Phù phổi cấp được xem là căn bệnh cấp tính nguy hiểm hàng đầu dễ đến nguy cơ tử vong. Vì vậy bạn hãy luôn thận trọng, đừng bỏ qua dù là triệu chứng nhẹ nhất. Qua bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phù phổi cấp cũng như cách phòng ngừa tình trạng này.

Hiểu biết về phù phổi cấp sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng này tốt hơn

Hiểu biết về phù phổi cấp sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng này tốt hơn

Phù phổi cấp là gì?

Phù phổi cấp hay ngạt thở cấp là tình trạng chất lỏng bị tích tụ nhiều trong các khoảng kẽ và phế nang phổi, gây phù phổi, làm cản trở quá trình trao đổi khí oxy và có thể gây suy hô hấp. 

Nếu không điều trị kịp thời, phù phổi cấp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí đe dọa đến tính mạng. Theo nghiên cứu trên, tỷ lệ tử vong trong một năm của bệnh nhân nhập viện vì phù phổi cấp lên đến 40%. 

Các nguyên nhân phù phổi cấp thường gặp

Nguyên nhân chính gây phù phổi cấp là do các bệnh tim mạch như suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, loạn nhịp tim, bệnh cơ tim, van tim gây ra (phù phổi cấp do tim). Ngoài ra, các bệnh lý ngoài tim như hẹp động mạch thận, viêm cầu thận hay phản ứng có hại của thuốc, ngạt thở quá lâu, chọc tháo dịch màng phổi quá nhanh…  cũng có thể gây phù phổi cấp không do tim.

Dưới đây là thông tin chi tiết về các bệnh lý thường gây ra phù phổi cấp:

  • Suy tim sung huyết: Hầu hết bệnh nhân suy tim mãn tính sẽ có ít nhất 1 đợt phù phổi cấp phải điều trị tại bệnh viện. Bởi khi cơ tim suy yếu, cơ tim sẽ không thể co bóp mạnh để đưa máu ít oxy trở về tim. Lúc này máu có thể ứ tại phổi và gây ra phù phổi cấp.
  • Nhồi máu cơ tim: Nhồi máu cơ tim có thể gây vỡ vách liên thất hoặc cơ nhú trong tim. Các biến cố này có thể dẫn đến phù phổi cấp.
  • Bệnh cơ tim: Thường gặp nhất là viêm cơ tim. Lúc này tim phải bơm mạnh hơn và áp lực tăng lên. Khi tâm thất trái không thể đáp ứng nhu cầu đặt ra, chất lỏng sẽ tràn vào phổi của bạn.
  • Các vấn đề về van tim: Điển hình như hẹp van hai lá. Khi này, tim phải làm việc nhiều hơn và áp lực tăng lên. Nếu tình trạng rò van phát triển đột ngột, có thể dẫn đến cơn phù phổi cấp.
  • Rối loạn nhịp tim: Tình trạng rung nhĩ và nhịp nhanh thất cũng có thể là nguyên nhân gây ra phù phổi cấp do tim.
  • Bệnh thận: Động mạch thận bị thu hẹp (hẹp động mạch thận) hoặc tích tụ chất lỏng do viêm cầu thận cấp và mạn tính cũng có thể gây ra phù phổi.

Hội chứng mạch vành cấp chiếm đến 50% nguyên nhân gây ra phù phổi cấp

Hội chứng mạch vành cấp chiếm đến 50% nguyên nhân gây ra phù phổi cấp

Bệnh phù phổi cấp có nguy hiểm không?

Phù phổi cấp là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như suy hô hấp cấp độ nặng, nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu não… Đặc biệt, tình trạng suy giảm oxy do phù phổi cấp ở phụ nữ mang thai sẽ đe dọa tính mạng của mẹ lẫn con nếu không được phát hiện sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo, người bệnh phù phổi cấp cần được nhanh chóng loại bỏ dịch trong phổi để phục hồi chức năng trao đổi khí của phổi. Có như vậy mới bảo vệ được tính mạng và giảm rủi ro về sau.

