Giống như các thuốc hạ mỡ máu khác, Lipitor vẫn có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trên hệ thống tiêu hóa, cơ, gan. Để dùng thuốc an toàn và hiệu quả, bạn hãy cùng tìm hiểu cách dùng và các lưu ý quan trọng khi sử dụng Lipitor trong bài viết sau.

Người bệnh cần nắm rõ cách dùng thuốc Lipitor để đảm bảo an toàn khi điều trị

Người bệnh cần nắm rõ cách dùng thuốc Lipitor để đảm bảo an toàn khi điều trị

Lipitor là thuốc gì? Tác dụng của thuốc Lipitor

Lipitor là thuốc điều trị rối loạn mỡ máu thuộc nhóm statin có thành phần chính Atorvastatin. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người bệnh mạch vành, đái tháo đường type 2 hoặc có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tiền sử gia đình có người mắc bệnh, tuổi cao, hút thuốc lá, HDL-C thấp).

Giống như Crestor (Rosuvastatin) hay các statin khác, Lipitor cũng hoạt động bằng cách ức chế men HMG coenzyme A reductase. Nhờ đó, thuốc làm giảm sản xuất cholesterol tại gan. Nhiều chuyên gia đánh giá Atorvastatin trong Lipitor là một trong số các hoạt chất có khả năng giảm LDL và cholesterol toàn phần tốt nhất trong nhóm statin. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng chống viêm, bảo vệ nội mạc mạch máu, ổn định mảng xơ vữa, từ đó giúp giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Giá thuốc Lipitor 10mg, 20mg, 40mg và nơi bán

Giá thuốc Lipitor dao động từ 478.000 - 690.000 VND/hộp 30 viên tùy vào hàm lượng, nhà sản xuất và chính sách bán hàng của mỗi nhà thuốc. Sau đây là bảng giá thuốc mỡ máu Lipitor mà bạn có thể tham khảo:

  • Giá thuốc Lipitor 10mg: 478.000 VND/hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Giá thuốc Lipitor 20mg: 478.000 - 690.000 VND/hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Giá thuốc Lipitor 40mg: 683.000 VND/hộp 3 vỉ x 10 viên.

Hiện nay thuốc hạ mỡ máu Lipitor đã được bán tại hầu hết nhà thuốc trên toàn quốc ở cả hình thức bán tại quầy hoặc online. Tuy nhiên, bạn chỉ được mua thuốc nếu có đơn của bác sĩ.

Giá thuốc mỡ máu Lipitor khác nhau tùy từng hàm lượng và nơi bán

Giá thuốc mỡ máu Lipitor khác nhau tùy từng hàm lượng và nơi bán

Hướng dẫn sử dụng thuốc mỡ máu Lipitor

Thông thường người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn liều lượng cũng như cách sử dụng thuốc Lipitor. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tham khảo các thông tin về liều dùng và cách dùng dưới đây:

Liều dùng Lipitor

Liều dùng thuốc Lipitor thường dao động từ 10 - 80mg/ngày tùy thuộc vào tình trạng bệnh và mức độ đáp ứng với thuốc của mỗi người bệnh, cụ thể: 

  • Tăng cholesterol máu nguyên phát và rối loạn lipid máu hỗn hợp: Liều khởi đầu là 10-20mg/ngày. Sau đó tùy vào mức độ đáp ứng của người bệnh để tăng liều và dùng duy trì ở mức 10-80mg/ngày.
  • Tăng triglyceride máu và phòng ngừa rủi ro tim mạch: Liều khởi đầu là 10mg/ngày và duy trì với liều 10-80mg mỗi ngày tùy vào thể trạng và bệnh lý của người bệnh.

Mỗi người bệnh sẽ phù hợp với một mức liều riêng biệt. Bạn nên tin tưởng vào liều dùng mà bác sĩ kê, không tăng hay giảm liều khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ.

