnh hẹp van động mạch phổi có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim

Bệnh hẹp van động mạch phổi có thể được chẩn đoán bằng siêu âm tim

Hẹp van tim động mạch phổi được điều trị thế nào?

Hẹp van động mạch phổi nhẹ không có triệu chứng thì chưa cần điều trị bằng thuốc Tây hay can thiệp y khoa. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần phải duy trì các thói quen tốt và sử dụng các sản phẩm đông y hỗ trợ để dự phòng bệnh trở nặng. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện các triệu chứng và biến chứng nặng thì bác sĩ sẽ kê thuốc, thậm chí là yêu cầu can thiệp sửa chữa hoặc thay van tim.

Sử dụng thuốc điều trị

Thuốc không giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh hẹp van động mạch vành. Nhưng giải pháp này có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng của bệnh, làm giảm áp lực cho tim. Một số loại thuốc có thể được kê đơn cho người bị hẹp van tim động mạch phổi bao gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây tình trạng nhiễm trùng và làm tổn thương tim hoặc để điều trị viêm nội tâm mạc nếu có.
  • Thuốc huyết áp: Thuốc chẹn betachẹn kênh canxi là hai nhóm thường dùng nhất, để làm giảm huyết áp, giúp giảm áp lực cho tim của người bệnh.
  • Thuốc chống loạn nhịp tim: Thuốc dùng để kiểm soát và ổn định nhịp tim giúp làm giảm triệu chứng đau ngực, khó thở.
  • Thuốc làm loãng máu: Nhằm ngăn chặn sự xuất hiện cục máu đông khi van bị hẹp.

Can thiệp, phẫu thuật

Phương án phẫu thuật được kiến nghị khi người bệnh bị hẹp van động mạch nặng và điều trị bằng thuốc không hiệu quả. Một số phương pháp điều trị hẹp van động mạch phổi bao gồm:

  • Sửa hình dạng van bằng bóng cầu: Bác sĩ sẽ chèn vào một quả bóng để mở rộng lỗ van và tách các nắp van, sau khi mở van xong bóng sẽ bị xì hơi và lấy ra ngoài. Sửa van động mạch phổi giúp lưu thông dòng chảy của máu và giảm các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên van tim vẫn có thể bị hẹp lại và phải thực hiện các phẫu thuật khác trong tương lai.
  • Thay thế van động mạch phổi: Đây là phẫu thuật mở tim hoặc đặt ống thông nội soi để thay van động mạch phổi. Người bệnh khi đã thay van động mạch phổi cần dùng thuốc kháng sinh trước một số phẫu thuật khác để ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nội tâm mạc. Sau khi thay thế van, người bệnh có thể cần tiếp tục điều trị bằng thuốc để duy trì tuổi thọ van tim thay thế.

Khi bị hẹp van động mạch phổi nặng, người bệnh sẽ được sửa hoặc thay van

Khi bị hẹp van động mạch phổi nặng, người bệnh sẽ được sửa hoặc thay van

Thay đổi lối sống

Điều cực kỳ quan trọng cần chú ý khi bạn bị hẹp van tim chính là cách sinh hoạt hàng ngày của bạn. Việc thực hiện các thói quen hàng ngày một cách khoa học góp phần rất lớn trong việc giảm nguy cơ cũng như triệu chứng của các bệnh tim nói chung và bệnh hẹp van động mạch phổi nói riêng.

Trong đó một số điều quan trọng mà bạn cần lưu ý là:

  • Bỏ thuốc lá hoàn toàn.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim với nhiều rau quả, sản phẩm từ sữa, thịt cá, giảm mỡ và chất béo bão hòa.
  • Giữ cân nặng ở mức hợp lý.
  • Luyện tập thể dục đều đặn, tăng mức tập luyện từ từ, nhưng phải lưu ý đến tình trạng khó thở, đau tức ngực nếu có.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần.
  • Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vệ sinh răng miệng vì nhiễm trùng răng có thể đi qua máu và làm hỏng van tim.

