Nếu bạn đang băn khoăn sử dụng thuốc hạ huyết áp Methyldopa sao cho hiệu quả và không gặp tác dụng phụ, bài viết này chính là câu trả lời cho bạn. Ngoài cách dùng, bài viết cũng sẽ cung cấp các lưu ý khi sử dụng và nhiều thông tin cần biết khác về thuốc Methyldopa. 

Người bệnh cần nắm cách sử dụng thuốc hạ áp Methyldopa hiệu quả và an toàn

Người bệnh cần nắm cách sử dụng thuốc hạ áp Methyldopa hiệu quả và an toàn

Methyldopa là thuốc gì?

Methyldopa là thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm tác động lên hệ thần kinh trung ương. Đây là một trong số ít các loại thuốc có thể sử dụng để điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ.

Cơ chế tác dụng của Methyldopa có thể được giải thích đơn giản như sau: Methyldopa đi vào hệ thần kinh trung ương và được chuyển hóa thành alpha - methyl - norepinephrin. Chất này làm giảm hoạt động thần kinh giao cảm, từ đó giúp hạ huyết áp cho người bệnh.

Thuốc hạ áp Methyldopa có hai dạng bào chế là viên nén và hỗn dịch uống với hàm lượng từ 125mg - 500mg. Trong đó, Methyldopa 250mg (biệt dược Dopegyt và Methyldopa Traphaco) là dạng thường được dùng nhất. Bạn có thể tham khảo giá thuốc Methyldopa như sau:

  • Methyldopa 125mg: Giá 2800 VND/viên
  • Methyldopa 250mg: Giá 1030 - 2824 VND/viên
  • Methyldopa 500mg: Giá 2250 VND/viên

Cách sử dụng thuốc Methyldopa

Bạn nên uống Methyldopa 2 - 4 lần mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ vào cùng một thời điểm trong ngày để tránh quên liều. Thuốc có thể uống trước hoặc sau ăn đều được nhưng nếu bạn đang dùng viên uống bổ sung sắt, hãy uống cách nhau ít nhất 2 tiếng để không làm giảm khả năng hấp thu của Methyldopa.

Methyldopa có tác dụng kiểm soát cao huyết áp nhưng không chữa khỏi căn bệnh này. Bạn cần tiếp tục dùng Methyldopa ngay cả khi cảm thấy đã khỏe và các chỉ số huyết áp về mức cho phép. Đừng ngừng dùng Methyldopa mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn. Nếu đột ngột ngừng dùng Methyldopa, huyết áp của bạn có thể tăng lên và gây ra các biến cố nguy hiểm.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu quên uống, bạn hãy uống ngay khi nhớ ra trừ trường hợp đã gần với liều kế tiếp. Khi này, bạn chỉ cần bỏ qua liều đã quên và uống liều tiếp theo với lượng đã được bác sĩ chỉ định.

Uống quá liều Methyldopa sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp nghiêm trọng, mệt mỏi, nhịp tim chậm, chóng mặt, cảm giác lâng lâng, nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón. Nếu gặp các biểu hiện này, bạn phải báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt và đến các cơ sở y tế để có hướng xử lý phù hợp.

Bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị

Bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị

Liều dùng Methyldopa thường gặp

  • Với người lớn (từ 18 đến 64 tuổi): Liều khởi đầu là 250mg Methyldopa, uống 2 - 3 lần 1 ngày. Sau 2-3 ngày nếu huyết áp vẫn cao, bác sĩ có thể tăng liều nhưng tối đa không quá 3g/ngày.
  • Với người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên): Liều ban đầu sẽ thấp hơn là 125mg x 2 lần mỗi ngày. Sau đó tùy vào đáp ứng của người bệnh để tăng liều nhưng tối đa không quá 2g/ngày.
  • Với trẻ em (từ 0 đến 17 tuổi): Liều khởi đầu là 10 mg/kg trọng lượng cơ thể trong một ngày, chia làm 2-4 lần với liều dùng mỗi lần bằng nhau. Liều tối đa của methyldopa cho trẻ em là 65mg/kg hoặc 3g/ngày.

Lưu ý: Người bệnh phải tuân thủ đúng liều dùng mà bác sĩ kê đơn cho mình, không được tự tăng, giảm liều theo đơn của bệnh nhân khác.

Tác dụng phụ của Methyldopa và cách xử trí

Các tác dụng phụ thường gặp của Methyldopa bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, khô miệng, mệt mỏi. Đa phần các tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần dùng thuốc. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn.

Một số tác dụng phụ khác ít gặp nhưng nguy hiểm của Methyldopa là:

  • Thiếu máu tan máu (Coombs dương tính), giảm tiểu cầu (vết thương khó cầm máu), giảm bạch cầu (sốt, xuất hiện các triệu chứng như cúm, cảm lạnh dai dẳng)
  • Hội chứng giống lupus ban đỏ hệ thống
  • Viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim, làm trầm trọng thêm cơn đau thắt ngực.
  • Viêm tụy, nhiễm độc gan (vàng da, vàng mắt, buồn nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi)
  • Gây ra các chuyển động không tự chủ và làm nặng thêm các triệu chứng của bệnh Parkinson
  • Tăng cân, sưng bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mắt cá chân.
  • Dị ứng (sốt, đau tức ngực, phát ban, đau khớp, mệt mỏi, khó thở)
  • Tổn thương da (da đỏ, lột da, phồng rộp)

Nếu gặp các tác dụng phụ này, bạn cần gọi ngay cho bác sĩ.

