Hẹp van tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rung nhĩ, suy tim, đột quỵ đe dọa tính mạng. Bằng cách hiểu rõ hẹp van tim là gì? Nguy hiểm ra sao? Dấu hiệu, nguyên nhân, đặc biệt là cách điều trị, bạn sẽ giảm được các rủi ro này.

Hẹp van tim là gì? 

Hẹp van tim là tình trạng các lá van không mở hoàn toàn khi tim co bóp, làm ảnh hưởng, cản trở tới quá trình lưu thông máu. Bệnh xảy ra khi cấu trúc lá van tim bị thay đổi, dày lên, xơ cứng hoặc dính chặt vào với nhau, không còn mềm mại, thanh mảnh như ban đầu.

Tất cả các loại van tim đều có nguy cơ bị hẹp bao gồm:

  • Hẹp van hai lá: Gây giảm lượng máu từ tâm nhĩ trái (buồng tim phía trên, bên trái) xuống tâm thất trái (buồng tim phía dưới, bên trái).
  • Hẹp van tim 3 lá: Làm cản trở máu từ tâm nhĩ phải (buồng tim phía trên, bên phải) xuống tâm thất phải (buồng tim phía dưới, bên phải).
  • Hẹp van động mạch chủ: Làm giảm lượng máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.
  • Hẹp van động mạch phổi: Khiến lượng máu từ tâm thất phải tới động mạch phổi hạn chế.

Trong đó, hẹp van 2 lá và van động mạch chủ là phổ biến nhất. Van 3 lá và van động mạch phổi ít bị hẹp hơn. Nếu bị hẹp, người bệnh cũng ít rủi ro hơn so với 2 van còn lại.

Rất nhiều người bệnh bị hẹp van tim 2 lá

Rất nhiều người bệnh bị hẹp van tim 2 lá

Các mức độ hẹp van tim

Dựa vào diện tích mở của van tim, người ta chia hẹp van thành 3 mức độ: 

  • Hẹp van tim nhẹ: Diện tích mở van tim trên 1.5 cm2.
  • Hẹp van tim vừa: Diện tích mở van tim từ 1.0 – 1.5 cm2. 
  • Hẹp van tim nặng (hẹp khít): Diện tích mở van tim dưới 1.0 cm2.

Mức độ hẹp càng lớn, nguy cơ người bệnh gặp biến chứng nguy hiểm càng cao.

Nguyên nhân gây hẹp van tim 

Các nguyên nhân gây hẹp van tim thường gặp bao gồm:

  • Thấp tim: Thấp tim hay sốt thấp khớp, van tim hậu thấp là nguyên nhân phổ biến nhất gây hẹp van tim. Bệnh rất hay khiến van tim 2 lá bị hẹp.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Viêm tâm nội mạc có thể khiến lá van bị tổn thương, chúng dính lại với nhau gây hẹp van tim. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây hẹp van rất thường gặp.
  • Khuyết tật bẩm sinh: Rất nhiều trường hợp van tim bị lỗi ngay từ bào thai, gây khuyết tật, hẹp van tim bẩm sinh. Ví dụ như bệnh về van 2 lá bẩm sinh chiếm 1 - 2% dân số, chủ yếu ở nam giới.
  • Vôi hóa van tim: Sự tích tụ canxi tại các lá van cũng khiến van tim bị hẹp, khó đóng mở đúng cách. Nguyên nhân này thường gặp ở người cao tuổi, phổ biến nhất là hẹp van tim ở người già từ 70 - 80 tuổi. 

Ngoài ra van tim cũng có thể bị hẹp do xạ trị lồng ngực, khối u trong tim hoặc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.

 

Thấp tim do liên cầu khuẩn là một nguyên nhân thường gây hẹp van tim

Thấp tim do liên cầu khuẩn là một nguyên nhân thường gây hẹp van tim

Triệu chứng hẹp van tim thường gặp

Người bị hẹp van tim có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đánh trống ngực, đau ngực, hồi hộp, bất an
  • Mệt mỏi, chân tay lạnh, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi
  • Khó thở, nhất là khi hoạt động nặng hoặc khi nằm thẳng, khi ngủ.
  • Thiếu năng lượng hoạt động, giảm khả năng gắng sức
  • Chóng mặt, choáng ngất.
  • Ho, phù sưng mắt cá chân.

Các dấu hiệu hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ thường xuất hiện sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi. Đặc biệt là hẹp van động mạch phổi, bạn có thể gặp các dấu hiệu của bệnh ngay từ giai đoạn đầu khi van bị hẹp nhẹ.

Hẹp van tim khiến bạn thường xuyên gặp phải các triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi… và đứng trước nguy cơ phải thay van tim. Phối hợp nhiều giải pháp sẽ giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn van tim hẹp nặng hơn. Bạn hãy gọi đến số 0981.238.219 để được chuyên gia tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất!

