Rất nhiều người bị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp được kê đơn Verapamil. Vậy thuốc này có tác dụng gì và cần sử dụng như thế nào để đạt kết quả điều trị cao huyết áp và đau thắt ngực tốt nhất? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được những thông tin cơ bản nhất về Verapamil nhé!

Dùng Verapamil đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị đau thắt ngực, cao huyết áp

Dùng Verapamil đúng cách giúp tăng hiệu quả điều trị đau thắt ngực, cao huyết áp

Verapamil là thuốc gì?

Verapamil là một thuốc được sử dụng để điều trị cao huyết áp và kiểm soát các cơn đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim. Đây là một thuốc chẹn kênh canxi tương tự như Diltiazem. Thuốc có tác dụng làm giãn các mạch máu, giảm áp lực của máu lên thành mạch giúp hạ huyết áp, giảm nguy cơ suy tim. Ngoài ra, thuốc cũng giúp tăng lưu lượng máu tim cũng như làm ổn định nhịp tim trong trường hợp tim đập nhanh.

Trong các cập nhật mới về thuốc điều trị thiếu máu cơ tim, Verapamil thường được ưu tiên cho những người thiếu máu cơ tim mắc kèm tăng huyết áp, rung nhĩ, nhịp tim ≥ 70 nhịp/phút hoặc bị co thắt động mạch vành.

Hiện nay trên thị trường Verapamil có các dạng bào chế và hàm lượng như sau:

  • Verapamil viên nén, viên bao 40mg, 80mg, 120mg (biệt dược Verapamil Sanofi, Isoptine Mylan)
  • Verapamil viên tác dụng kéo dài 120 mg, 180 mg, 240 mg (biệt dược Calan SR, Isoptin SR)
  • Verapamil tiêm tĩnh mạch: Ống 5 mg/2 ml, 10 mg/4 ml, 5 mg/2 ml, 20 mg/4 ml.

Trong đó, hai hàm lượng được kê đơn phổ biến nhất là Verapamil 40mg và Verapamil 80mg sẽ có giá dao động từ 100.000 – 125.000 VNĐ/hộp. 

Thuốc Isoptine Verapamil 40mg là một trong những biệt dược thường được kê đơn

Thuốc Isoptine Verapamil 40mg là một trong những biệt dược thường được kê đơn

Hướng dẫn sử dụng thuốc Verapamil

Khi sử dụng thuốc nói chung và Verapamil nói riêng, người bệnh luôn phải chú ý dùng đúng hướng dẫn để đạt được hiệu quả cao trong quá trình điều trị bệnh. Cụ thể cách dùng và liều dùng của thuốc Verapamil như sau:

Cách dùng và liều dùng

Bạn nên dùng thuốc Verapamil một đến ba lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Để tránh trường hợp quên thuốc và duy trì hiệu quả của thuốc tốt hơn, bạn nên uống thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày.

Đặc biệt khi uống Verapamil dạng giải phóng kéo dài, bạn cần nuốt toàn bộ viên với khoảng 250ml nước, không được nhai hay nghiền viên. Nếu bạn muốn bẻ đôi viên thuốc để dễ nuốt, bạn cần hỏi bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp với đặc điểm của thuốc mà bạn dùng.

Liều dùng Verapamil sẽ tùy thuộc vào mục tiêu điều trị và dạng bào chế. Cụ thể:

Với dạng viên nén, viên bao thông thường

  • Đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim: Người lớn với 80 -120 mg/lần, uống 3 lần/ngày, tăng liều dần dần cách tuần đến khi có hiệu quả, tối đa 480 mg/ngày. Người lớn tuổi, suy gan: 40mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày.
  • Tăng huyết áp: Người lớn với 80mg/lần, uống 3 lần mỗi ngày, liều sẽ được tăng dần đến khoảng điều trị và được thay đổi tùy theo từng người bệnh. Người cao tuổi hoặc tầm vóc nhỏ, uống 40mg/lần, 3 lần mỗi ngày.

Với dạng viên nén tác dụng kéo dài

Với điều trị đau thắt ngực và tăng huyết áp, ở người lớn liều ban đầu là 180 mg/ngày, còn với người cao tuổi là 120 mg/ngày. Tùy theo cơ địa và sự hiệu quả của thuốc đối với người bệnh, liều dùng có thể tăng dần theo công thức sáng và tối dựa theo tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. 

