Nhịp tim nhanh không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh nhịp tim nhanh cũng như là cách làm giảm nhịp tim tại nhà, mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây. 

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Nhịp tim nhanh là tình trạng nhịp tim của bạn lớn hơn 100 nhịp/phút. 

Nhịp tim nhanh có thể là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bạn tập thể dục, hoạt động thể lực mạnh hoặc khi lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nhịp tim nhanh lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.  

Nhịp tim nhanh là bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay

Nhịp tim nhanh là bệnh lý tim mạch khá phổ biến hiện nay

Dựa vào đặc điểm, nhịp tim nhanh có thể được chia thành các loại như sau:

  • Rung tâm nhĩ: Đây là loại nhịp tim nhanh phổ biến nhất. Rung tâm nhĩ là tình trạng nhịp tim nhanh gây ra bởi các xung điện hỗn loạn, không đều trong tâm nhĩ. 
  • Cuồng nhĩ: Trong cuồng nhĩ, tim đập rất nhanh nhưng đều đặn. Tốc độ nhanh khiến cho tâm nhĩ co bóp yếu hơn bình thường.
  • Nhịp nhanh thất: Xảy ra do sự rối loạn dẫn truyền ở tâm thất, khiến cho tâm thất đập nhanh hơn. Chính điều này khiến cho tâm thất không được lấp đầy và co bóp hiệu quả để bơm đủ máu cho cơ thể. 
  • Rung thất: Rung thất xảy ra khi các xung dẫn truyền tim bị hỗn loạn làm cho buồng tim phía dưới (tâm thất) rung lên thay vì co bóp tống máu đi. Đây là tình trạng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp. 

Nhịp tim nhanh do nguyên nhân nào gây ra?

Nhịp tim nhanh xảy ra do nhiều nguyên nhân như thiếu máu, sử dụng các chất kích thích, căng thẳng, mất cân bằng điện giải, tác dụng phụ của thuốc hoặc có thể do một bệnh lý nào đó. 

  • Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu kéo dài làm giảm lượng oxy cung cấp cho các cơ quan, đòi hỏi tim phải đập nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. 
  • Sử dụng các chất kích thích: Các chất kích thích làm tăng tiết hormon Adrenalin gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim.
  • Căng thẳng quá mức: Tình trạng căng thẳng, lo âu sẽ kích thích hệ thần kinh giao cảm, làm tăng lưu thông máu, tăng nhịp tim. 
  • Mất cân bằng điện giải: Các chất điện giải như kali, natri, magie, canxi cũng góp phần trong quá trình dẫn truyền điện tim. Nếu nồng độ các chất này bị mất cân bằng thì quá trình dẫn truyền sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến nhịp tim nhanh. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như thuốc chống nghẹt mũi, thuốc cảm cúm, thuốc ho, thuốc trị hen suyễn cũng có tác dụng phụ là gây tăng nhịp tim.
  • Huyết áp cao không được kiểm soát: Tình trạng cao huyết áp kéo dài làm tăng gánh nặng cho tim, cơ tim phải co bóp mạnh hơn để thắng được sức cản của mạch máu.
  • Bệnh cường giáp: Trong bệnh cường giáp, sự tăng tiết hormon tuyến giáp một cách quá mức sẽ làm tăng nhịp tim ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Các bệnh tim mạch: hẹp - hở van tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim (rung thất, nhịp nhanh thất, rối loạn thần kinh tim…). Các bệnh này có thể gây ra các tổn thương thực thể tại tim và/hoặc ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền tín hiệu điện của tim khiến tim đập bất thường.

Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh

Các bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây ra nhịp tim nhanh

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm hay không tùy thuộc vào các yếu tố như thời điểm phát hiện bệnh, nguyên nhân, mức độ và sức khỏe của người bệnh. Có những trường hợp không gặp triệu chứng gì, tuy nhiên có những người bệnh mắc nhịp tim nhanh nặng gây ra tổn thương lên tim và não, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Ở mức độ từ nhẹ đến nặng, các biến chứng đó là:

  • Thường xuyên ngất xỉu: Tình trạng này gây bất tiện cho cuộc sống của người bệnh. Đôi khi có thể mang lại nguy hiểm khi người bệnh điều khiến các máy móc quan trọng hoặc điều khiển phương tiện giao thông. 
  • Suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ: Điều này xảy ra do nhịp tim nhanh làm giảm lượng máu lên não, làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của não. 
  • Suy tim: Nhịp tim nhanh làm ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim, lâu dần tình trạng này sẽ dẫn đến suy tim, đặc biệt là trên bệnh nhân có bệnh lý tim mạch trước đó.
  • Đột quỵ: Đây là tình trạng thường xảy ra ở bệnh nhân bị rung nhĩ. Khi bị rung nhĩ, máu bị đọng lại trong tâm nhĩ, gây hình thành cục máu đông. Khi cục máu đông này vỡ ra và di chuyển lên não sẽ gây đột quỵ. 
  • Ngừng tim: Nếu đột quỵ là hậu quả của rung nhĩ thì ngừng tim đột ngột là hậu quả của rung thất. Trong rung thất, tim không co bóp để tống máu mà chỉ rung tại chỗ, điều này có thể dẫn đến sự ngừng đột ngột của tim và dẫn đến tử vong.