Triệu chứng của phù phổi cấp

Phù phổi cấp thường xảy ra đột ngột với các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở đột ngột, thở khò khè, hổn hển, đặc biệt là sau khi hoạt động hoặc khi nằm.
  • Cảm giác ngột ngạt, tim bị đè nén
  • Đổ mồ hôi nhiều
  • Sưng chân (bàn chân)
  • Ho ra nước bọt màu hồng, có bọt 
  • Tĩnh mạch cổ nổi, da lạnh và tím tái
  • Đánh trống ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, không đều
  • Cảm thấy, chóng mặt, suy nhược hoặc đổ mồ hôi

Hãy thăm khám ngay khi bạn nhận thấy mình có các dấu hiệu trên đây để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều hậu quả khó lường.

Khó thở, ngột ngạt là triệu chứng thường gặp của cơn phù phổi cấp

Khó thở, ngột ngạt là triệu chứng thường gặp của cơn phù phổi cấp

Chẩn đoán bệnh phù phổi cấp như thế nào

Để chẩn đoán phù phổi cấp, bác sĩ sẽ khai thác các triệu chứng lâm sàng, khám phổi, khám tim. Sau đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm dưới đây để chẩn đoán chính xác:

  • X quang phổi: Xét nghiệm này sẽ cho thấy mức độ tổn thương phổi. Thông thường người bị phù phổi cấp sẽ có các đám mờ ở hai phổi, phổi mờ hình cánh bướm hoặc trắng toàn bộ nếu tổn thương nặng.
  • Khí máu động mạch: Nếu bị phù phổi cấp, các chỉ số SaO2, PaO2 và pH máu thường giảm.
  • Điện tâm đồ, siêu âm tim, xét nghiệm máu, điện giải đồ...: Giúp tìm nguyên nhân gây phù phổi cấp.

Các phương pháp điều trị bệnh phù phổi cấp

Trong trường hợp phù phổi cấp tính liệu pháp oxy luôn là lựa chọn đầu tay. Người bệnh sẽ được nằm ở tư thế đầu cao hoặc ngồi buông hai chân xuống và oxy sẽ được cung cấp qua mặt nạ hoặc ống thông mũi. Các bác sĩ sẽ phải kiểm soát nồng độ oxy chặt chẽ, đôi khi cần phải hỗ trợ thở bằng máy. 

Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra lựa chọn dùng thuốc phù hợp. Các thuốc điều trị phù phổi cấp thường được kê đơn là:

  • Thuốc lợi tiểu furosemid: Giúp giãn tĩnh mạch và giảm sung huyết phổi.
  • Thuốc giãn mạch: thường dùng nitroglycerin ngậm dưới lưỡi hoặc Lenitral truyền tĩnh mạch để giảm khó thở.
  • Morphine sulphate: Giúp an thần, giảm hoảng hốt, giãn tĩnh mạch phổi.
  • Các thuốc khác: Thuốc giãn phế quản, thuốc tăng sức co bóp của cơ tim (dopamine, dobutamine), Digoxin, thuốc vận mạch, corticoid liều cao, kháng sinh…

Trong những trường hợp nghiêm trọng ví dụ như hở van 2 lá cấp, thủng vách liên thất sau nhồi máu cơ tim, người bệnh sẽ cần can thiệp phẫu thuật để bảo toàn tính mạng.

Liệu pháp cung cấp oxy là một giải pháp nền tảng trong điều trị phù phổi cấp

Liệu pháp cung cấp oxy là một giải pháp nền tảng trong điều trị phù phổi cấp

Để phòng ngừa phù phổi cấp cần làm gì? 

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nếu bạn có nguy cơ cao bị phù phổi cấp, áp dụng ngay các biện pháp sau để giảm nguy cơ gặp biến cố này.

Ăn uống, sinh hoạt lành mạnh

Về chế độ ăn, bạn cần ăn tăng cường rau xanh, trái cây, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt và các loại chất béo tốt như dầu thực vật cá. Những thực phẩm bạn nên hạn chế là muối, đường, mỡ/da/nội tạng động vật, đồ đóng hộp, lên men hay chế biến sẵn, thức ăn nhanh.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần có chế độ sinh hoạt khoa học:

  • Tập thể dục thường xuyên (tối thiểu 30 phút/ngày trong 5 ngày/tuần) với các bài tập vừa sức như đi bộ nhanh, đạp xe, thái cực quyền…
  • Bỏ  thuốc lá, hạn chế uống rượu bia một cách tối đa.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Ngủ đủ giấc, luôn giữ tinh thần lạc quan, tránh lo nghĩ quá nhiều.

