Thay van tim là phương pháp cần thiết với người bệnh hẹp hở van tim trong trường hợp van tim bị hư hỏng nặng và không còn đáp ứng với thuốc. Đây là một cuộc phẫu thuật quan trọng và phức tạp, do đó người bệnh thường có nhiều câu hỏi muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này. Chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp và trả lời một cách chi tiết trong bài viết này!

spITK17-9-1.jpg

Người bệnh cần thay van tim khi bị hở hoặc hẹp van tim nặng

Khi nào người bệnh cần thay van tim?

Khi van tim bị hở nặng đến rất nặng 3/4- 4/4 hoặc hẹp khít khiến chức năng tim suy giảm nghiêm trọng, các triệu chứng đau ngực, khó thở, hồi hộp, ho, phù… xảy ra thường xuyên và không đáp ứng với thuốc điều trị thì nên thay van tim. Ngoài ra nếu van cũ bị hư hỏng nặng, không thể tận dụng để sửa chữa, bạn cũng nên thực hiện phẫu thuật này.

Ngược lại, nếu hở van tim hoặc hẹp van tim mức độ nhẹ, người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng thuốc, thay đổi lối sống và bổ sung sản phẩm hỗ trợ để bảo vệ van tim, giảm nguy cơ phải thay van.

Phẫu thuật thay van tim có nguy hiểm không?

Thay van tim có thể gây ra một số biến chứng trong quá trình thực hiện như phản ứng với thuốc gây mê (tăng nhịp tim, tăng huyết áp), chảy máu, chấn thương trong phẫu thuật… Sau mổ, người bệnh cũng có thể gặp một số rủi ro khác như sau: 

Biến chứng

Nguyên nhân

Rối loạn nhịp tim

Đây là biến chứng phổ biến nhất khi thay van tim có thể gây ngừng tim, tăng nguy cơ bị đột tử.

Huyết khối

Do liều thuốc kháng đông chưa phù hợp tạo điều kiện cho huyết khối xuất hiện ở van tim.

Xuất huyết

Do bệnh nhân thường phải dùng thuốc kháng đông để chống lại sự hình thành huyết khối. Vì vậy cơ thể tăng chảy máu, xuất huyết.

Thoái hóa van

Đối với van cơ học là do hình thành huyết khối trên van. Còn với van sinh học do quá trình thoái hóa theo thời gian.

Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

Do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường răng miệng, gây nhiễm khuẩn, sau đó nó tiến vào máu và làm loét van tim.

Hở cạnh vòng van

Do tuột chỉ khâu van, nhiễm khuẩn, xơ hóa hoặc canxi hóa xung quanh vòng van.

Tai biến mạch máu não 

Do cục máu đông hình thành quanh van cơ học bị bong ra gây tắc nghẽn mạch máu não.

spITK17-9-2.jpg

Huyết khối là biến chứng thường gặp sau thay van tim

Người bệnh sau thay van tim sống được bao lâu?

Khảo sát trên Tạp chí Y khoa Anh quốc (BMJ) cho thấy, tuổi thọ của người bệnh hở van động mạch chủ sau phẫu thuật thay van tim sinh học có thể kéo dài thêm 16 năm với các bệnh nhân <65 tuổi, 12 năm với bệnh nhân từ 65 - 75 tuổi và 6 - 7 năm với những người trên 75 tuổi.

Với các loại van khác và các dạng bệnh hẹp hở van tim khác, chưa có nhiều nghiên cứu chỉ ra con số cụ thể về thời gian sống của người bệnh sau thay van tim. Tuy nhiên tất cả các chuyên gia đều khẳng định rằng: nếu có một chế độ chăm sóc sau phẫu thuật tốt, người bệnh hoàn toàn có thể sống thêm 10 - 20 năm sau khi thực hiện mổ thay van tim.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người sau thay van tim bao gồm:

  • Loại van tim:  Van cơ học có thể tồn tại trên 30 năm, thậm chí lâu hơn mà không hư hỏng, nhưng buộc bạn phải dùng thuốc chống đông máu suốt đời. Tuổi thọ của van tim sinh học thấp hơn, thường kéo dài từ 8 - 15 năm, sau khi bị tái hẹp hở van, người bệnh phải phẫu thuật để thay van tim lần hai.
  • Cơ địa người bệnh: Những người bệnh có một thể trạng tốt, không mắc các bệnh lý mạn tính nào khác sẽ sống thọ hơn.
  • Phương pháp điều trị sau can thiệp: Nếu bạn đáp ứng tốt với các phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc sau phẫu thuật, bạn cũng có thể ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm và sống lâu với van tim nhân tạo được thay. 

Xem thêm: Thay van tim sống được bao lâu? Kéo dài tuổi thọ bằng những cách nào?

Thay van tim có sinh con được không?

