Hở van tim 3 lá không phải lúc nào cũng nguy hiểm mà sẽ phụ thuộc vào mức độ hở, tuổi tác và các bệnh tim mạch mắc kèm. Hiểu được điều này giúp bạn có chiến lược đối phó với bệnh phù hợp ở từng giai đoạn. Theo dõi lúc bệnh nhẹ, cẩn trọng với 4 thời điểm bệnh nguy hiểm, bạn vẫn có thể tận hưởng tuổi thọ và chất lượng sống tốt nhất.

Hở van tim 3 lá khi nào không nguy hiểm?

Bệnh hở van tim 3 lá là khi van nằm giữa hai buồng tim bên phải đóng không kín sau mỗi lần bơm máu. Thay vì máu nghèo oxy vào hết tâm thất để về phổi trao đổi khí thì lại quay ngược một phần về tâm nhĩ.

Bệnh được chia thành 4 giai đoạn tùy thuộc vào mức độ hở của van là ¼, 2/4, ¾ và 4/4

Hở van tim 3 lá ¼ đơn thuần được gọi là sinh lý, gặp ở 70% người trưởng thành, không nguy hiểm và không cần phải chữa trị.

Mặc dù hở van 3 lá 2/4 là mức trung bình nhưng các triệu chứng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến người bệnh mà chỉ xuất hiện lúc gắng sức nặng. Khi không có bệnh lý mắc kèm thì không cần phải điều trị.

Hở van tim 3 lá ¼ gặp rất nhiều ở người trưởng thành nhưng không gây triệu chứng

Hở van tim 3 lá ¼ gặp rất nhiều ở người trưởng thành nhưng không gây triệu chứng

Cảnh giác với 4 thời điểm bệnh trở nên nguy hiểm

Bệnh hở van tim 3 lá làm máu ứ đọng ở tâm nhĩ và các mô trong cơ thể, gây ra nhiều thiệt hại lâu dài về sức khỏe. Mức độ nguy hiểm tăng lên khi:

  • Hở nhiều van tim cùng một lúc. Tim có 4 van để đưa máu lưu thông theo một chiều. Càng nhiều van không làm tròn trách nhiệm của mình, áp lực của tim càng lớn
  • Hở van nặng, mức độ từ ¾ trở lên. Lúc này máu ứ đọng càng nhiều, nguy cơ tiến triển biến chứng càng cao
  • Nguyên nhân hở van tim 3 lá là do các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, suy tim, cao huyết áp,… Những bệnh này có thể làm thay đổi cấu trúc cơ tim (dày và/hoặc giãn rộng), theo đó làm tăng mức độ hở van
  • Hở van nhẹ nhưng các triệu chứng ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày, thậm chí là lúc nghỉ ngơi. Rất có khả năng ngoài hở van 3 lá, bệnh nhân còn có các bệnh lý tiềm tàng khác.

Những biến chứng bệnh hở van tim 3 lá có thể gây nên

Hạn chế lưu thông máu qua van có thể dẫn tới những rủi ro nghiêm trọng, làm giảm tuổi thọ hay thậm chí lấy đi mạng sống của người bệnh.

  • Rung tâm nhĩ: đây là dạng rối loạn nhịp tim nghiêm trọng ở người bị hở van. Nhịp tim có thể lên đến 160 nhịp/phút. Biến cố này làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ
  • Suy tim: Ứ máu tại tâm nhĩ làm cho buồng tim này giãn rộng ra, đồng thời áp lực trong tâm thất tăng cao. Tim buộc phải nỗ lực hơn nữa mới có thể bù đắp phần máu thiếu hụt của cơ thể. Lâu ngày tim trở nên suy yếu không hồi phục
  • Thiếu máu: hậu quả tất yếu của việc trì trệ tuần hoàn. Thiếu máu để lại nhiều hệ lụy phía sau như gây khó tiêu, giảm cân, giảm chức năng gan thận, trí nhớ kém, hay chóng mặt,…
  • Nguy cơ cao viêm nội tâm mạc: nhiễm trùng có thể gây dày, dính mép van làm tăng mức độ hở van

Biến cố do hở van 3 lá đều có thể làm thay đổi cấu trúc tim

Biến cố do hở van 3 lá đều có thể làm thay đổi cấu trúc tim

Không điều trị đúng hở van 3 lá ngay từ những cơn đau ngực, ho khan đầu tiên mà bà Lại Thị N (Nam Định) phải đối diện với bệnh suy tim vì hở van tiến triển. Bà mô tả cơn đau giống như bị kim châm, búa đập vào vùng ngực, không thể thở được. Kể cả khi nằm xuống mà đau và khó thở không giảm bớt. Bà lặng lẽ đi làm ảnh truyền thần để chuẩn bị cho hậu sự của chính mình.

Thế nhưng số phận vẫn mỉm cười với bà Lại Thị N khi tích cực điều trị. Ban đầu, bà thấy dễ chịu hơn và không còn khó thở nhiều nữa, kể cả lúc leo cầu thang. Lâu lắm lúc trái gió trở trời hay khi lo nghĩ nhiều mới thấy hơi nhói ngực. Bà Nhung cũng chưa cần mổ thay van tim như những người bệnh nặng khác.

Cho dù bệnh hở van tim 3 lá và suy tim không thể chữa triệt để được, nhưng mắc bệnh tim mà có thể đi lại và làm việc thường ngày một cách khỏe mạnh là điều không tưởng với bà Nhung. Cho đến giờ, bà vẫn đều đặn dùng TPBVSK Ích Tâm Khang mỗi ngày cùng với thuốc tây để duy trì kết quả đạt được.

Bảo vệ bản thân khỏi hở van tim 3 lá và những rủi ro của bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân người bệnh. Điều trị đúng chỉ định, kết hợp Ích Tâm Khang, điều chỉnh ăn uống và duy trì tâm lý thoải mái là cách tốt nhất để giảm độ nguy hiểm của bệnh.

Nguồn tham khảo:

https://mvpresource.com/is-a-leaky-heart-valve-serious/

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/heart-valve-disease#1