Hẹp, hở van tim làm giảm sức bơm máu của tim và gây ra khó thở, mệt mỏi, ho, phù, giảm khả năng gắng sức. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Để ngăn ngừa biến chứng, chung sống hòa bình với bệnh van tim trước tiên bạn cần phải hiểu về bệnh của mình. Bài viết dưới đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về hẹp hở van tim và bí quyết sống khỏe với bệnh.
Khi nào được xác định là hẹp, hở van tim?
Không phải tất cả các trường hợp hở van tim đều là bệnh lý, nhưng ngược lại tất cả các trường hợp hẹp van tim đều là bệnh lý. Trong trường hợp hở van tim 1/4 trừ van động mạch chủ, nếu không có dấu hiệu triệu chứng thì được coi là hở van tim sinh lý, không phải là bệnh lý chưa cần phải điều trị.
Bệnh hẹp, hở van tim được đánh giá là một trong bốn loại bệnh không lây nhiễm nhưng lại có số ca tử vong, người mắc bệnh ngày càng cao, các bệnh lý về tim mạch đang là mối đe dọa của người Việt Nam.
Trong đó, tần suất mắc hẹp, hở van tim vẫn còn cao ở các nước công nghiệp phát triển. Điều đáng lo ngại là nhiều người bị bệnh van tim lại đến bệnh viện trong tình trạng đã có nhiều biến chứng nặng đe dọa đến tính mạng, lúc này quá trình điều trị phức tạp và rất tốn kém. Trong nhiều trường hợp buộc phải phẫu thuật sửa van tim hoặc thay van tim mới có thể cứu sống.
Vị trí của 4 van tim: Van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi
Theo BS Đỗ Văn Bửu Đan - Trưởng khoa Điện sinh lý tim, Bệnh viện Tim Tâm Đức, quả tim bình thường có 4 cấu trúc van tim là van động mạch chủ, van động mạch phổi, van 2 lá và van 3 lá đảm bảo cho dòng máu lưu chuyển giữa các buồng tim theo một chu trình nhất định.
Bình thường van tim được cấu trúc thanh mảnh, mềm mại, và được cố định bằng các dây chằng, cột cơ. Vì một nguyên nhân nào đó, các lá van này mất đi độ mềm mại, thanh mảnh, bị dày lên, dính vào nhau, hoặc vôi hóa van tim như trong bệnh van tim do thấp hoặc các dây chằng cố định van tim bị sa xuống, hoặc bị đứt như trong nhồi máu cơ tim làm cho các van này không hoạt động được bình thường dẫn đến bệnh van tim.
Khi các van tim trở nên dày và cứng hoặc dính các mép van làm hạn chế khả năng mở của van tim, gây cản trở dòng máu ra vào tim, hiện tượng này gọi là hẹp van tim. Khi các van tim đóng lại không kín do giãn vòng van, thoái hoá, dính, co rút hoặc các dây chằng van tim quá dài… làm cho dòng máu có thể trào ngược lại trong tim thay vì được bơm ra phía trước gây ra hiện tượng này gọi là hở van tim.
BS Đan cho biết: “Mặc dù chúng ta có 4 van tim nhưng những van tim bên trái (van 2 lá, van động mạch chủ) là thường hay gặp nhất. Ngược lại hai van tim bên phải (van 3 lá, hẹp hở van động mạch phổi) ít bị hẹp hở hơn. Tuy nhiên cũng tùy từng trường hợp. Chẳng hạn trẻ em nhỏ tuổi mắc bệnh van tim bẩm sinh thì hẹp van động mạch phổi nhiều hơn. Do đó, rất khó nói chính xác, nhưng tổn thương van nào tùy thuộc nguyên nhân nhiều hơn”. Đối với bệnh van tim, nếu bị hẹp hở cùng mức độ thì hai van tim bên trái sẽ nặng hơn hai van tim bên phải.
Hẹp hở van tim là do đâu?