Điều may mắn là hiện nay có rất nhiều phương pháp có thể giúp ổn định nhịp tim và giảm nguy cơ biến chứng cho người bệnh. Để được tư vấn kỹ hơn về các giải pháp này, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219.

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhịp tim nhanh

Suy tim là một trong những biến chứng nguy hiểm của nhịp tim nhanh

Những triệu chứng thường gặp của nhịp tim nhanh

Khi đập quá nhanh, tim không thể bơm đủ máu cho các phần còn lại của cơ thể. Điều này dẫn đến thiếu oxy ở các cơ quan khác, gây ra các triệu chứng như:

  • Đau tức ngực
  • Đánh trống ngực
  • Cảm thấy khó thở, nhịp thở ngắn, gấp gáp
  • Cơ thể uể oải, mệt mỏi
  • Hồi hộp, lo lắng, đổ mồ hôi
  • Chóng mặt, choáng váng
  • Ngất xỉu

Ở một số người bệnh, tình trạng nhịp tim nhanh không đi kèm với triệu chứng nào và nó chỉ được phát hiện khi đi khám sức khỏe định kỳ. 

Chẩn đoán nhịp tim nhanh bằng cách nào?

Để chẩn đoán nhịp tim nhanh bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn, thực hiện một số bài kiểm tra thể chất và các xét nghiệm lâm sàng, bao gồm:

  • Điện tâm đồ: Phương pháp này để đo các tín hiệu điện tim và xác định những bất thường trong nhịp tim. 
  • Siêu âm tim: Đây là xét nghiệm để quan sát hoạt động của tim, kiểm tra chức năng tim. 
  • Xét nghiệm máu: Để kiểm tra các hormon tuyến giáp, nồng độ các chất điện giải, một trong những nguyên nhân gây nhịp tim nhanh 
  • X-quang ngực: Kiểm tra cấu trúc tim, xem tim có bị phì đại ở vị trí nào hay không
  • Kiểm tra mức độ căng thẳng: Để phát hiện nhịp tim nhanh có phải do căng thẳng hay không. 
  • Thử nghiệm bàn nghiêng: Giúp tìm nguyên nhân gây ngất xỉu.

Điện tâm đồ là phương pháp chẩn đoán tim đập nhanh phổ biến nhất hiện nay

Điện tâm đồ là phương pháp chẩn đoán tim đập nhanh phổ biến nhất hiện nay

Cách làm giảm nhịp tim khi đập nhanh

Các phương pháp làm giảm nhịp tim nhanh hiện nay bao gồm:

Sử dụng thuốc điều trị nhịp tim nhanh

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống loạn nhịp dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Nhóm thuốc này có tác dụng khôi phục nhịp tim, đưa nhịp tim về mức ổn định. Một số thuốc chống loạn nhịp thường dùng: Amiodarone (Cordarone), Sotalol (Betapace) và Mexiletine (Mexitil). 

Tác dụng phụ của nhóm thuốc này bao gồm: giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, viêm phổi, hạ huyết áp và đặc biệt là về lâu dài sẽ làm tình trạng rối loạn nhịp tim của người bệnh trở nên nặng nề hơn. 

Ngoài ra bác sĩ có thể sẽ kết hợp thêm các nhóm thuốc khác tùy thuộc vào mức độ bệnh. Các nhóm thuốc thường được phối hợp với thuốc chống loạn nhịp được kể đến như: thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, thuốc chẹn kênh kali, natri, thuốc chống đông máu.

Bổ sung các thảo dược đông y

Song song với thuốc điều trị, người bệnh có thể kết hợp thêm các loại thảo dược thiên nhiên giúp tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa biến chứng nặng như Đan sâm, Hoàng đằng, Khổ sâm… Đây là những thảo dược làm tim đập nhịp nhàng, co bóp đều hơn giúp ổn định nhịp tim ở những người nhịp nhanh. 

Trên thị trường Việt Nam hiện nay đã có nhiều sản phẩm hỗ trợ tim mạch có nguồn gốc thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên nén để tiện lợi cho người dùng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an tâm khi sử dụng thì người bệnh nên lựa chọn sản phẩm được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện uy tín.

