Phẫu thuật bắc cầu mạch vành (CABG) là phương pháp tạo ra đường dẫn máu mới đến nuôi cơ tim. Đây là phương pháp hiệu quả và triệt để nhất hiện nay trong điều trị các trường hợp tắc hẹp mạch vành nặng. Các thông tin như ưu nhược điểm, biến chứng & chi phí khi mổ bắc cầu mạch vành có trong bài viết sau đây.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là gì?
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một thủ thuật điều trị bệnh mạch vành hay hội chứng mạch vành cấp, được thực hiện nhằm cải thiện lượng máu đến nuôi cơ tim. Phương pháp này còn được gọi là phẫu thuật ghép nối động mạch vành hay phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành giúp tạo đường đi mới để cung cấp đủ máu nuôi cơ tim
Trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành, bác sĩ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hay tĩnh mạch tay, chân hoặc ngực và “nối” vào phần động mạch vành bị tắc để tạo con đường lưu thông máu mới phía sau đoạn động mạch vành bị hẹp.
Ưu điểm của mổ bắc cầu mạch vành
So với các phương pháp điều trị bệnh mạch khác, mổ bắc cầu động mạch vành có một số ưu điểm như sau:
- Phẫu thuật bắc cầu mạch vành giúp người bệnh cải thiện đáng kể các triệu chứng đau thắt ngực, nặng ngực và giảm thiểu nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ. Từ đó, người bệnh được nâng cao tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống, thậm chí như người bình thường.
- Khi thân chung động mạch vành trái bị hoặc nhiều nhánh mạch vành bị tắc nghẽn thì phương pháp bắc cầu mạch vành giúp hiệu quả điều trị tốt hơn so với điều trị nội khoa hoặc đặt stent mạch vành.
- Hiệu quả sau khi mổ bắc cầu mạch vành có thể lên đến 10 - 15 năm, sau đó nếu tái tắc nghẽn mạch vành thì người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật lần hai.
Ai được chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành?
Thông thường, những người bệnh có tình trạng tắc hẹp mạch vành nặng sẽ được chỉ định phẫu thuật bắc cầu mạch vành khi:
- Các cơn đau thắt ngực ổn định (cơn đau khi gắng sức) không thể cải thiện khi dùng thuốc điều trị. Tình trạng đau thắt ngực không ổn định (cơn đau xuất hiện cả khi nghỉ) kéo dài và không đáp ứng với điều trị nội khoa. Đồng thời, người bệnh không thể đặt stent mạch vành.
- Khi động mạch vành tổn thương nặng, hẹp nhiều nhánh hay chức năng bơm máu của tâm thất trái kém.
- Người có nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột tử cao khi thực hiện các nghiệm pháp gắng sức.
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người bệnh có khả năng kéo dài thời gian sống đáng kể sau phẫu thuật.
Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành được chỉ định khi phương pháp điều trị nội khoa kém hiệu quả
Để tránh hay trì hoãn nguy cơ phẫu thuật, người bệnh mạch vành cần có hướng điều trị kết hợp nhiều giải pháp như thuốc, sản phẩm hỗ trợ và thay đổi trong chế độ sinh hoạt, ăn uống. Hãy gọi tới số 0981.238.219 để được các chuyên gia tim mạch tư vấn hướng điều trị chi tiết nhất với tình trạng bệnh của bạn!
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành có nguy hiểm không?
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành là một thủ thuật tương đối an toàn. Trên thực tế, tỉ lệ các ca mổ bắc cầu động mạch có tỉ lệ thành công lên đến 90 - 95%. Tuy nhiên giống như các phương pháp phẫu thuật tim mạch khác, người bệnh vẫn có thể gặp một số biến chứng như:
- Suy giảm trí nhớ (tình trạng này sẽ được cải thiện trong vòng 6 - 12 tháng sau phẫu thuật)
- Biểu hiện trầm cảm: Có thể xuất hiện ở 1/3 số ca sau phẫu thuật và cần được phát hiện, điều trị sớm nhằm tránh những hậu quả đáng tiếc.
- Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim: Khoảng 40% người bệnh sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành bị rung nhĩ.
- Nhiễm trùng vết mổ hoặc chảy máu
- Cơ tim suy yếu tạm thời
- Cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề hô hấp (viêm phổi)
- Suy giảm chức năng nội tạng, suy thận (5%)
- Tử vong (phần lớn là do người bệnh mạch vành có bệnh lý nền như bệnh thận, bệnh tiểu đường...)
Bạn không nên quá lo lắng vì khả năng xảy ra biến chứng sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành là khá thấp. Hầu hết các trường hợp xảy ra biến chứng là do người bệnh mắc nhiều bệnh lý nền hoặc ca phẫu thuật được thực hiện khẩn cấp. Vì vậy, nếu bác sĩ chỉ định phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thì bạn hãy yên tâm và tích cực điều trị để sớm phục hồi sức khỏe.
Quy trình phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Có 3 cách phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (CABG) là mổ truyền thống, phẫu thuật không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể và phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Quy trình phẫu thuật của mỗi phương pháp sẽ có một số khác biệt, cụ thể như sau:
Khi mổ bắc cầu mạch vành, bác sĩ sẽ sử dụng động mạch/tĩnh mạch mới từ tay, chân và vú
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành truyền thống
CABG truyền thống sẽ mở ngực qua đường xương ức, sau đó đặt máy tim - phổi nhân tạo giúp tạo tuần hoàn ngoài cơ thể. Điều này giúp tim ngừng đập, tống máu khỏi tim để tạo điều kiện nối mạch thuận lợi. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật ghép bắc cầu bằng cách khâu đoạn mạch mới ngay dưới vị trí tắc nghẽn của động mạch vành.
Khi đã tiến hành ghép nối xong, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận và đảm bảo rằng các mạch máu mới đang hoạt động hiệu quả. Thông thường, một ca mổ bắc cầu mạch vành thường kéo dài khoảng 4 - 6 tiếng, tùy thuộc vào số lượng động mạch được bắc cầu.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể
CABG không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể là phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành mới, giúp hạn chế biến chứng do mổ hở như CABG truyền thống.
Bác sĩ sẽ mở một đường nhỏ cạnh xương ức/khe liên sườn sau đó tiến hành nội soi bắc cầu mạch với sự giúp đỡ của robot. Tỉ lệ chảy máu và nhiễm trùng vết thương khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành không tuần hoàn ngoài cơ thể thấp hơn so với mổ CABG truyền thống.
Tuy nhiên, ở phương pháp này tim vẫn hoạt động nên người bệnh có thể bị tổn thương khi mổ (do thiếu máu tạm thời).
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành xâm lấn tối thiểu
CABG bằng xâm lấn tối thiểu là kỹ thuật có độ khó cao và không thích hợp với các trường hợp bắc cầu nhiều nhánh, đặc biệt với các mạch máu ở mặt sau của tim.
Phương pháp này thường được thực hiện không dùng tuần hoàn ngoài cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân vẫn sử dụng tuần hoàn ngoài cơ thể khi mổ bằng cách đặt ống thông trong lòng động mạch và tĩnh mạch.
Phẫu thuật bắc cầu mạch vành xâm lấn tối thiểu giúp hạn chế biến chứng nhiễm trùng xương ức. Tuy nhiên, tỷ lệ tử vong và các biến chứng nguy hiểm thì tương đương với mổ bắc cầu mạch vành truyền thống.
Chi phí và địa chỉ phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Chi phí phẫu thuật bắc cầu mạch vành rơi vào khoảng từ 100 - 115 triệu đồng cho một cầu mạch. Đối với người bệnh có BHYT thì chi phí sẽ từ 70 - 100 triệu đồng tùy thuộc vào bệnh viện và phương pháp phẫu thuật. Trường hợp người bệnh cần bắc nhiều cầu mạch vành thì chi phí sẽ đắt hơn.
Người bệnh nên phẫu thuật bắc cầu mạch vành tại các bệnh viện lớn, uy tín như Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai), Viện Tim mạch Hà Nội, Viện Tim TP HCM, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), Bệnh viện Trung ương Huế...
Trước khi mổ bắc cầu động mạch vành, người bệnh nên làm gì?
Để đảm bảo ca phẫu thuật thành công, bệnh viện giải thích kỹ thủ thuật và yêu cầu bạn thực hiện một số thủ tục như:
Thuốc lá gây cản trở quá trình hồi phục sau mổ bắc cầu mạch vành
- Bạn cần đi cùng người nhà để ký đơn cam kết phẫu thuật
- Hãy tháo và để những đồ trang sức, phụ kiện ở nhà
- Thông báo bác sĩ biết mình dị ứng với loại thuốc nào (nếu có) và tất cả các thuốc bạn đang dùng.
- Nhập viện trước một ngày để tiến hành những xét nghiệm cần thiết (xét nghiệm máu, siêu âm tim, chụp X-quang phổi…)
- Nhịn ăn, uống khoảng từ 4 - 6 giờ trước khi phẫu thuật
- Ngưng hút thuốc vì thuốc lá có thể tạo ra chất nhầy trong phổi và cản trở quá trình hồi phục.
Lưu ý sau phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Sau đây là một số lưu ý chăm sóc sau mổ bắc cầu động mạch vành giúp người bệnh chăm sóc vết mổ và phục hồi tốt.
Chăm sóc hậu phẫu tại bệnh viện
Sau khi phẫu thuật, người bệnh sẽ được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) để theo dõi điện tâm đồ (ECG), huyết áp, nhịp thở… và cần nằm viện từ 4 - 5 ngày.
Khi cơ thể đã ổn định để tự thở, bạn hãy cố gắng hít sâu và ho khoảng vài giờ một lần. Ho có thể gây khó chịu, đau nhức nhưng điều này sẽ giúp ngăn chất nhầy tích tụ trong phổi và gây viêm phổi. Bạn có thể ôm một chiếc gối chặt vào ngực khi ho để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Cách một ngày, nhân viên hộ lý sẽ thay băng và vệ sinh vết mổ cho bạn. Hãy liên lạc với y tá ngay nếu bạn nhận thấy vết mổ chảy máu hoặc có hiện tượng bất thường.
Sau khi vết mổ ổn định, bạn sẽ được chuyển sang khu vực điều dưỡng sau phẫu thuật. Lúc này, bạn có thể tăng vận động bằng cách đi lại xung quanh hành lang, ban công.
Thời gian này và sau khi về nhà, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau và các thuốc chống đông máu (Aspirin, Clopidogrel...). Hãy dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ vì nếu bạn dùng quá liều thuốc có thể gây ra tình trạng chảy máu.
Chăm sóc tại nhà
Điều quan trọng nhất khi chăm sóc tại nhà là người bệnh cần giữ vệ sinh vết mổ, thay băng cách ngày và nghỉ ngơi hợp lý. Do đó, bạn cần chú ý:
- Nếu nhận thấy vết mổ viêm đỏ, có dịch và mủ hoặc đau bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra.
- Nên vận động như đi lại quanh nhà, làm công việc nhà nhẹ nhàng để cơ thể hồi phục nhanh chóng.
- Thông thường, sau 6 - 8 tuần thì vết mổ đã hoàn toàn ổn định để bạn có thể sinh hoạt và làm việc. Tuy nhiên, nếu công việc yêu cầu gắng sức nhiều và xử lý linh hoạt, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 3 tháng.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng như: Sốt, đỏ, sưng, chảy máu hoặc chảy dịch từ vết thương phẫu thuật, đau nhiều ở vị trí được phẫu thuật, khó thở, mạch nhanh hoặc bất thường, sưng ở chân, tê ở tay và chân, buồn nôn dai dẳng hoặc nôn mửa.
Vận động nhẹ nhàng giúp bạn phục hồi nhanh chóng sau mổ bắc cầu mạch vành
Tái khám định kỳ
Sau khi phẫu thuật bắc cầu mạch vành, người bệnh cần tái khám để bác sĩ cắt chỉ vết mổ và đánh giá chức năng hoạt động của cầu vành mới. Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu bạn kiểm tra sức khỏe tổng quát để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Việc tái khám định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi và hồi phục sức khỏe sau phẫu thuật tốt nhất.
Thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch vành rất hiệu quả trong điều trị mạch vành, tuy nhiên động mạch mới vẫn có nguy cơ tái tắc hẹp nếu bạn không giữ gìn. Vì vậy, đừng quên duy trì một chế độ điều trị phù hợp để nâng cao chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ sau phẫu thuật!
Nguồn tham khảo: mayoclinic, hopkinsmedicine, nhs.uk, medicalnewstoday
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.
Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014.
Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.