Thiểu năng vành khiến tim không nhận đủ máu và dưỡng chất để hoạt động bình thường, tiềm ẩn rủi ro nhồi máu cơ tim, suy tim, loạn nhịp nguy hiểm. Nếu nhận được chẩn đoán bị thiểu năng vành, bạn hãy tìm hiểu kỹ các thông tin trong bài viết dưới đây để có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn!

ITK-0111-02.jpg

Bệnh thiểu năng vành là gì?

Thiểu năng vành là tình trạng thu hẹp hoặc tắc nghẽn động mạch vành - mạch máu nuôi dưỡng cơ tim, dẫn đến nguồn cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim bị thiếu hụt.

Bệnh thiểu năng vành còn được gọi bằng các tên khác như bệnh động mạch vành, suy mạch vành, thiếu máu cơ tim… Đây là một trong những dạng bệnh tim mạch phổ biến nhất trên thế giới. 

Ước tính rằng cứ 40 giây lại có một người bệnh bị nhồi máu cơ tim do thiểu năng vành. Con số tử vong vì căn bệnh này trên toàn thế giới cũng lên đến hơn 655.000 người mỗi năm.

Nguyên nhân bệnh thiểu năng vành

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh mạch vành timdo xơ vữa động mạch vành. Mảng bám tạo thành từ sự lắng đọng của cholesterol trong máu sẽ khiến lòng mạch bị thu hẹp. 

Ngoài ra, thiểu năng vành còn có thể bắt nguồn từ tình trạng co thắt đột ngột của thành động mạch vành, làm giảm hoặc chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến tim. Tình trạng co thắt này dễ dàng bị kích hoạt bởi các yếu tố như: hút thuốc lá lâu ngày, căng thẳng, lạm dụng chất kích thích, bị lạnh đột ngột... 

Bệnh thiểu năng vành có nguy hiểm không?

Thiểu năng mạch vành tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đe dọa tính mạng dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Cụ thể các biến chứng của thiểu năng vành là:

  • Nhồi máu cơ tim (hội chứng mạch vành cấp tính): Mảng xơ vữa trong lòng mạch có nguy cơ nứt vỡ dẫn làm xuất hiện cục máu đông. Cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn mạch vành, khiến tim bị hoại tử nhanh chóng nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Suy tim: Thiếu máu cơ tim lâu ngày sẽ khiến tim trở nên suy yếu, không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Nhịp tim bất thường (rối loạn nhịp tim): Khi không được nuôi dưỡng đầy đủ, quá trình dẫn truyền xung động trong tim có thể bị rối loạn và gây ra nhịp tim bất thường. Trong đó phổ biến nhất là rung nhĩ.

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nặng nề ở người thiểu năng vành

Nhồi máu cơ tim là biến chứng nặng nề ở người thiểu năng vành

Cách nhận biết bệnh thiểu năng mạch vành

Triệu chứng thường gặp nhất của thiểu năng vành là cơn đau thắt ngực, được mô tả là cảm giác như ép chặt, có một lực đè nén, nặng nề, đốt cháy (bỏng rát). Cơn đau thường xuất hiện khi gắng sức (đau thắt ngực ổn định), đôi khi có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi (đau thắt ngực không ổn định).

Cảm giác đau có thể lan xuống cánh tay, hàm, cổ, vai, gáy…  Thời gian đau thường kéo dài từ 3 - 5 phút. Nếu đau kéo dài > 20 phút, bạn cần nghĩ tới nhồi máu cơ tim để cấp cứu kịp thời

Một số trường hợp, người bệnh có thể không cảm thấy rõ cơn đau mà chỉ có cảm giác hơi khó chịu ở ngực cùng các dấu hiệu khác như: 

Thiểu năng vành được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán thiểu năng vành tim, bác sĩ sẽ hỏi bạn về triệu chứng, tiền sử bệnh tật và chỉ định bạn thực hiện một số các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm công thức máu, hs Troponin: Để phát hiện các rối loạn trong công thức máu (mỡ máu cao, tiểu đường), loại trừ nhồi máu cơ tim
  • Điện tâm đồ (ECG): Ghi lại tín hiệu thay đổi của dòng điện trong tim.
  • Siêu âm tim: Xét nghiệm kiểm tra bất thường ở tim, chức năng tim có đang hoạt động bình thường hay không.
  • X-quang ngực: Là xét nghiệm đơn giản đánh giá tình trạng, phát hiện triệu chứng bất thường của tim.
  • Chụp mạch vành (chụp CLVT ĐMV, chụp ĐMV qua da): Giúp phát hiện vị trí và mức độ tắc hẹp, tổn thương của hệ thống động mạch vành.
  • Nghiệm pháp gắng sức: Giúp đánh giá mức độ rối loạn chức năng của những nhánh động mạch vành bị hẹp mà trước đó chụp mạch vành phát hiện ra.

Trong các phương pháp kể trên, chụp mạch vành qua da được đánh giá là  phương pháp giúp chẩn đoán thiểu năng vành có độ chính xác cao nhất. Tuy nhiên do chi phí và rủi ro khi chụp mà kỹ thuật chẩn đoán này chỉ áp dụng trong 1 số trường hợp nhất định. Ví dụ như khi điện tâm đồ cho thấy nguy cơ xảy ra biến cố cao.