Để được tư vấn kỹ hơn về các thảo dược giúp ổn định nhịp tim, tăng cường chức năng tim, bạn hãy gọi ngay tới số 0981 238 219. Các chuyên gia tim mạch sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn.

ITK-219.png

Điều trị nhịp tim nhanh bằng can thiệp

Nếu các thuốc chống loạn nhịp không kiểm soát được nhịp tim nhanh hoặc người bệnh đang trong tình trạng cần được cấp cứu gấp thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các phương pháp can thiệp.

Phương pháp sốc điện tim thường được áp dụng trong trường hợp này. Một cú sốc điện sẽ được truyền tới tim bạn thông qua máy khử rung tim hoặc miếng dán trên ngực, giúp đưa nhịp tim về mức ổn định. 

Ngoài ra còn có các phương pháp can thiệp khác như máy tạo nhịp, máy trợ tim, đốt điện sinh lý…

Sốc điện tim là một trong những phương pháp điều trị nhịp tim nhanh hiện nay

Sốc điện tim là một trong những phương pháp điều trị nhịp tim nhanh hiện nay

Một số mẹo làm giảm nhịp tim tại nhà khác

Bạn có thể làm giảm nhịp tim của mình ngay tại nhà bằng một trong những cách sau:

  • Thư giãn, giảm căng thẳng: Hãy thử ngồi xếp bằng và hít thở chậm qua lỗ mũi rồi thở ra bằng miệng, lặp lại cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh. Bạn cũng nên duy trì việc thư giãn trong suốt cả ngày, không chỉ khi bạn cảm thấy hồi hộp hoặc tim đập nhanh.
  • Uống nước: Khi bạn bị mất nước, máu của bạn có thể trở nên đặc và khiến tim đập nhanh hơn. Nếu bạn cảm thấy mạch đập mạnh, hãy uống từng ngụm nước nhỏ, đến khi bạn cảm thấy triệu chứng hồi hộp, khó thở thuyên giảm. 
  • Nghiệm pháp Vagal: Đây là phương pháp tác động đến dây thần kinh phế vị, một dây thần kinh chạy dài từ não đến bụng của bạn có tác dụng kiểm soát nhịp tim. Các kỹ thuật của nghiệm pháp Vagal bao gồm: Hít thật sâu và kích thích nôn sau đó gắng rặn để tạo áp lực trong ổ bụng (giống như khi rặn đại tiện), ho thật mạnh, úp mặt vào thau đá lạnh hoặc chườm túi nước đá lên mặt.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Điển hình như đi bộ, yoga. Các bài tập này sẽ giúp người bị tim đập nhanh thư giãn và ổn định nhịp tim tốt hơn.

Nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp ổn định nhịp tim của bạn

Nghỉ ngơi thư giãn sẽ giúp ổn định nhịp tim của bạn

Người bệnh nhịp tim nhanh nên ăn gì, kiêng gì?

Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên sử dụng để xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh nhịp tim nhanh. 

Những thực phẩm người bị nhịp tim nhanh nên ăn

  • Các loại trái cây tươi : Mơ, chuối, dưa hấu đỏ, cam...
  • Các loại rau củ: Rau chân vịt, cà chua, khoai lang
  • Các loại đậu: Đậu hà lan, đậu đỏ
  • Sữa chua ít đường
  • Trà xanh matcha, trà Hibiscus
  • Dầu cá (Omega-3)

Những thực phẩm người bị nhịp tim nhanh nên hạn chế

  • Các món ăn nhiều dầu mỡ, đặc biệt là chất béo bão hòa 
  • Thức ăn cay nóng
  • Đồ uống có ga
  • Thức ăn nhanh
  • Muối và các thực phẩm giàu natri
  • Đường, đặc biệt là đường hóa học

Giải đáp các thắc mắc thường gặp về tình trạng tim đập nhanh

Dưới đây là lời giải đáp cho những thắc mắc hay gặp của người bệnh nhịp tim nhanh. 

Nhịp tim nhanh có chữa khỏi được không?

Bệnh nhịp tim nhanh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn có phương pháp điều trị đúng. Hiện nay có nhiều cách điều trị nhịp tim nhanh bao gồm: nghiệm pháp Vagal, thuốc làm chậm nhịp tim, sốc điện tim...

Nếu bạn thấy tim đập trên 100 nhịp một cách thường xuyên, bạn nên đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phương án điều trị thích hợp. Càng điều trị sớm thì nguy cơ dẫn đến biến chứng càng thấp.

Thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy tim đập nhanh một cách dai dẳng

Thông báo cho bác sĩ nếu cảm thấy tim đập nhanh một cách dai dẳng

Vì sao khi căng thẳng nhịp tim đập nhanh?

