Tôi bị hở van tim 2 lá 4/4, bác sĩ nói trường hợp của tôi cần phẫu thuật thay van tim nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì không đủ điều kiện phẫu thuật. Hiện giờ tôi bị khó thở, đau ngực và mệt mỏi nhiều. Xin hỏi chuyên gia tôi nên làm gì khi chưa thay van tim được?
Trả lời:

Chào bạn, 

Với những trường hợp chưa thể thực hiện phẫu thuật thay van tim, việc nghiêm túc thực hiện điều trị nội khoa kết hợp với lối sống lành mạnh là phương án tối ưu nhất giúp giảm nhẹ bệnh và trì hoãn phẫu thuật. 

Không chỉ bạn, rất nhiều trường hợp người bệnh hẹp hở van tim khác cũng chưa thể thực hiện phẫu thuật thay van tim vì một số nguyên nhân như: sức khỏe chưa đáp ứng được phẫu thuật, chưa đủ điều kiện về kinh tế… 

Cụ thể, bạn cần thực hiện theo một số lưu ý sau đây:

1. Uống đúng, đủ liều thuốc điều trị nội khoa

Thuốc điều trị sẽ giúp bạn kiểm soát các triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi đang gặp phải và ngăn ngừa bệnh tiến triển các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim… Đồng thời, thuốc cũng giúp bạn điều trị các bệnh lý mắc kèm khác như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, tiểu đường…

Cùng với đó, bạn tham khảo sử dụng bổ sung sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường lưu thông máu nhằm làm giảm áp lực lên van tim, trì hoãn phẫu thuật thay van cũng như hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng khó thở, đau ngực, mệt mỏi. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lựa chọn sản phẩm hỗ trợ tăng cường lưu thông máu đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản nhằm đảm bảo hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt nhất!

2. Thực hiện chế độ ăn khoa học cho người hở van tim

Đối với người bệnh tim mạch nói chung cũng như người bệnh hở van tim, chế độ ăn góp phần đáng kể trong việc giảm nhẹ bệnh. Trong thực đơn hàng ngày, bạn cần tăng cường cũng như hạn chế một số loại thực phẩm sau đây:

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Bạn cần chú ý lựa chọn loại rau phải nhiều chất xơ hòa tan, có độ nhớt cao như mồng tơi, rau đay, các loại đậu. Đặc biệt lưu ý tránh ăn nhiều rau muống vì chúng chứa nhiều chất xơ, cơ thể cần nhiều sức để tiêu hóa dẫn đến tim phải gắng sức bơm máu. Trái cây nên ăn là loại cần ít đường, nên ưu tiên lựa chọn những loại quả có múi.

- Ăn nhiều các loại hạt ngũ cốc nguyên cám (nguyên lớp vỏ ngoài) như lúa mạch, lúa rừng, yến mạch, hạt kê, mè đen, vừng đen…

- Không ăn nhiều muối bằng cách hạn chế tối đa những thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa muối, cà muối…; không sử dụng nước chấm trong mỗi bữa ăn, không sử dụng mì chính khi chế biến.

- Hạn chế ăn nhiều chất béo: đặc biệt là các chất béo bão hòa, trans có trong da, mỡ, gan, phủ tạng động vật… Thay vào đó là các chất béo thực vật dầu oliu, dầu cải, dầu đậu nành hoặc chất béo từ cá.

- Hạn chế các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt bê, thịt dê… Thay vào đó bạn nên ăn cá tối thiểu 2 bữa cá/ tuần (nên chọn những loại cá có chứa nhiều omega 3 như cá hồi), ăn thịt gà (nên chọn phần ức là phần thịt trắng và bỏ da).

- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia.

Xem thêm: 4 Nhóm thực phẩm người bệnh hở van tim nên ăn và 3 nhóm nên tránh

3. Duy trì tập luyện thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục thường xuyên sẽ giúp máu lưu thông ra vào tim tốt hơn. Tuy nhiên, bạn không nên hoạt động quá nhiều, quá sức để tránh cơ thể dễ bị mệt mỏi nhiều hơn.

Việc này nên được duy trì khoảng 30 phút mỗi ngày. Bạn nên lựa chọn những bài tập đơn giản như đi bộ, bơi lội và đi xe đạp, tránh hoạt động gắng sức. Trong quá trình luyện tập nếu thấy khó thở hay đau ngực thì cần nghỉ ngơi ngay và giảm dần cường độ luyện tập trong những ngày sau.

Đồng thời bạn cần kiểm soát tốt cân nặng, huyết áp, mỡ máu, đường huyết hàng ngày nhằm đảm bảo làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn hay mắc các bệnh lý nguy hiểm khác.

Nếu còn băn khoăn cần giải đáp, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số 0981.238.219.

Thân mến