Bổ sung thảo dược

Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tim mạch của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. 

Với người bị hẹp van động mạch phổi, sử dụng thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng… sẽ giúp giảm các triệu chứng và giảm tỷ lệ phải phẫu thuật cho người bệnh hiệu quả. Đặc biệt, chúng có rất ít tác dụng phụ, rất thích hợp dùng lâu dài để điều trị các bệnh mạn tính.

Điều bạn cần lưu ý là trên thị trường có rất nhiều sản phẩm từ Đan sâm và Hoàng đằng khác nhau và không phải sản phẩm có nhiều thành phần thảo dược hơn với hàm lượng cao hơn là tốt. Hãy cân nhắc lựa chọn sản phẩm dựa trên sự uy tín về chất lượng, trên cơ sở nghiên cứu lâm sàng từ bệnh viện để có thể đạt được hiệu quả kiểm soát bệnh tốt nhất.

Nên chọn sản phẩm đông y với sự hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng.

Nên chọn sản phẩm đông y với sự hiệu quả và an toàn đã được kiểm chứng.

Giải đáp các câu hỏi về hẹp van động mạch phổi

Dưới đây là một số thắc mắc về bệnh hẹp van động mạch phổi phổ biến và lời giải đáp từ chuyên gia.

Hẹp van động mạch phổi có tự khỏi được không?

Theo nghiên cứu từ các ca bệnh thực tế ở trẻ em, hẹp van động mạch phổi bẩm sinh thể nhẹ nếu chăm sóc tốt có thể được cải thiện và tự khỏi hoàn toàn trong vài năm đầu đời. 

Còn đối với người bệnh bị hẹp van trung bình hoặc nặng hơn thì khó khỏi hoàn toàn và người bệnh cần được điều trị kịp thời và thực hiện phẫu thuật nếu cần thiết. Điều may mắn là việc can thiệp bằng bóng thông van hay thay thế van mới có hiệu quả khá cao và giúp cho người bệnh có thể khỏe mạnh trong cuộc sống sau này.

Hẹp van động mạch phổi có di truyền không?

Hiện nay chưa có nhiều bằng chứng khẳng định hẹp van động mạch phổi có thể di truyền từ người lớn đến các thế hệ sau. Tuy vậy, qua nhiều nghiên cứu dựa trên dân số và so sánh theo hộ gia đình thì yếu tố di truyền cũng góp một phần nào đó đến sự xơ hóa và tổn thương van động mạch phổi ở trẻ.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn cũng là bảo vệ cho con bạn trong tương lai

Bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn cũng là bảo vệ cho con bạn trong tương lai

Cần làm gì nếu trẻ bị hẹp van động mạch phổi?

Hẹp van động mạch phổi ở trẻ em nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi hoàn toàn là rất cao. Một số điều cần lưu ý đối với những cha mẹ có con bị hẹp van động mạch phổi gồm:

  • Trẻ cần được theo dõi sức khỏe thường xuyên và thăm khám định kỳ với bác sĩ kể cả khi đã trưởng thành.
  • Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bất thường (da xanh tím, môi tím, bú kém, tăng cân rất chậm, khó thở…) cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị (dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật) tùy vào tình trạng bệnh của trẻ. Do đó nếu đã được yêu cầu phải can thiệp phẫu thuật, gia đình nên cố gắng cho trẻ thực hiện càng sớm càng tốt.

Tóm lại, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát hẹp van động mạch phổi và ngăn bệnh tiến triển nặng. Nếu có thắc mắc về bệnh hẹp van động mạch phổi hay các bệnh tim khác hãy liên hệ theo số 0981.238.219 để được hỗ trợ kịp thời.

ITK-219.png

Link tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pulmonary-valve-stenosis/symptoms-causes/syc-20377034

https://www.heart.org/en/health-topics/congenital-heart-defects/about-congenital-heart-defects/pulmonary-valve-stenosis

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4531840/

https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=pulmonary-stenosis-90-P01815