Phụ nữ thay van tim vẫn có thể lấy chồng, sinh con bình thường. Rất nhiều người đã sinh con khỏe mạnh sau khi thay van tim. Tuy nhiên, nếu sử dụng van cơ học, bạn sẽ cần báo cho bác sĩ ngay khi có kế hoạch mang thai. Bởi lẽ nếu sử dụng van cơ học, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc chống đông máu cả đời nên dễ bị xuất huyết trong quá trình sinh.

Bạn vừa mới phẫu thuật hay chuẩn bị tiến hành thay van tim và đang thắc mắc nhiều điều cần được giải đáp. Đừng ngần ngại cho các chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết nhất!

ĐT-219.jpg

Nên thay van tim sinh học, cơ học hay van tim tự thân?

Lựa chọn loại van nào sinh học, cơ học hay tự thân để sử dụng trong phẫu thuật thay van sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên đặc điểm của các loại van, tuổi tác, bệnh nền và khả năng tài chính của người bệnh. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có thể cùng bác sĩ thảo luận và tìm ra loại van nào tốt nhất cho mình.

Van tim sinh học

Van tim sinh học được lấy từ tim động vật đã loại bỏ các thành phần gây thải ghép và sửa chữa. Hoặc may mắn đó là van tim lấy từ nguồn hiến tạng (van động mạch chủ).

Ưu điểm lớn nhất của van này là người bệnh chỉ phải sử dụng thuốc chống đông trong khoảng 3 tháng sau phẫu thuật. Tuy nhiên tuổi thọ của van sinh học không cao, chỉ từ 8- 10 năm. Sau đó quá trình lão hóa diễn ra và bệnh nhân phải thay lại van tim mới.

Van sinh học thường được chỉ định cho người trên 65 tuổi, phụ nữ trẻ muốn sinh con trong thời gian gần, trẻ em thay van lần đầu, người không dùng được thuốc chống đông (mắc các bệnh chảy máu), bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.

Van cơ học

Van tim cơ học được làm từ những vật liệu như carbon, ceramic, titan, kim loại, oxi và có độ bền cao, tồn tại suốt đời. Loại van này có giá thành rẻ hơn, chỉ bằng 1/3 so với van sinh học. Tuy nhiên sau khi thay người bệnh sẽ phải dùng thuốc chống đông suốt đời.

Van cơ học thường ưu tiên dành cho người bệnh trẻ tuổi, dưới 60 tuổi, không chống chỉ định với thuốc chống đông nhằm giúp hạn chế tình trạng thay van nhiều lần do quá trình lão hóa.

spITK17-9-3.jpg

Van cơ học có độ bền cao và giá thành rẻ hơn

Van tự thân

Van tim tự thân sử dụng chính màng tim để tái tạo lại van động mạch chủ bị hư hỏng. Khi thay loại van này, người bệnh không cần sử dụng thuốc chống đông, ít bị nhiễm trùng vết mổ và hạn chế thải ghép sau phẫu thuật. Đặc biệt, do không cần mua van nhân tạo nên chi phí điều trị cũng giảm đáng kể.

Nhược điểm lớn nhất của việc thay van tim tự thân là kỹ thuật khá phức tạp. Hiện nay phương pháp này vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam.

Thay van tim hết bao nhiêu tiền?

Chi phí thay van tim thường là 80 - 140 triệu, bao gồm chi phí mua van, chi phí phẫu thuật, chi phí điều trị từ khi vào cho tới khi ra viện. Tuy nhiên chi phí này còn phụ thuộc vào loại van bạn thay và có bảo hiểm y tế hay không.

Trong đó, giá của van tim sinh học dao động từ 40 - 60 triệu đồng, giá thành của van cơ học chỉ bằng 1/3 van cơ học. Nếu có bảo hiểm và đi đúng tuyến, bạn sẽ được chi trả tối đa là 45 tháng lương cơ bản, tương đương với 67.050.000 tùy theo số năm đóng bảo hiểm của người bệnh, loại thẻ bảo hiểm. Như vậy, chi phí thay van chỉ rơi vào khoảng 50 - 80 triệu tùy theo từng bệnh viện.

Thay van tim có mổ nội soi được không?

Phương pháp mổ nội soi - thay van tim qua da có thể ứng dụng trong cả thay van 2 lá, 3 lá, van động mạch phổi lẫn van động mạch chủ. Phương pháp này có tỷ lệ thành công cao, phù hợp với những người bệnh không đủ sức tiến hành phẫu thuật mở, giảm nguy cơ chảy máu và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Thời gian hồi phục của bệnh nhân thay van tim qua da cũng nhanh hơn, chỉ 2- 6 ngày. Tuy nhiên đây là một trong những kỹ thuật thay van tim hiện đại và phức tạp nhất thế giới, yêu cầu bác sĩ có trình độ chuyên môn cao và chi phí không hề nhỏ.

spITK17-9-4.jpg

Mổ nội soi thay van tim với xác suất thành công cao

Thay van tim ở bệnh viện nào tốt nhất?