Bạn cần dùng thuốc Verapamil đúng theo liều được bác sĩ chỉ định

Bạn cần dùng thuốc Verapamil đúng theo liều được bác sĩ chỉ định

Cách xử lý khi quên uống hoặc uống quá liều

Trường hợp quên liều: Hãy uống liền liều mà bạn đã quên ngay khi bạn nhớ ra, tuy nhiên nếu đã gần tới thời gian uống liều tiếp theo thì không dùng liều đã quên đó nữa. Lưu ý không uống bù liều gấp đôi vì điều này rất nguy hiểm.

Trường hợp quá liều: Khi lỡ dùng quá liều thì người bệnh có thể gặp các triệu chứng như chóng mặt, mờ mắt, nhịp tim không đều... Trong trường hợp nặng, người bệnh thậm chí có thể bị khó thở, khó nuốt hay co giật, cần đưa ngay đến bệnh viện để theo dõi và xử lý các biến chứng kịp thời vì quá liều Verapamil có thể gây tử vong.

5 điều cần lưu ý khi dùng Verapamil

Ngoài cách dùng và liều dùng, các lưu ý về tác dụng phụ hay tương tác của Verapamil với các thuốc khác cũng là những điều rất quan trọng cần cho người bệnh trong khi sử dụng thuốc.

Verapamil có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Một số tác dụng không mong muốn mà người dùng thường gặp ở những ngày đầu sử dụng thuốc Verapamil 40mg, Verapamil 80mg hoặc các hàm lượng khác là:

  • Buồn nôn, táo bón
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Hạ huyết áp thấp quá mức.
  • Nhịp tim chậm, block nhĩ thất.

Hầu hết các tác dụng phụ này đều nhẹ và tự hết. Tuy nhiên nếu chúng kéo dài, bạn cần báo cho bác sĩ để được điều chỉnh thuốc. Đặc biệt trong trường hợp bạn thấy có các dấu hiệu dị ứng thuốc như phát ban, nổi mẩn dị ứng, khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng thì bạn cần dừng dùng thuốc ngay, sau đó gọi cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.

Dị ứng thuốc là một trường hợp nặng do đó cần có những xử lý kịp thời

Dị ứng thuốc là một trường hợp nặng do đó cần có những xử lý kịp thời

Đối tượng cần thận trọng với Verapamil

Các đối tượng mắc một số bệnh dưới đây cần theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể khi dùng Verapamil:

  • Huyết áp thấp (chỉ số huyết áp tâm thu < 90 mmHg)
  • Suy tim thất trái, nhịp tâm thất nhanh
  • Tiền sử bị sốc tim, nhồi máu cơ tim cấp
  • Rối loạn dẫn truyền nặng: block nhĩ thất độ 2 và 3 (trừ khi người bệnh có đặt máy tạo nhịp); block xoang nhĩ; hội chứng suy nút xoang (hội chứng tim chậm - tim nhanh)
  • Rung nhĩ, cuồng nhĩ kèm hội chứng Wolff - Parkinson - White

Các loại thực phẩm nên tránh khi dùng thuốc

Một số thực phẩm người bệnh cần hạn chế tối đa trong khi sử dụng Verapamil là:

  • Bưởi và các loại nước ép bưởi vì ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của Verapamil
  • Rượu và các đồ uống có cồn vì nó có thể làm giảm huyết áp đột ngột hơn nữa hoặc làm tăng tác dụng phụ chóng mặt, đau đầu của thuốc.

Ngoài ra, để hạn chế tác dụng phụ táo bón khi dùng Verapamil liều cao kéo dài, bạn nên ăn nhiều các thực phẩm có chất xơ hòa tan như: rau đay, mồng tơi, các loại đậu, trái bơ…

Trong quá trình sử dụng thuốc nếu có băn khoăn, bạn hãy liên hệ cho các chuyên gia Tim mạch theo số 0981 238 219 để được tư vấn. 