Chụp động mạch vành quá là cách chẩn đoán bệnh thiểu năng mạch vành có độ chính xác cao

Chụp động mạch vành quá là cách chẩn đoán bệnh thiểu năng mạch vành có độ chính xác cao

Bệnh thiểu năng vành có chữa được không?

Hiện tại, thiểu năng mạch vành tim chưa thể chữa khỏi hoàn toàn được, tuy nhiên với các phương pháp điều trị hợp lý, bạn có thể kiểm soát và sống khỏe mạnh với bệnh. Lúc này, mục tiêu trong việc điều trị thiểu năng vành nhằm làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa rủi ro nhồi máu cơ tim, suy tim cho người bệnh.

Điều trị bệnh thiểu năng vành thế nào tốt nhất?

Để đạt được mục tiêu điều trị như trên, người bệnh thiểu năng vành cần áp dụng đồng bộ các giải pháp điều trị, bao gồm: điều trị nội khoa, lối sống lành mạnh hay can thiệp, phẫu thuật.

Tuân thủ dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ định

Các loại thuốc giúp giảm triệu chứng và nguy cơ rủi ro của bệnh thiểu năng vành mà bác sĩ có thể kê đơn cho bạn bao gồm:

Lipitor là thuốc hạ mỡ máu thường dùng cho người bệnh thiểu năng vành

Lipitor là thuốc hạ mỡ máu thường dùng cho người bệnh thiểu năng vành

Kết hợp dùng sản phẩm hỗ trợ tăng cường máu đến tim

Thiểu năng vành không đơn thuần là tắc nghẽn do xơ vữa, mà còn do cục máu đông, co thắt mạch vành. Do đó, chỉ đơn thuần dùng thuốc điều trị là chưa đủ để giải quyết tình trạng này.

Vì vậy, bổ sung sản phẩm hỗ trợ cùng với thuốc điều trị chính là giải pháp điều trị nội khoa hoàn hảo nhất. Một sản phẩm hỗ trợ tốt cho người bệnh thiểu năng vành cần đảm bảo có công dụng:

  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực, ho, phù, hồi hộp...
  • Giúp ổn định mảng xơ vữa mạch vành, giảm nguy cơ huyết khối (ngăn nứt vỡ tạo cục máu đông) nhằm tránh cơn nhồi máu cơ tim.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ suy tim tiến triển.

Để đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị này, bạn hoàn toàn có thể tìm thấy trong sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada đăng tải.

Duy trì chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý

Thay đổi lối sống là điều quan trọng mà bất cứ người bệnh thiểu năng vành hay người bệnh tim mạch nào đều cần thực hiện nhằm kiểm soát bệnh tốt nhất. Theo đó, bạn cần:

  • Bỏ uống rượu, thuốc lá, tránh xa khói thuốc
  • Kiểm soát tốt huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch: Rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên cám, cá, sữa ít béo...
  • Tập luyện thể dục thường xuyên, đặc biệt là đi bộ hàng ngày giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành.
  • Quản lý căng thẳng, tránh stress kéo dài.

Lối sống lành mạnh vừa giúp phòng ngừa, vừa giúp kiểm soát thiểu năng vành

Lối sống lành mạnh vừa giúp phòng ngừa, vừa giúp kiểm soát thiểu năng vành

Can thiệp, phẫu thuật nếu cần thiết

Trong trường hợp mảng xơ vữa có nguy cơ nứt vỡ cao hay do mức độ hẹp lớn, bạn cần được điều trị tích cực hơn, bằng các phương pháp can thiệp hay phẫu thuật như:

Nong mạch và đặt stent (tái thông mạch vành qua da)

Trong phương pháp đặt stent mạch vành, bác sĩ sẽ đưa ống thông vào phần bị hẹp của động mạch vành cùng với một quả bóng. Sau đó, quả bóng sẽ được bơm căng, nén các cặn bẩn của mảng xơ vữa bám vào thành động mạch. Đồng thời, lúc này một stent sẽ được đặt tại vị trí này để giữ cho động mạch thông thoáng.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Bác sĩ sẽ dùng đoạn động mạch cẳng tay, lồng ngực, vú hoặc tĩnh mạch chân để ghép vào đoạn mạch vành cần bắc cầu. Phương pháp phẫu thuật bắc cầu động mạch vành thường dành cho người bệnh bị hẹp nhiều nhánh mạch vành.

Thiểu năng vành dù có nguy hiểm đến mấy, bạn cũng có thể hóa giải rủi ro nếu hiểu về bệnh và có hướng điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Nếu có băn khoăn trong quá trình điều trị bệnh, bạn đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp!

ITK-219.png

----------------------------------------------------------------------

Thông tin thêm cho bạn: 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

TPBVSK ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín. 

 

Tham khảo:

my.clevelandclinic,  mayoclinic,  nhs.uk  

mayoclinic,  cdc.gov,  webmd,  healthline,  medicalnewstoday