Tình trạng lo lắng hay căng thẳng sẽ làm kích hoạt hệ thần kinh tự chủ trong cơ thể tiết hormone adrenaline. Hormon này gây co mạch, làm tăng lưu thông máu và khiến tim đập nhanh hơn. 

Khi đi khám nhịp tim nhanh cần lưu ý gì?

Trước khi đi khám nhịp tim nhanh, bạn cần lưu ý những điều sau để kết quả chẩn đoán được chính xác:

  • Ngủ đủ giấc, không thức khuya, không uống cà phê, rượu bia hay bất kỳ chất kích thích nào trước khi đi khám. Những chất này sẽ làm tim bạn đập nhanh hơn, dẫn đến sai lệch trong kết quả đoán. 
  • Nên nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi khám vì có thể bạn sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu.
  • Cung cấp cho các thông tin triệu chứng, tiền sử bệnh, các thuốc đang sử dụng để giúp bác sĩ có thêm cơ sở để chẩn đoán. 
  • Chuẩn bị sẵn các câu hỏi mà bạn thắc mắc để trong quá trình thăm khám bạn có thể trao đổi với bác sĩ của mình để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh. 

Vì sao nhịp tim trẻ em nhanh hơn người lớn?

Sở dĩ nhịp tim trẻ em cao hơn người lớn là bởi vì khi còn nhỏ, cơ thể sẽ hoạt động nhiều hơn để chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, giúp trẻ phát triển cả về thể lực lẫn trí não. Điều này đòi hỏi lượng oxy cung cấp cao hơn, tim phải đập nhanh hơn để cung ứng cho nhu cầu của cơ thể. 

Càng lớn thì nhịp tim càng giảm, đến khoảng 10 tuổi thì chỉ số này của trẻ sẽ trở về mức ngang bằng với người lớn (60-100 nhịp/phút)

Quá trình phát triển khiến cho nhịp tim ở trẻ em cao hơn người lớn

Quá trình phát triển khiến cho nhịp tim ở trẻ em cao hơn người lớn

Bà bầu nhịp tim nhanh có sao không?

Khi mang thai, tim của người phụ nữ phải làm việc nhiều hơn vì khi thai nhi lớn dần lên, tim phải bơm máu đến tử cung nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi. Lượng máu tăng thêm này dẫn đến nhịp tim nhanh hơn bình thường khoảng 25%. Do đó mẹ bầu sẽ cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh hơn. Điều này là bình thường và bạn không cần lo lắng. 

Sau khi sinh xong, nhịp tim sẽ trở về mức bình thường. Nếu như nhịp tim của bạn vẫn cao sau khi sinh xong thì bạn nên nói cho bác sĩ biết để được chẩn đoán và có phương án điều trị khác. 

 Làm sao để phòng ngừa nhịp tim nhanh?

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Thực đơn với nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế chất béo và muối là thực đơn lý tưởng để phòng ngừa các bệnh về tim mạch, trong đó có nhịp tim nhanh.
  • Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc giúp bạn hạn chế biến chứng của nhịp tim nhanh bằng cách giảm mức độ căng thẳng của não bộ. Bạn nên cố gắng duy trì thói quen ngủ 7-8 tiếng mỗi ngày. 
  • Duy trì hoạt động thể lực: Tập thể dục giúp tim bạn trở nên khỏe mạnh hơn. Tùy thuộc vào tình trạng rối loạn nhịp tim mà lựa chọn bài tập cho phù hợp. Không nên tập quá sức sẽ làm nhịp tim trở nên tồi tệ hơn. Các môn thể dục như đi bộ, yoga sẽ phù hợp cho bệnh nhân nhịp tim nhanh. 
  • Giảm cân: Tình trạng thừa cân hoặc béo phì khiến cho tình trạng nhịp tim nhanh của bạn trở nên khó kiểm soát hơn. Bạn nên giữ cân nặng ở trong mức lý tưởng để phòng ngừa nhịp tim nhanh. 
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích: Các chuyên gia khuyên rằng chỉ nên sử dụng từ 1-2 ly rượu hoặc 1-2 ly cà phê mỗi ngày để hạn chế nguy cơ về tim mạch, bao gồm cả nhịp tim nhanh. 
  • Bỏ thuốc lá: Thuốc lá có chứa nicotin là một chất kích thích tương tự như caffeine và rượu... Bỏ thuốc lá có thể giúp bạn kéo dài tuổi thọ, giảm thiểu biến chứng của nhịp tim nhanh. 

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có một cái nhìn rõ ràng hơn về nhịp tim nhanh cũng như cung cấp thêm cho bạn những mẹo làm giảm nhịp tim nhanh tại nhà. Nếu cần thêm thông tin, bạn hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Tài liệu tham khảo: medicalnewstoday, mayoclinic, nhlbi, pennmedicine, twigscafe, healthcare, webmd