Có 3 nhóm nguyên nhân gây tổn thương van tim. Đó là bệnh tim bẩm sinh, có những trẻ sinh ra đã bị những tổn thương van tim, dị dạng van (như chồng mép van, khiếm khuyết trong cấu tạo van tim) và thường gọi là bệnh van tim bẩm sinh. Thứ hai là tổn thương van tim xảy ra sau khi bệnh nhân bị bệnh thấp tim còn gọi là van tim hậu thấp.
Thứ ba là tổn thương van tim do những bệnh lý như thiếu máu cục bộ cơ tim gây ra. Nhóm bệnh này càng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở những người lớn tuổi có bệnh lý kèm theo như cao huyết áp, tiểu đường.
Trong đó, với người Việt Nam, bệnh lý gây hẹp, hở van tim nhiều nhất vẫn là bệnh tim hậu thấp, tức là khi nhỏ, người bệnh đã có tiền căn thấp tim, thấp khớp chuyển sang tổn thương van tim, và khi lớn bệnh tiến triển làm hư các van tim.
Vậy hẹp, hở van tim có thực sự đáng lo?
BS Bửu Đan cho rằng, khi đón nhận tình trạng bệnh có hai dạng tâm lý. Một là quá lo lắng, hai là chủ quan.
Thực tế, hở van tim có 4 cấp độ. Trong đó, độ 1 là hở van tim rất nhẹ (không có triệu chứng), đây là những hở cơ năng sinh lý, người bình thường vẫn có thể gặp tình trạng này và không gây hậu quả nghiêm trọng. Trong khi đó, hở độ 2 là mức độ trung bình và hở độ 3, 4 là hở nặng, lúc này cần phải điều trị.
Còn hẹp van tim lại chia theo mức độ nhẹ, trung bình, nặng. Nếu hẹp nhẹ thì bệnh nhân ít triệu chứng nhưng vẫn được coi là tình trạng bệnh lý. Khi hẹp trung bình và nặng trở lên thì cần phải điều trị.
Khi được chẩn đoán hẹp, hở van tim thường sẽ có hai mặt vấn đề. Một mặt, bệnh nhân đi khám chỉ phát hiện ra hở nhẹ, chẳng hạn như hở van 2 lá 1/4 nhưng lại quá lo lắng mà không biết rằng điều đó có nghĩa là bệnh nhân gần như là người bình thường. không có gì phải lo lắng và chắc chắn không cần phải uống thuốc để điều trị.
Nhưng ngược lại, có người bệnh lại bỏ lơ, không để ý từ mức độ trung bình có thể diễn tiến đến mức độ nặng và rất nặng nhanh chóng. Nếu may mắn thì người bệnh được phẫu thuật kịp thời. Nếu để đến mức có biến chứng suy tim nặng hơn thì ngay cả phẫu thuật cũng không đem lại lợi ích cho người bệnh” - BS Bửu Đan khuyến cáo.
Vì thế, quan trọng nhất là khi có tình trạng hẹp hở hở van tim ở mức độ bệnh lý đã được bác sĩ đánh giá thì cần được theo dõi và điều trị thường xuyên.
Triệu chứng hẹp hở van tim tiềm ẩn nguy hiểm như thế nào?
Nhắc đến bệnh tim, nhiều người thường chỉ nghĩ đến triệu chứng đau thắt ngực. Trên thực tế, đây không phải là dấu hiệu điển hình của tất cả các bệnh tim mạch như chúng ta lầm tưởng.
Nhất là với tình trạng hẹp, hở van tim, các triệu chứng âm thầm rất khó nhận biết, vì van tim được ví như “thần canh cửa”, đóng mở một cách nhịp nhàng để dòng máu đi vào tim và đi ra hệ tuần hoàn. Do đó, trong các trường hợp mắc bệnh ở mức độ nhẹ và vừa, các buồng tim có xu hướng giãn ra để tống được một lượng máu nhiều hơn để bù lại lượng máu bị trào ngược trở lại qua van. Cơ chế bù trừ này khá hiệu quả trong trường hợp này nên người bệnh hầu như không có triệu chứng. Tuy nhiên, khi van tim hẹp, hở nặng thì tim mất khả năng bù trừ và các triệu chứng mới bắt đầu xuất hiện.