Điều trị tích cực các bệnh lý nền

Kiểm soát tốt các bệnh lý nền là biện pháp giúp giảm thiểu nguy cơ phù phổi cấp luôn được các chuyên gia đề cập. Vì vậy, nếu bạn đang mắc các bệnh lý như: tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh thận… thì bạn cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm rủi ro cho mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bổ sung các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để có một trái tim khỏe mạnh hơn, giảm nguy cơ bị phù phổi cấp do tim. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy, các sản phẩm từ thảo dược như Hoàng đằng, Đan sâm, Thông Dahurian… có thể giúp tăng cường chức năng tim, hỗ trợ cải thiện thiếu máu cơ tim, bệnh van tim…

Tùy từng bệnh lý mà bạn có thể lựa chọn các sản phẩm phù hợp. Tuy nhiên hãy lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có kiểm chứng lâm sàng về tác dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: Thông Dahurian - Món quà vô giá từ thiên nhiên cho trái tim khỏe

Sử dụng thảo dược là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa phù phổi cấp do tim

Sử dụng thảo dược là giải pháp hữu hiệu để phòng ngừa phù phổi cấp do tim

Giải đáp các câu hỏi về phù phổi cấp

Một vài câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng phù phổi cấp.

Chăm sóc bệnh nhân phù phổi cấp như thế nào?

Bệnh nhân rơi vào tình trạng phù phổi cấp thường  hoảng hốt và sợ hãi. Việc chăm sóc đòi hỏi sự hiểu biết sự chủ động để đạt được hiệu quả cao, giúp bệnh nhân bình tĩnh và thoát khỏi tình trạng nguy hiểm. Trong bài này chúng tôi cung cấp cho bạn một vài kiến thức về thông tin chăm sóc bệnh nhân sau đây:

  • Chăm sóc cơ bản: trấn an bệnh nhân nhằm giảm kích thích và lo sợ
  • Chống ngạt thở bằng cách để bệnh nhân nằm ngửa đầu cao hay tư thế ngồi, hai chân buông thấp so với thân. 
  • Tránh di chuyển bệnh nhân trong giai đoạn cấp.
  • Lưu ý chế độ ăn uống sau khi qua cơn khó thở, chỉ nên uống nước hoa quả, sữa
  • Thường xuyên giáo dục sức khỏe để bệnh nhân hiểu rõ tình trạng bệnh của mình và chủ động đề phòng

Phân biệt cơn hen tim và phù phổi cấp

Hen tim và phù phổi cấp có dấu hiệu nhận biết khá giống nhau, đều là khó thở, thở khò khè, ho. Hai tình trạng này chỉ khác về nguyên nhân gây ra và mức độ nguy hiểm:

  • Nguyên nhân: Hen tim là tình trạng khó thở, khò khè, ho do suy tim gây ra. Trong khi đó phù phổi cấp, ngoài do suy tim còn có thể do rất nhiều bệnh tim mạch cũng như bệnh lý ngoài tim khác gây ra.
  • Mức độ nguy hiểm: Phù phổi cấp sẽ nguy hiểm hơn hen tim. Phù phổi cấp nếu không cấp cứu sớm có thể đe dọa tính mạng ngay. Còn với hen tim, tình trạng này chỉ đe dọa tính mạng nếu đó là dấu hiệu của hội chứng suy tim cấp và phát triển thành cơn phù phổi cấp do tim.

Phù phổi cấp nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa bệnh từ sớm. Hiểu rõ nguyên nhân, biến chứng nguy hiểm và nắm vững các biện pháp điều trị sẽ giúp bạn tránh được tình trạng nguy hiểm và có một cuộc sống khỏe mạnh. 

Nếu còn câu hỏi cần giải đáp về phù phổi cấp hay các bệnh tim mạch khác, bạn có thể liên hệ với chuyên gia theo đường dây nóng 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov, healthvietnam, healthline, mayoclinic, webmd, emedicine.medscape.com