Methyldopa có thể làm giảm lượng hồng cầu trong máu

Methyldopa có thể làm giảm lượng hồng cầu trong máu

Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Methyldopa

Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh cần lưu ý các vấn đề quan trọng sau đây: 

Các thuốc có thể tương tác với Methyldopa

Tương tác thuốc là hiện tượng các thuốc bị thay đổi cách thức hoạt động khi sử dụng chung với nhau. Điều này có thể gây hại cho người bệnh hoặc ngăn cản thuốc hoạt động tốt. Những thuốc có thể gây tương tác với Methyldopa gồm:

  • Thuốc mê: Thuốc mê cũng làm giảm huyết áp của bạn. Nếu bạn dùng Methyldopa và nhận liều thuốc gây mê thường xuyên, huyết áp của bạn có thể giảm quá thấp.
  • Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực (Lithium): Sử dụng Lithium với Methyldopa có thể khiến lithium trong cơ thể tăng lên và gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Các loại thuốc huyết áp khác bao gồm: Thuốc ức chế men chuyển (benazepril, captopril, cilazapril, enalapril, enalaprilat), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (irbesartan, losartan, olmesartan, telmisartan, valsartan), thuốc chẹn beta (acebutolol, arotinolol, atenolol, betaxolol, bisoprolol, esmolol, metoprolol), thuốc chẹn kênh canxi (amlodipine, felodipine, nicardipine, nifedipine)... Khi dùng đồng thời với methyldopa có thể khiến chỉ số huyết áp giảm quá mức.
  • Thuốc chống trầm cảm nhóm ức chế monoamine oxidase (MAOIs) như: Isocarboxazid, Phenelzine, Tranylcypromine: Dùng những loại thuốc này với methyldopa có thể khiến huyết áp tăng lên mức nguy hiểm. 
  • Chất bổ sung sắt: Sắt có thể ngăn cản quá trình hấp thu methyldopa vào cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả hạ huyết áp của thuốc.

Thuốc bổ sung sắt làm giảm nồng độ methyldopa trong cơ thể

Thuốc bổ sung sắt làm giảm nồng độ methyldopa trong cơ thể

Đối tượng cần thận trọng khi dùng Methyldopa

Những trường hợp sau đây cần thận trọng khi sử dụng Methyldopa:

  • Người bị bệnh gan bởi Methyldopa có thể gây tổn thương gan.
  • Người bị bệnh thận: Nếu thận của người bệnh không hoạt động tốt, thuốc tồn tại trong cơ thể lâu hơn và khiến bạn có nguy cơ mắc các tác dụng phụ. 
  • Phụ nữ đang cho con bú, mang thai: Nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
  • Tiền sử thiếu máu tan huyết, bệnh Parkinson, xơ vữa động mạch não

Những lưu ý khác mà bạn cần nắm rõ

Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả và hạn chế tối đa tác dụng phụ của Methyldopa:

  • Methyldopa có thể gây buồn ngủ trong thời gian đầu hoặc khi mới thay đổi liều. Do đó bạn nên hạn chế lái xe hay vận hành máy móc sau khi uống thuốc.
  • Uống rượu trong khi dùng Methyldopa làm tăng tác dụng của thuốc này. Nó khiến bạn buồn ngủ, chậm chạp hoặc lú lẫn. Vì vậy, bạn cần hạn chế loại đồ uống này.
  • Tránh đứng dậy quá nhanh khi đang ngồi hoặc nằm vì thuốc có thể làm hạ huyết áp tư thế đứng khiến bạn chóng mặt và bị té ngã.
  • Bảo quản Methyldopa ở nhiệt độ phòng, khô ráo, tránh bảo quản ở nơi có độ ẩm quá cao như phòng tắm hay tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
  • Kết hợp sử dụng Methyldopa cùng các thảo dược như Thông Dahurian, Đan sâm, Hoàng đằng… để tăng hiệu quả hạ huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch. Các thảo dược này đều đã được kiểm chứng về tác dụng và độ an toàn trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Dihydroquercetin từ Thông Dahurian - Chiết xuất “vàng” cho người thiếu máu cơ tim

Người bệnh cần sử dụng Methyldopa theo đúng phác đồ của bác sĩ đã đưa ra. Nếu có bất kỳ thắc mắc, bạn hãy gọi tới đường dây nóng dưới đây để được các dược sĩ tư vấn.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov/NBK551671, ncbi.nlm.nih.gov//PMC7154320, reference.medscape.com, reference.medscape.com, medscape.com, drugs.com, medlineplus.gov, healthline.com, tudu.com.vn