Duoplavin được đánh giá là một giải pháp tốt cho những người có nguy cơ xuất hiện cục máu đông cao. Vậy thuốc có tác dụng gì, giá bán và cách sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn tất cả các thông tin về thuốc Duoplavin. 

Duoplavin 75mg/100mg là một loại thuốc chống đông khá phổ biến

Duoplavin 75mg/100mg là một loại thuốc chống đông khá phổ biến

Tác dụng của thuốc Duoplavin

Duoplavin (phối hợp clopidogrel và aspirin) có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, ức chế quá trình hình thành cục máu đông, từ đó giúp phòng ngừa các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Do là dạng phối hợp nên thuốc sẽ đem lại hiệu quả điều trị cao hơn so với các thuốc chỉ chứa một trong hai hoạt chất đơn độc. 

Duoplavin 75/100mg thường được chỉ định để dự phòng huyết khối cho người bệnh đã dùng cả clopidogrel và axit acetylsalicylic (aspirin) đơn độc nhưng chưa hiệu quả. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được sử dụng cho cho bệnh nhân bị đau thắt ngực không ổn định (hội chứng mạch vành cấp) không có đoạn ST chênh lên, kể cả trường hợp đã đặt stent.

Thuốc Duoplavin chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Dị ứng với clopidogrel và acetylsalicylic acid hoặc thuốc kháng viêm Nsaids.
  • Người đang mắc hen suyễn, loét dạ dày, chảy máu não.
  • Người bị bệnh gan hay bệnh thận mức độ nặng.
  • Mắc chứng chảy mũi hoặc bị polyp mũi.

Giá thuốc Duoplavin 75/100mg

Thuốc DuoPlavin 75mg/100mg có giá khoảng 690.000 VND/ hộp 30 viên (tương đương 23.000 VNĐ/ viên). Bạn có thể mua thuốc tại hầu hết các hiệu thuốc Tây trên toàn quốc. Nhưng khi đi mua thì lưu ý mang theo đơn của bác sĩ vì đây là thuốc bán theo đơn.

Liều dùng và cách dùng Duoplavin hiệu quả

Liều dùng thông thường của Duoplavin là 1 viên/ ngày. Người bệnh nên dùng đúng liều được bác sĩ kê đơn, không tự ý tăng hay giảm liều ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Bạn nên uống thuốc Duoplavin 75mg nguyên viên, không nhai, bẻ hay nghiền thuốc cùng với 1 ly nước đun sôi để nguội. Thuốc có thể uống trước hoặc sau bữa ăn nhưng nên uống vào một lần cố định trong ngày để tránh quên liều.

Uống Duoplavin vào 1 thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp bạn hạn chế quên liều

Uống Duoplavin vào 1 thời điểm cố định trong ngày sẽ giúp bạn hạn chế quên liều

Nếu bạn quên uống thuốc trong vòng 12 tiếng, hãy uống ngay khi nhớ ra. Trường hợp thời gian quên thuốc đã hơn 12 tiếng, hãy bỏ qua liều đó và uống liều thuốc tiếp theo bình thường. Bạn không được tăng gấp đôi lượng thuốc vì rất nguy hiểm.

Nếu bạn uống quá liều so với chỉ định, hãy theo dõi các triệu chứng sau: choáng váng, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tăng thời gian chảy máu, tăng thân nhiệt, đổ mồ hôi… Trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm, hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Tác dụng phụ của Duoplavin bạn cần chú ý

Tác dụng phụ thường gặp nhất ở DuoPlavin là tăng nguy cơ chảy máu. Cụ thể, bạn có thể thấy khó cầm máu hơn khi bị thương, nặng hơn là bị xuất huyết dưới da, chảy máu cam, tiểu ra máu, thậm chí chảy máu trong dạ dày, ruột (xuất huyết đường tiêu hóa). Vì thế các chuyên gia thường khuyến cáo người bệnh theo dõi chỉ số đông máu INR định kỳ trong quá trình dùng thuốc.

Ngoài ra, trong quá trình dùng Duoplavin 75/100, bạn có thể gặp các tác dụng phụ khác như:

  • Đau bụng, táo bón, đau dạ dày, ăn không tiêu, loét dạ dày - ruột.
  • Đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi.
  • Da nổi mẩn, nổi mày đay, phồng rộp da; dị ứng da, vàng da/ vàng mắt.
  • Sốt, khó thở đôi khi kèm cơn ho; phản ứng dị ứng; sưng miệng; viêm miệng.
  • Tụt huyết áp; hoang mang; ảo giác; đau khớp; đau cơ; thay đổi mùi vị, viêm các mạch nhỏ trong hệ mạch máu.

