Chào bác sĩ. Tôi đi khám và có kiểm tra ra bị tăng huyết áp. Bác sĩ cho tôi hỏi mức huyết áp 155/95 mmHg thuộc phân độ tăng huyết áp nào, có cao lắm không. Khi bị bệnh tăng huyết áp cần lưu ý gì để điều trị hiệu quả. Tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới!

Đầu tiên, về phân độ tăng huyết áp, bạn có thể xem cập nhật mới nhất trong bảng dưới đây:

Bảng phân độ tăng huyết áp [Cập nhật mới nhất]

 

Huyết áp tâm thu

(mmHg)

 

Huyết áp tâm trương

(mmHg)

Bình thường

< 120

< 80

Tiền tăng huyết áp

120 - 139

hoặc

80 - 89

Tăng huyết áp độ 1

140 - 159

hoặc

90 - 99

Tăng huyết áp độ 2

≥ 160

hoặc

≥ 100

(*) Bảng phân độ tăng huyết áp mới nhất theo JNC 8 - Liên uỷ ban Quốc gia Hoa Kỳ (United States, Joint National Committee)

Dựa vào bảng trên, có thể thấy chỉ số huyết áp 155/95 mmHg của bạn đang ở mức độ tăng huyết áp độ 1.

Theo JNC 8, đối với người bệnh bị tăng huyết áp, mức huyết áp mục tiêu bạn cần duy trì được như sau:

  • Nếu > 60 tuổi, không có bệnh lý mắc kèm (bệnh thận, tiểu đường), huyết áp mục tiêu là < 150/90 mmHg.
  • Nếu từ 18-59 tuổi và không có bệnh lý mắc kèm, hoặc > 60 tuổi có bệnh lý mắc kèm, huyết áp mục tiêu là < 140/90 mmHg.

Người bệnh cần làm gì khi bị tăng huyết áp?

Để giảm huyết áp và duy trì chỉ số huyết áp trong mục tiêu điều trị, bạn cần phối hợp đồng bộ các giải pháp dưới đây:

Thay đổi lối sống tốt cho huyết áp

Thay đổi lối sống là bước đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp. Bác sĩ khuyên bạn nên thực hiện một số thói quen như: 

  • Có chế độ ăn giảm muối, hạn chế đồ ăn sẵn có lượng muối cao (thịt hun khói, xúc xích, thịt hộp…), các loại dưa, cà muối… 
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân đối với người bị thừa cân, béo phì.
  • Tăng cường hoạt động thể chất. Bệnh nhân tăng huyết áp được khuyên nên đi bộ nhanh ít nhất 30 phút/ ngày.
  • Hạn chế rượu bia, thuốc lá. Đây là những chất kích thích có thể làm tăng huyết áp của bạn. Đặc biệt, thuốc là còn làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim trên nền bệnh nhân bị tăng huyết áp.
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà. Vì huyết áp là bệnh mạn tính không thể chữa khỏi, do đó hãy sắm cho mình một bộ đo huyết áp tại nhà để kiểm soát huyết áp thường xuyên.

Sử dụng giải pháp ổn định huyết áp từ thảo dược

Đông y, thảo dược luôn là giải pháp an toàn, giúp chỉ số huyết áp ổn định bền vững. Quan trọng hơn, khi kết hợp thêm sản phẩm thảo dược, người bệnh có thể hạn chế bớt sự phụ thuộc vào tây y trong điều trị tăng huyết áp.

Trên thị trường có những sản phẩm thảo dược rất tốt dành cho người bệnh tăng huyết áp, vừa được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện lớn trong nước, vừa được đăng tải nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế. Đây là lựa chọn hàng đầu để kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa biến chứng tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim.

Để biết thêm thông tin về giải pháp hỗ trợ kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa suy tim từ thảo dược, bạn vui lòng gọi đến chuyên gia theo số điện thoại bên dưới:

ITK-219.png

Sử dụng thuốc huyết áp khi cần thiết

Với tăng huyết áp độ 1, bệnh nhân chưa cần sử dụng thuốc huyết áp ngay mà ưu tiên các giải pháp không dùng thuốc. 

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân đã thay đổi lối sống nhưng vẫn không thể kiểm soát tốt huyết áp mục tiêu, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị tăng huyết áp.

Sử dụng thuốc huyết áp sẽ là giải pháp sau cùng, bởi thuốc tây có tác dụng giảm huyết áp nhanh nhưng sẽ kèm theo nhiều tác dụng phụ. Do đó, ngay từ giai đoạn đầu của tăng huyết áp, bạn nên lưu ý nhiều hơn đến việc thay đổi lối sống kết hợp với sản phẩm thảo dược.

Trên đây là giải đáp của chuyên gia về phân độ tăng huyết áp và một số lưu ý giúp bạn điều trị tăng huyết áp hiệu quả hơn. Chúc bạn luôn giữ sức khỏe ổn định để chung sống hòa bình với bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm: 

Huyết áp cao nên ăn gì, không nên ăn gì để hạ huyết áp tốt nhất?

Các thuốc điều trị tăng huyết áp & cách dùng tránh tác dụng phụ