ĐT-219.jpg

Các thuốc cần chú ý khi kết hợp với Verapamil

Có nhiều loại thuốc có thể tương tác xấu với Verapamil. Chúng có thể làm tăng, giảm hiệu quả sử dụng hoặc có thể làm tăng tác dụng không mong muốn của Verapamil lên. Sau đây là một số thuốc như vậy mà bạn có thể gặp:

  • Aspirin, Nefazodone, Imatinib, Lithium.
  • Các loại thuốc điều trị tim mạch hoặc huyết áp khác, đặc biệt là Clonidine, Digoxin, Flecainide, Nicardipine, Quinidine
  • Thuốc kháng sinh: Clarithromycin, Azithromycin, Telithromycin
  • Thuốc kháng nấm: fluconazole, isavuconazole, itraconazole
  • Thuốc kháng virus điều trị viêm gan hoặc HIV/AIDS: Atazanavir, Boceprevir, Cobicistat, Delavirdine, Efavirenz, Fosamprenavir, Indinavir, Nelfinavir, Ritonavir, Saquinavir
  • Các thuốc trị đau thắt ngực khác như chẹn beta (Atenolol, Metoprolol, Nadolol, Nebivolol, Propranolol, Sotalol) hay ivabradine.
  • Thuốc hạ Cholesterol máu: Atorvastatin, Fluvastatin, Lovastatin, Pitavastatin, Pravastatin, Rosuvastatin, Simvastatin
  • Thuốc điều trị rối loạn tuyến tiền liệt: Alfuzosin, Doxazosin, Prazosin, Terazosin, Silodosin, Tamsulosin
  • Thuốc chống động kinh: Phenobarbital (gardenal), Carbamazepine (tegretol).
  • Thuốc trị lao: Rifampicin, Isoniazid.

Cần chú ý khi dùng Verapamil với thuốc khác vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc

Cần chú ý khi dùng Verapamil với thuốc khác vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc

Lời khuyên khác dành cho người dùng Verapamil

  • Bạn cần được theo dõi về huyết áp, chức năng gan và thận định kỳ khi bạn đang dùng Verapamil để có những thay đổi về liều lượng phù hợp.
  • Không dùng bất kỳ loại thuốc nào khác  cùng lúc hoặc phối hợp với Verapamil mà không báo trước với bác sĩ hoặc dược sĩ. 
  • Không giới thiệu thuốc của bạn cho ai khác có triệu chứng gần giống bạn.
  • Bạn nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu Verapamil làm bạn thấy choáng, chóng mặt, mờ mắt.
  • Tốt nhất không nên dùng Verapamil trong khi mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu bạn vô tình có thai, hãy báo ngay cho bác sĩ.
  • Bảo quản thuốc Verapamil ở nhiệt độ 15 – 25 oC, tránh ánh sáng và ẩm mốc.

Điều quan trọng nhất là song song với việc dùng Verapamil, bạn cần thay đổi lối sống bao gồm việc thay đổi chế độ ăn, tập thể thao, giữ cân nặng hợp lý và bổ sung thảo dược hỗ trợ tim mạch để có thể kiểm soát huyết áp và giảm đau ngực hiệu quả nhất.

Trong các thảo dược dành cho người bệnh đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, nổi bật phải kể đến Thông Dahurian. Đây là một dược liệu quý đã được sử dụng từ lâu tại Nga để bảo vệ tim mạch. Chiết xuất Dihydroquercetin có trong Thông Dahurian được nghiên cứu chứng mình có nhiều lợi ích đối với người bệnh thiếu máu cơ tim như:

  • Giúp tăng cường lưu thông máu đến các vi mạch vành (mạch máu nhỏ nuôi tim), từ đó hỗ trợ giảm đau ngực do thiếu máu cơ tim.
  • Hỗ trợ phục hồi vi tuần hoàn sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.
  • Giúp hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim.
  • Ngăn chặn các mảng xơ vữa động mạch phát triển hoặc xuất hiện mới.

Chiết xuất Thông Dahurian có khả năng chống oxy hóa cao, rất tốt cho người bị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim

Chiết xuất Thông Dahurian có khả năng chống oxy hóa cao, rất tốt cho người bị đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim

Trên đây là một số lưu ý về cách sử dụng và các lưu ý khi sử dụng Verapamil để điều trị cao huyết áp và đau thắt ngực. Để được tư vấn thêm về thuốc hoặc bệnh thiếu máu cơ tim, tăng huyết áp, bạn vui lòng liên hệ đến chuyên gia theo số:

ĐT-219.jpg

Tham khảo: drugs.com, drugs.com, webmd.com, medlineplus.gov, Dược thư Việt Nam