Các tác dụng phụ này ít gặp hơn. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan. Hãy theo dõi cơ thể thường xuyên, nếu thấy các biểu hiện bất thường, hãy báo ngay cho bác sĩ để có được sự tư vấn xử lý kịp thời nhất.

Thuốc Duoplavin có thể làm vết đứt tay khó cầm máu hơn bình thường

Thuốc Duoplavin có thể làm vết đứt tay khó cầm máu hơn bình thường

Những lưu ý để dùng Duoplavin tránh tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc chống đông máu Duoplavin, bạn cần lưu ý những điểm sau:

Theo dõi sức khỏe thường xuyên khi dùng thuốc

Trong thời gian dùng thuốc, bạn cần đến bệnh viện để theo dõi chỉ số đông máu, đặc biệt nếu thuộc các trường hợp cần thận trọng khi dùng Duoplavin sau:

  • Người bệnh suy gan, thận mức độ nhẹ đến trung bình.
  • Người có tiền sử hen hoặc phản ứng dị ứng.
  • Người đang bị loét dạ dày, bị thương, bệnh gout,….
  • Người bị cục máu đông trong động mạch não trong vòng 7 ngày trước đó, mới phẫu thuật, sau phẫu thuật hoặc có dự định phẫu thuật (kể cả nhổ răng)

 Thận trọng khi dùng các thuốc có tương tác với Duoplavin

  • Thuốc chống đông máu đường uống và đường tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch  như heparin (có thể làm tăng khả năng chảy máu)
  • Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs (có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa)
  • Các thuốc ức chế CYP2C19 như: Thuốc ức chế bơm proton (omeprazole), probenecid, benzbromarone, thuốc điều trị gout, fluconazole, ciprofloxacin, hoặc chloramphenicol, thuốc nấm, nhiễm trùng, thuốc trầm cảm (fluoxetine, fluvoxamine, moclobemide), thuốc chống động kinh (carbamazepin, oxcarbazepine) (có thể làm giảm nồng độ clopidogrel trong máu)

Phối hợp cùng thảo dược để nâng cao hiệu quả điều trị

Việc phối hợp thảo dược không chỉ giúp nâng cao hiệu quả ngăn ngừa các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ do cục máu đông gây ra. Nhiều thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng hay Thông Dahurian còn được chứng minh giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bảo vệ van tim, hạ huyết áp, tăng lưu thông máu đến tim, giảm đau thắt ngực…

Tùy theo tình trạng bệnh mà bạn có thể chọn lựa các thảo dược khác nhau. Tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên lựa chọn sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng đăng tải trên các tạp chí Tim mạch uy tín trong nước hoặc nước ngoài. Đây là bằng chứng xác đáng nhất chứng minh mức độ hiệu quả và an toàn của một sản phẩm.

Người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm thảo dược có kiểm chứng lâm sàng

Người bệnh nên ưu tiên các sản phẩm thảo dược có kiểm chứng lâm sàng

Giải đáp những câu hỏi thường gặp về Duoplavin

Dưới đây là 1 số câu hỏi giúp người bệnh hiểu hơn về Duoplavin cũng như giảm bớt phần nào lo lắng trong khi dùng thuốc.

Dùng Duoplavin có được phẫu thuật không?

Người đang sử dụng Duoplavin vẫn có thể thực hiện phẫu thuật được. Tuy nhiên vì thuốc làm tăng khả năng chảy máu nên bạn cần báo cho bác sĩ trước khi phẫu thuật. Bác sĩ sẽ đánh giá xem mức độ rủi ro của bạn là bao nhiêu. Nếu có nguy cơ chảy máu cao, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng sử dụng Duoplavin vài ngày để cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn hơn.

Phải làm sao nếu đang dùng Duoplavin mà bị chảy máu ngoài da?

Thông thường những vết thương nhẹ như xước da khi cạo râu hoặc đứt tay nhỏ sẽ không đáng lo. Tuy nhiên bạn vẫn cần theo dõi, nếu thấy máu không cầm được thì phải đến cơ sở y tế gần nhất. Chảy máu quá lâu khiến bạn mất máu, gây ngất xỉu và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Duoplavin là thuốc chống đông máu hiệu quả, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là làm ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể. Để giảm tác dụng phụ và tăng cường hiệu quả điều trị, bạn phải tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc Duoplavin, bạn có thể liên hệ tới các dược sĩ của chúng tôi theo số 0981 238 219 để được hỗ trợ.

ĐT-219.jpg

Nguồn tham khảo