Phẫu thuật thay van tim là một trong những ca phẫu thuật lớn, phức tạp và kéo dài. Do đó bạn cần lựa chọn các cơ sở phẫu thuật chuyên nghiệp, uy tín. Bạn nên tham khảo thay van tim tại các Bệnh viện chuyên khoa tim mạch như:

- Trung tâm tim mạch - Bệnh viện E

- Bệnh viện tim Hà Nội

- Viện tim mạch - Bệnh viện Bạch Mai

- Bệnh viện Việt Đức - khoa tim mạch lồng ngực

- Viện tim mạch trực thuộc bệnh viện TWQĐ 108

- Viện tim Tâm Đức

- Viện tim TPHCM

Nên làm gì trước khi thay van tim?

Trước khi thực hiện mổ thay van tim, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây để kết quả cuộc phẫu thuật được tốt nhất:

  • Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ như chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim, kiểm tra tình trạng thận, gan, nhóm máu, điện tâm đồ...
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc phẫu thuật.
  • Buổi tối trước ngày phẫu thuật, bạn cần vệ sinh cơ thể, làm sạch lông vùng kín để đảm bảo da sạch, phục vụ cho cuộc phẫu thuật tốt hơn.

Sau thay van tim cần lưu ý điều gì?

Sau phẫu thuật thay van tim, bạn sẽ phải nằm viện khoảng 7-10 ngày để theo dõi. Trong thời gian nằm viện bạn cần lưu ý:

  • Tập hít thở sâu và tập ho nhằm làm giảm tình trạng ứ máu tại phổi
  • Nằm ngủ nghiêng về một bên và trở mình vài tiếng một lần tránh mỏi người
  • Tập đi bộ các quãng ngắn sau mổ 2 ngày

Về chế độ ăn sau thay van tim, người bệnh cần đảm bảo dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe sau mổ nhanh chóng. Cụ thể nên ăn bớt muối, hạn chế các thực phẩm nhiều muối như cà muối, dưa chưa, cá khô, đồ đóng hộp, đồ ăn nhanh. Đồng thời nên hạn chế ăn các loại rau xanh thẫm vì chúng rất giàu vitamin K - đây là chất ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông.

Để kéo dài tuổi thọ sau thay van tim, khi đã được xuất viện về nhà, bạn cũng cần tuân thủ thêm 1 số lưu ý sau:

  • Bạn cần suy nghĩ tích cực, tránh lo lắng, stress, căng thẳng.
  • Sử dụng thuốc đúng liều đúng loại theo chỉ dẫn của bác sĩ, không được ngưng dùng thuốc đột ngột.
  • Trong vòng 3 tháng sau mổ cần tái khám thường xuyên để theo dõi và điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp. Những năm tiếp theo nên định kỳ 6 tháng kiểm tra 1 lần.
  • Nếu người bệnh uống thuốc chống đông dài ngày cần làm xét nghiệm INR để dự đoán trước tình trạng xuất huyết. Đồng thời cần theo dõi các biểu hiện của cơ thể và thông báo với bác sĩ điều trị khi: bầm tím dưới da, chảy máu ở chân răng hoặc mũi, cước tiểu và phân có màu hồng, đỏ, nâu, đen, bị rong kinh hoặc rong huyết, nôn ra máu…
  • Sử dụng thuốc kháng sinh trước và sau thủ thuật có liên quan đến răng miệng. Đánh răng, dùng chỉ nha khoa và sát khuẩn răng miệng hằng ngày.
  • Tập luyện thể thao nhẹ nhàng giúp cơ thể mau chóng hồi phục bằng cách đi bộ, đạp xe, tập Yoga hay dưỡng sinh… Các bài tập được khuyến khích cho bạn như đi bô, đạp xe… khoảng 30 phút mỗi ngày.

Đặc biệt, người bệnh sau thay van tim có thể tham khảo bổ sung sản phẩm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và tăng cường sức khỏe tim giúp tim co bóp tống máu khỏe hơn. Như vậy, tốc độ hồi phục sau cuộc đại phẫu sẽ nhanh hơn, đồng thời làm giảm áp lực lên van tim và kéo dài tuổi thọ cho van tim.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã giải đáp được hết các thắc mắc về thay van tim. Đây là một ca phẫu thuật phức tạp, yêu cầu bác sĩ có chuyên môn cao nhưng cũng không quá nguy hiểm. Bạn hoàn toàn yên tâm thực hiện để có thể kéo dài tuổi thọ, sống khỏe mạnh như người bình thường.

ĐT-219.jpg

Tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov  mayoclinic  heartandstroke