BS Bửu Đan cho biết: “Tùy thuộc vào vị trí van tim bị hẹp hoặc hở và mức độ hở dấu hiệu sẽ khác nhau. Mặc dù ít dấu hiệu cảnh báo nhưng nhìn chung mọi người có thể lắng nghe cơ thể mình để không chủ quan với bất kỳ tình huống nào. Triệu chứng nhẹ nhất là mệt khi gắng sức, khó thở về đêm, thậm chí khi vừa nằm xuống người bệnh đã ho sặc sụa. Nặng nhất, trong trường hợp bệnh nhân hẹp van tim có thể bị phù phổi cấp phải vào viện cấp cứu trong tình trạng suy hô hấp, thậm chí là đột tử”.
Cách chung sống khỏe mạnh với bệnh hẹp, hở van tim
Hầu hết các vấn đề về van tim có thể được điều trị bằng thuốc, can thiệp, phẫu thuật sửa chữa, thay thế. Tùy vào nguyên nhân gây hở van, các triệu chứng của bệnh, mức độ ảnh hưởng của van đến chức năng co bóp của tim, bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng người bệnh cụ thể.
Tuy nhiên, việc điều trị bệnh van tim khá phức tạp và tốn kém, nếu phải phẫu thuật thay van chi phí có thể lên đến cả trăm triệu đồng. Hơn nữa, van tự nhiên của cơ thể vẫn là van tốt nhất, vì vậy phòng ngừa bệnh cần được đề cao.
BS Bửu Đan hướng dẫn, đối với những người mắc bệnh lý hẹp hở van tim, mức độ trung bình và nặng cần phải điều trị, thì việc ăn uống càng chú trọng đúng mức. Quan trọng nhất, là người bệnh không nên ăn mặn. Ăn mặn dẫn đến tình trạng giữ muối và nước trong cơ thể, làm quá tải thể tích, tim làm việc nhiều hơn và tình trạng suy tim diễn tiến nhanh chóng hơn.
Ngoài việc ăn uống thì chế độ tập luyện cũng rất quan trọng. Để có trái tim khỏe mạnh, phương pháp đầu tiên trước khi điều trị là chế độ tập luyện và ăn uống hợp lý. Cần tập thể dục ít nhất 30 phút trong 1 lần, ít nhất 3 lần/ tuần, đó là tối thiểu. Nếu tập mỗi ngày thì càng lý tưởng hơn.
Cuối cùng, phải tránh chế độ sinh hoạt và làm việc quá căng thẳng, thức khuya, dùng nhiều smartphone, máy vi tính… những chuyện này đều gây stress lên cơ thể và stress cho quả tim.
Để tăng cường sức khỏe trái tim, các chuyên gia tim mạch thường tư vấn cho người bệnh sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ có nguồn gốc từ thảo dược. Điển hình như TPCN Ích Tâm Khang. Ích Tâm Khang được các chuyên gia nhận định là giải pháp tốt cho tim, giúp hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim, hỗ giảm trợ giảm các triệu chứng khó thở, phù, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, phù hợp cho người bệnh suy tim, người mắc các bệnh mạch vành, bệnh hẹp hở van tim, bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh.
Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên trong dòng Thực phẩm chức năng dành cho tim mạch có hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014.
TPCN Ích Tâm Khang nên được uống trước ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1 giờ để đạt hiệu quả cao. Ngoài ra, bạn nên dùng sản phẩm thường xuyên, liên tục hoặc, tối thiểu từ 3 - 6 tháng để có kết quả tốt nhất.
Tài liệu tham khảo:
http://alobacsi.com/livestream-ho-hep-van-tim-phong-va-tri-nhu-the-nao-n406365.html