ĐT-219.jpg

Bệnh Hẹp van tim có nguy hiểm không? 

Hẹp van tim, đặc biệt là hẹp van 2 lá, hẹp van động mạch chủ là bệnh lý rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử. 

Cụ thể, các biến chứng hẹp van tim như sau:

  • Suy tim: Suy tim là biến chứng thường gặp nhất. Khi van tim bị hẹp, tim sẽ phải làm việc với công suất lớn hơn nhằm đảm bảo lượng máu đi nuôi cơ thể. Khi gắng sức lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng suy tim, yếu tim.
  • Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não : Khi van tim bị hẹp, máu sẽ bị ứ đọng, hình thành cục máu đông. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng tai biến như đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Rối loạn nhịp tim: Biến chứng phổ biến nhất là rung nhĩ, rung thất và nhịp nhanh thất. Đặc biệt, ở những người bị rối loạn nhịp nhanh thất thì nguy cơ đột tử có thể xảy ra chỉ trong vòng vài phút.

So với hở van tim, hẹp van nguy hiểm hơn rất nhiều. Bởi chúng kéo theo nguy cơ hình thành huyết khối, khó thở, dễ đột quỵ. Do đó, khi có những biểu hiện của bệnh, bạn cần thăm khám và có hướng điều trị kịp thời để tránh những những biến chứng nguy hiểm.

Suy tim là một biến chứng nguy hiểm do hẹp van tim gây ra

Suy tim là một biến chứng nguy hiểm do hẹp van tim gây ra

Cách điều trị hẹp van tim để bệnh không trở nên nguy hiểm 

Bệnh lý hẹp van tim có nguy hiểm đến đâu nhưng nếu biết cách xử lý, bạn hoàn toàn có thể sống khỏe với bệnh. Dưới đây là các cách điều trị hẹp van tim hiệu quả mà bạn nên áp dụng:

Sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật hẹp van tim

Với hầu hết các trường hợp hẹp van tim, bác sĩ sẽ ưu tiên để bạn điều trị nội khoa bằng thuốc trước. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến như: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin ACE, thuốc chẹn Beta, Digitalis, thuốc giãn mạch vành, thuốc chống đông máu… Các thuốc điều trị này có tác dụng làm giảm triệu chứng và phòng ngừa, điều trị các biến chứng do hẹp van gây ra. 

Khi hẹp van tim tiến triển nặng, đáp ứng kém với thuốc điều trị, lúc này bạn cần can thiệp bằng cách phẫu thuật van tim. Một số phương pháp mổ hẹp van tim được sử dụng là: nong van tim, sửa van tim, thay van tim… Tuy nhiên, chi phí mổ hẹp van tim rất lớn. Sau phẫu thuật hẹp van tim, người bệnh vẫn cần tái khám định kỳ, có chế độ chăm sóc và dùng thuốc đều đặn, van tim được sửa chữa mới có thể tồn tại nhiều năm mà không bị hẹp lại.

Phẫu thuật là biện pháp điều trị hẹp van hiệu quả, an toàn

Phẫu thuật là biện pháp điều trị hẹp van hiệu quả, an toàn

Ăn uống, vận động khoa học 

Để việc điều trị hẹp van tim đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bạn cần:

  • Hạn chế ăn muối: Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn. Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm... cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người mỗi ngày.
  • Bổ sung nhiều trái cây, rau củ quả tươi, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất, sử dụng ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế chất béo bão hòa, có hại cho sức khỏe và không sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn.
  • Tập luyện thể dục hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút và đều đặn ít nhất 5 ngày/tuần. Khi thấy các biểu hiện khó thở, đau ngực thì cần dừng lại nghỉ ngơi ngay.

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ giúp bảo tồn chức năng van tim 

Những năm gần đây, việc bổ sung sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh là giải pháp được rất nhiều người bệnh và chuyên gia tim mạch lựa chọn bởi hiệu quả của chúng. Đặc biệt là sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch. 

Các sản phẩm có công dụng này sẽ giúp giảm các triệu chứng hẹp van tim như khó thở, đau ngực, mệt mỏi, ho, phù… và làm giảm áp lực lên van tim, ngăn van tim hẹp nặng lên và phòng tránh các biến chứng suy tim, đột quỵ. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả bạn cần lựa chọn những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản và được các Tạp chí uy tín trong nước cũng như Quốc tế ghi nhận.

Là căn bệnh nguy hiểm nhưng hẹp van tim vẫn có thể kiểm soát tốt. Hy vọng, với bài viết trên, bạn đã có được thêm nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc, vui lòng liên hệ trực tiếp với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được hỗ trợ!

ĐT-219.jpg

Tham khảo: 

mayoclinic  betterhealth.vic.gov.au

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.