Liều lượng Lipitor được điều chỉnh sau 2-4 tuần sử dụng thuốc

Liều lượng Lipitor được điều chỉnh sau 2-4 tuần sử dụng thuốc

Cách dùng Lipitor

Bạn có thể uống Lipitor vào bất cứ lúc nào, tuy nhiên nếu không có chỉ định đặc biệt thì nên dùng vào buổi tối vì đây là thời gian gan sản xuất cholesterol mạnh nhất. Bên cạnh đó, bạn nên cố định thời điểm uống thuốc giữa các ngày. Điều này vừa để tránh quên liều vừa giúp nồng độ thuốc trong máu được ổn định hơn. 

Thuốc giảm mỡ máu Lipitor có thể sử dụng lúc đói hay no đều được nhưng bạn cần hạn chế bẻ viên thuốc trước khi dùng để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Nếu bạn vô tình quên uống một liều Lipitor, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trường hợp đã quên uống hơn 12 giờ, bạn hãy bỏ qua liều này, không gấp đôi liều để tránh bị quá liều.

Thuốc Lipitor có thể gây tác dụng phụ gì?

Thuốc Lipitor 10mg, 20mg, 40mg có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  •  Rối loạn tiêu hóa: Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn. 
  • Các vấn đề về cơ: Đau cơ, yếu cơ tiêu cơ.
  • Rối loạn chức năng gan: Mệt mỏi, ăn không ngon, đau vùng bụng trên, nước tiểu màu hổ phách sậm, vàng da hoặc lòng trắng mắt.
  • Rối loạn chức năng nội tiết: Gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh đái tháo đường.
  • Dị ứng: Sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng. Những điều này có thể gây khó thở hoặc khó nuốt và cần điều trị ngay lập tức.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Rát buốt khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng khi đi chỉ rặn ra được một ít nước tiểu, đau tức lưng hoặc bụng dưới, cảm giác mệt mỏi hoặc run rẩy, sốt hoặc rét run. 
  • Giảm trí nhớ và lú lẫn trong khi người bệnh còn trẻ.

Khi gặp các biểu hiện trên trong thời gian dài và không thuyên giảm, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.

Lipitor có thể gây tác dụng phụ trên cơ như đau cơ, yếu cơ, tiêu cơ

Lipitor có thể gây tác dụng phụ trên cơ như đau cơ, yếu cơ, tiêu cơ

Các thuốc có thể tương tác xấu với Lipitor

Một số thuốc có thể tương tác với Lipitor, làm cho tác dụng phụ Lipitor tăng lên hoặc hiệu quả của thuốc bị giảm đi, ví dụ như:

  • Cyclosporine, gemfibrozil, thuốc chống vi-rút (Ledipasvir hoặc sofosbuvir), niacin, colchicine, thuốc giảm mỡ máu nhóm Fibrates (trừ Gemfibrozil): Tăng nguy cơ tiêu cơ vân khi dùng cùng Lipitor.
  • Thuốc kháng nấm nhóm Azole hoặc kháng sinh nhóm macrolid (Erythromycin, Roxithromycin, Clarithromycin,...): Làm tăng nồng độ Lipitor trong máu, từ đó tăng nguy cơ tác dụng phụ.
  • Rifampicin: Làm giảm nồng độ Lipitor trong máu và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Do đó, bạn hãy báo cho bác sĩ tất cả các thuốc bạn đang dùng để bác sĩ có thể đưa ra mức liều phù hợp, vừa đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa không làm tăng nguy cơ tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Những lưu ý cần nhớ khi dùng thuốc Lipitor

