Trong các loại hở van tim, hở van động mạch chủ là bệnh có tỷ lệ người phải thay van lớn nhất. Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp nặng, người bệnh vẫn có thể tránh thay van tim nếu tìm được phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu điều trị tốt, người bị hở van động mạch chủ sẽ không phải thay van tim

Nếu điều trị tốt, người bị hở van động mạch chủ sẽ không phải thay van tim

Hở van động mạch chủ là gì?

Hở van động mạch chủ là tình trạng van động mạch chủ đóng không kín, dẫn đến máu bị trào ngược trở về tim. Bệnh thường được chia thành 4 mức độ: 1/4, 2/4, 3/4 và 4/4 (tương đương với nhẹ, vừa, nặng và rất nặng). 

Khi van động mạch chủ bị hở, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: khó thở khi làm việc quá sức, ho khan khi ở tư thế đầu thấp, đau tức ngực, mệt mỏi bất thường, đánh trống ngực… Mức độ hở van càng nặng, các triệu chứng xuất hiện càng nhiều hơn.

So với hở van 2 lá, 3 lá hay van động mạch phổi, hở van tim động mạch chủ nguy hiểm hơn. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, điển hình nhất là suy tim gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của người bệnh. 

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hở van động mạch chủ. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc và các giải pháp hỗ trợ hay mổ thay van tim.

Khi nào hở van động mạch chủ phải thay van?

Người bệnh hở van động mạch chủ sẽ được chỉ định phẫu thuật thay van trong các trường hợp:

  • Hở van động mạch chủ nặng xuất hiện các triệu chứng khó thở, đau ngực.
  • Người bệnh chưa có triệu chứng nhưng chức năng tâm thất trái giảm (EF<50%), hoặc chức năng tâm thu thất trái còn bảo tồn tức là khi EF vẫn còn trên 50%, nhưng tâm thất trái giãn (DD >75mm hoặc DS >55mm).

Ngoài ra, phẫu thuật thay van cũng có thể được chỉ định sau khi cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ ở những trường hợp như:

  • Người bệnh chưa có triệu chứng, chức năng tâm thu thất trái bảo tồn nhưng tâm thất trái giãn ở mức độ (DD>70mm hoặc DS>50mm).
  • Hở van động mạch chủ mức độ vừa cần phải phẫu thuật tim khác (ví dụ như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành).

Nhìn chung, thay van tim là một trong những thủ thuật can thiệp ngoại khoa phức tạp. Người bệnh có thể gặp phải những rủi ro biến chứng như: chảy máu, huyết khối, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng, viêm nội tâm mạc... Vì thế, người bệnh chỉ nên thay van tim khi có chỉ định từ bác sĩ.

Cách làm chậm tiến triển bệnh, trì hoãn thay van tim

Để có thể điều trị hiệu quả và ngăn bệnh hở van tim trở nặng người bệnh cần kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp như thay đổi lối sống, tuân thủ điều trị và lựa chọn sử dụng những sản phẩm tốt cho tim mạch.

Đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim

Đi bộ giúp cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường chức năng tim

Điều chỉnh chế độ ăn, tập luyện

Mặc dù một lối sống khoa học, lành mạnh không ảnh hưởng trực tiếp tới việc điều trị hở van động mạch chủ nhưng có thể giúp người bệnh giảm thiểu những yếu tố nguy cơ và phòng ngừa được các bệnh lý tim mạch khác.

- Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất có lợi cho tim như: bơ, sữa chua, rau xanh, trái cây tươi, cá và các loại ngũ cốc nguyên hạt.

- Ăn nhạt, ăn giảm muối, hạn chế uống nước nếu bị hở van nặng, có dấu hiệu suy tim.

- Không hút thuốc lá. Hạn chế rượu, bia và các chất kích thích có thể gây rối loạn nhịp tim.

- Tập thể dục mỗi ngày: Với người bệnh nhẹ và vừa có thể đi bộ, bơi lội, tập yoga… Với người hở van nặng, rất nặng có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà hoặc tập đạp xe trên không trên giường.

Tuân thủ sử dụng thuốc điều trị

Người bệnh cần uống nhiều loại thuốc điều trị hở van động mạch chủ

Người bệnh cần uống nhiều loại thuốc điều trị hở van động mạch chủ

Người bệnh hở van động mạch chủ có thể cần dùng một số loại thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển, bao gồm: thuốc giãn mạch, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn beta giao cảm, thuốc chống đông, thuốc kháng sinh…

Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Với những người sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K cần lưu ý hạn chế ăn các loại rau có màu xanh thẫm như rau họ cải, vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc kháng đông.

Giải pháp giúp giảm khó thở, mệt, đau ngực

Theo các chuyên gia tim mạch, đối với người bệnh hở nặng, có thể kết hợp giữa Đông Tây y để nâng cao hiệu quả điều trị hơn. Do vậy các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược hiện nay không thiếu, nhưng để lựa chọn ra sản phẩm có hiệu quả tốt không phải dễ, nên lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng.