Vastarel được ví như thuốc "cứu cánh" người bệnh đau thắt ngực khi đáp ứng kém với các thuốc chống đau thắt ngực khác. Dù vậy, việc uống Vastarel không đúng cách dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hại. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu và dùng Vastarel đúng cách nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

Vastarel - thuốc “cứu trợ tim” trong điều trị đau thắt ngực

Vastarel - thuốc “cứu trợ tim” trong điều trị đau thắt ngực

Vastarel là thuốc gì, có tác dụng ra sao?

Vastarel là thuốc điều trị đau thắt ngực có thành phần chính Trimetazidine. Tác dụng của thuốc là làm tăng sức chịu đựng của cơ tim. Thay vì sử dụng chất béo, thuốc giúp cơ tim chuyển sang sử dụng năng lượng trực tiếp từ glucose nên tiêu thụ năng lượng và oxy ít hơn. Từ đó giúp bảo vệ cơ tim khỏi các tổn thương do cơn đau thắt ngực gây ra ở người bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim. Ngoài ra, thuốc cũng được chứng minh có thể phòng ngừa cơn đau thắt ngực tái phát, tăng tuần hoàn máu đến tim và điều hòa huyết áp.

Trên thị trường hiện có khá nhiều loại Vastarel với hàm lượng khác nhau, tuy nhiên có thể chia thành 2 dạng chính. Thứ nhất là Vastarel dạng thường như Vastarel 20mg. Thứ 2 là dạng giải phóng kéo dài (có ký hiệu MR trong tên thuốc) như Vastarel MR 35mg, Vastarel MR 80mg…

Điểm khác biệt giữa 2 dạng này là thời gian giải phóng thuốc. Với Vastarel 20mg dạng thường, sau khi vào cơ thể thuốc sẽ được tiêu hóa và hấp thu vào máu ngay. Ngược lại, Vastarel MR sẽ giải phóng từ từ nên số lần người bệnh phải uống thuốc trong ngày sẽ được giảm đi.

Ai nên dùng và không nên dùng Vastarel?

Vastarel rất thích hợp với những người bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim có cơn đau thắt ngực ổn định. Tuy nhiên, thuốc chỉ được dùng khi các thuốc trị đau thắt ngực khác (điển hình như Nitromint - Nitroglycerin) tỏ ra kém hiệu quả. Việc kết hợp Vastarel cùng các thuốc này vừa làm tăng hiệu quả điều trị, vừa giúp giảm liều các thuốc này nên làm giảm tác dụng phụ tốt hơn. Ngoài ra, thuốc cũng được sử dụng cho người bị cơ tim giãn, chóng mặt, ù tai do có bất thường về mạch máu.

Người bệnh mạch vành là đối tượng thường phải sử dụng Vastarel.

Người bệnh mạch vành là đối tượng thường phải sử dụng Vastarel

Về chống chỉ định, Vastarel không được sử dụng cho những người suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30ml/phút), người bệnh parkinson, có triệu chứng Parkinson và hội chứng chân không nghỉ. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai, cho con bú, người bị suy thận mức độ trung bình (độ thanh thải creatinin từ 30 - 60ml/phút), trên 75 tuổi hoặc đang dùng nhiều thuốc điều trị tăng huyết áp cũng cần thận trọng khi sử dụng loại thuốc này.

Khi dùng Vastarel cần chú ý tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Vastarel (Trimetazidine) là chóng mặt, nhức đầu, rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, nôn) và dị ứng (phát ban, ngứa, nổi mề đay). Khi gặp các dấu hiệu này, bạn hãy đến gặp bác sĩ thay vì vội vàng ngừng sử dụng hay đổi thuốc mới. Bởi đa số trường hợp, cơ thể cần một thời gian mới thích nghi được với sự có mặt của Vastarel. Việc ngừng dùng thuốc đột ngột cũng đẩy bạn vào nguy cơ gặp tác dụng phụ hoặc làm nặng hơn tình trạng đau thắt ngực.

Ngoài các tác dụng phụ kể trên, Vastarel cũng có thể gây hạ huyết áp tư thế đứng, run chân tay, cứng cơ, đi không vững, vận động chậm chạp… Tuy nhiên các tác dụng phụ này chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi và thường hết sau 4 tháng ngưng sử dụng thuốc.

Dưới đây là bảng thống kê chi tiết các tác dụng phụ của Vastarel (trimetazidine), bạn có thể tham khảo thêm.

Tác dụng phụ

Tần số    gặp   

Rối loạn trên hệ thần kinh

Chóng mặt, đau đầu

Thường gặp

Triệu chứng parkinson( run, vận động chậm, khó khăn, tăng trương lực cơ), đi không vững, hội chứng chân không nghỉ

Không rõ

Mất ngủ, lơ mơ

Không rõ

Rối loạn trên tim mạch

Đánh trống ngực, tim đập nhanh, hồi hộp, ngoại tâm thu

Hiếm gặp

Hạ huyết áp thế đứng gây khó chịu, chóng mặt, ngã, đỏ bừng mặt

Hiếm gặp

Rối loạn trên đường tiêu hóa

Đau bụng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn/nôn

Thường gặp

Táo bón

Không rõ

Rối loạn trên da

Mẩn ngứa, mày đay

Thường gặp

Mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP) phù mạch

Không rõ

Rối loạn toàn thân

Suy nhược

Thường gặp

Rối loạn máu

Mất bạch cầu hạt, giảm tiểu đầu, xuất huyết

Không rõ

Rối loạn gan mật

Viêm gan

Không rõ

Cách sử dụng thuốc Vastarel an toàn và hiệu quả

Theo các chuyên gia, Vastarel nên được uống trong hoặc ngay sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp người bệnh tránh được các tác dụng phụ của thuốc trên đường tiêu hóa. Với Vastarel MR 35mg, người bệnh cần nuốt cả viên, không nhai hoặc bẻ vỡ để không ảnh hưởng đến quá trình giải phóng thuốc trong cơ thể.

Về liều dùng, phần lớn người bệnh sẽ được chỉ định dùng 1 viên Vastarel 20mg/lần x 3 lần/ngày hoặc 1 viên Vastarel 35mg/lần x 2 lần/ngày. Nếu bạn nằm trong nhóm cần thận trọng với Vastarel như người cao tuổi hay bị suy thận mức độ trung bình, liều dùng sẽ thấp hơn là 1 viên Vastarel 20mg/lần x 2 lần/ngày hoặc 1 viên Vastarel 35mg/lần x 1 lần/ngày.

Lưu ý, Vastarel không có hiệu quả với cơn đau thắt ngực không ổn định. Thuốc cũng không thể cắt cơn đau thắt ngực tức thì như Nitromint. Do đó, bạn không nên uống thuốc khi đang có cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim. Trường hợp lỡ quên uống thuốc, hãy tiếp tục lịch uống thuốc như bình thường. Việc tự gấp đôi liều để bù liều đã quên sẽ khiến bạn gặp tác dụng phụ nguy hiểm.

Người bệnh cần uống Vastarel đúng lúc, đúng cách và tuân thủ chặt các lưu ý khi dùng thuốc

Người bệnh cần uống Vastarel đúng lúc, đúng cách và tuân thủ chặt các lưu ý khi dùng thuốc

Người bệnh nên uống vastarel trong bao lâu?

Thông thường, Vastarel (trimetazidine) sẽ được uống liên tục trong vòng 3 tháng. Sau 3 tháng, bác sĩ sẽ đánh giá hiệu quả điều trị để quyết định nên tiếp tục dùng Vastarel hay ngưng sử dụng thuốc.

Với những trường hợp đáp ứng tốt với Vastarel như bệnh nhân cơ tim giãn, thời gian dùng thuốc có thể kéo dài đến 18 tháng. Bởi một số nghiên cứu cho thấy, duy trì Vastarel ở những người bệnh này có thể cải thiện chức năng tâm thất trái và hạn chế phản ứng viêm.

Giá thuốc Vastarel MR 35mg và Vastarel 20mg là bao nhiêu?

Giá thuốc Vastarel hiện nay đang rơi vào khoảng 190.000 cho 1 hộp Vastarel MR 30mg và 159.000 cho 1 hộp Vastarel 20mg 60 viên. Tính trung bình, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 6.600 cho 1 ngày dùng thuốc.

Hiện nay Vastarel đã được bày bán rộng rãi ở nhiều hiệu thuốc Tây trên cả nước. Bạn có thể mua trực tiếp tại các hiệu thuốc này hoặc mua online giao hàng tận nhà.

Cách bảo quản thuốc Vastarel 20, 30mg?

Theo nhà sản xuất Les Laboratoires Servier Industrie Pháp, người bệnh nên bảo quản Vastarel tại nơi khô ráo, nhiệt độ < 30*C và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng thuốc trong vòng 3 năm kể từ ngày sản xuất để đảm bảo tác dụng.

Vastarel 20mg, MR 35mg là lựa chọn lý tưởng cho những người bệnh đang tìm kiếm loại thuốc giúp tăng hiệu quả giảm đau thắt ngực. Để đạt được tác dụng tốt nhất, bạn cần hiểu rõ về thuốc và tuân thủ đúng các lưu ý trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, đừng quên duy trì một lối sống khoa học và bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe trái tim có kiểm chứng lâm sàng. Bởi theo các giáo sư tim mạch đầu ngành, kiểm chứng lâm sàng là tiêu chuẩn then chốt chứng minh một sản phẩm có hiệu quả và an toàn cho người bệnh.

------------------------------------------

Thông tin cho bạn: TPBVSK Ích Tâm Khang - sản phẩm hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp cho người bệnh tim mạch, suy tim đã được chứng minh lâm sàng

TPBVSK Ích Tâm Khang có thành phần là các thảo dược tốt cho tim Đan sâm, Hoàng đằng và Cao Natto, L- carnitine dùng cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....). Sản phẩm giúp làm tăng lưu thông máu, hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; hỗ trợ giảm cholesterol; giúp giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch.

Đặc biệt, sản phẩm đã có kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Journal of Nutritional Therapeutics (Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu) Canada năm 2014.

Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu.

Để mua TPBVSK Ích Tâm Khang, bạn hoàn toàn có thể tới các nhà thuốc, quầy thuốc tại khu vực bạn sinh sống. Hoặc bạn gọi điện đến số công ty phân phối 0981.238.219 - 0243.775.9865 nếu muốn tìm danh sách nhà thuốc gần nhất

Nguồn tham khảo:

mri.cts-mrp.eu hpra.ie ncbi.nlm.nih.gov drugbank.ca