  • Hạn chế uống rượu bia và các đồ uống có cồn khác khi dùng thuốc bởi điều này sẽ làm tăng lượng Triglyceride (chất béo trung tính) trong máu và có thể dẫn đến nhiễm độc gan.
  • Không uống nước ép bưởi hoặc ăn bưởi trong khi dùng Lipitor vì có thể làm tăng nguy cơ mắc một số tác dụng phụ trên gan hoặc tổn thương cơ. 
  • Bảo quản Lipitor ở nhiệt độ phòng từ 20 đến 25°C, ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp, khô ráo, không để thuốc trong phòng tắm.
  • Không sử dụng Lipitor nếu có bệnh về gan, mang thai, cho con bú. 
  • Thực hiện lối sống lành mạnh (bỏ hút thuốc lá, ăn giảm đường, muối, mỡ/da/nội tạng động vật, tăng rau xanh, uống đủ nước, tập thể dục) để tăng hiệu quả giảm mỡ máu và bảo vệ tim mạch.
  • Phối hợp thêm sản phẩm từ thảo dược để tăng hiệu quả điều trị, giảm nguy cơ phải tăng liều thuốc. Tùy vào tình trạng bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn các sản phẩm khác nhau. Ví dụ nếu bị bệnh mạch vành, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chiết xuất Thông Dahurian. Hơn 600 nghiên cứu tại Nga đã chứng minh hoạt chất này vừa giúp giảm mỡ máu, vừa hỗ trợ cải thiện tuần hoàn mạch vành, vi mạch vành (mạch máu nhỏ nuôi tim) cho người bệnh mạch vành - thiếu máu cơ tim. 

Xem thêm: Thông Dahurian - Món quà từ thiên nhiên cho trái tim khỏe

Kết hợp thêm các thảo dược sẽ giúp việc điều trị mỡ máu đạt hiệu quả cao hơn

Kết hợp thêm các thảo dược sẽ giúp việc điều trị mỡ máu đạt hiệu quả cao hơn

Giải đáp 1 số câu hỏi về thuốc Lipitor?

Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp trong quá trình sử dụng Lipitor và giải đáp từ các chuyên gia Tim mạch.

Lipitor uống khi nào?

Như đã nhắc tới ở phần cách dùng, bạn có thể uống thuốc Lipitor vào bất cứ lúc nào trong ngày bởi thuốc có tác dụng kéo dài lên tới hơn 20 giờ. Tuy nhiên nếu không có chỉ định đặc biệt thì bạn nên uống vào buổi tối - thời điểm HMG coenzyme A reductase kích thích sản xuất cholesterol hoạt động mạnh nhất.

Uống Lipitor trong bao lâu?

Đa phần người bệnh sẽ phải dùng Lipitor hoặc các thuốc mỡ máu khác suốt đời kể cả khi thấy chỉ số LDL-C hay triglycerid đã về mức bình thường. Bởi mục tiêu của việc dùng thuốc không chỉ là giảm mỡ máu mà còn để ổn định mảng xơ vữa, tránh mảng xơ vữa bị nứt vỡ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

Crestor vs Lipitor giống khác nhau như thế nào?

Crestor và Lipitor cùng là thuốc hạ mỡ máu và giảm nguy cơ tim mạch thuộc nhóm statin tác dụng kéo dài. Hai thuốc đều có thể gây tác dụng phụ như tiêu chảy, nhức đầu, đau cơ và tiêu cơ vân. Điểm khác nhau của hai thuốc này là:

Đặc điểm

Lipitor

Crestor

Thành phần

Atorvastatin

Rosuvastatin

Tác dụng phụ thường gặp

Triệu chứng giống cảm lạnh, đau khớp, tiêu chảy, đau tứ chi và nhiễm trùng đường tiết niệu.

nhức đầu, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và suy nhược.

Giá

478.000 - 690.000/hộp 30 viên

340.000 - 570.000/hộp 28 viên

Mức độ giảm mỡ máu

Thử nghiệm STELLAR cho thấy Crestor giảm LDL-C và cholesterol toàn phần tốt hơn Lipitor tuy nhiên mức chênh lệch không quá lớn. Cả hai thuốc này đều nằm trong nhóm những thuốc giảm mỡ máu tốt nhất do đó bạn có thể yên tâm sử dụng

Nhìn chung, thuốc mỡ máu Lipitor sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh rối loạn lipid máu, mạch vành và các đối tượng có nguy cơ tim mạch cao nếu được sử dụng đúng cách. Nếu có băn khoăn nào trong quá trình dùng thuốc, bạn hãy gọi đến tổng đài 0981 238 219 để được các Dược sĩ tư vấn.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430779, reference.medscape.com, drugs.com, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11233299, pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11336625/, ncbi.nlm.nih.gov/PMC4989032