Đặt stent không giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành. Vì thế sau đặt stent, người bệnh cần có chế độ chăm sóc để nhanh hồi phục, tăng tuổi thọ stent và hạn chế tái tắc hẹp. Chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành sẽ có trong bài viết sau.

Một chế độ chăm sóc sau đặt stent tốt giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục

Một chế độ chăm sóc sau đặt stent tốt giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục

Cách chăm sóc vết mổ sau đặt stent mạch vành

Khi đặt stent, bác sĩ sẽ cần rạch 1 vết mổ nhỏ để luồn ống thông vào động mạch và tiếp cận vị trí bị tắc hẹp. Để giúp vết mổ này nhanh lành, bạn cần chăm sóc như sau:

  • Thay băng và rửa vết mổ bằng nước sạch, nước muối hoặc nước sát trùng ít nhất 1 lần/ngày. Nếu thấy khó tháo băng, hãy làm ướt băng bằng nước ấm, sau đó nhẹ nhàng lấy băng ra khỏi vết mổ.
  • Thấm khô vết mổ bằng bông sạch.
  • Dùng băng dán cá nhân để che phủ vết thương

Trong quá trình chăm sóc vết mổ, bạn cần lưu ý không dùng kem hoặc thuốc mỡ để bôi vào vị trí vết mổ (trừ khi bác sĩ yêu cầu) và không mặc quần áo quá chật. Bạn cũng cần hạn chế tắm bồn, nên tắm nhanh bằng vòi hoa sen.

Lưu ý trong vận động cho người bệnh sau đặt stent

Trong những ngày đầu sau đặt stent, bạn cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh ảnh hưởng đến vết mổ.

Nếu vết mổ ở tay:

  • Trong 24 giờ đầu bạn không được dùng tay nâng vật nặng.
  • 2 ngày tiếp theo, bạn không được làm việc nặng nhọc, gắng sức, không dùng các dụng cụ nguy hiểm như dao, cưa, các công cụ, máy móc…

Nếu vết mổ ở bẹn:

  • Trong 3 – 4 ngày đầu, bạn cần hạn chế hoạt động vùng bụng.
  • Trong 5-7 ngày tiếp theo, bạn không nâng vật nặng, không làm việc nặng, vận động quá sức, có thể đi lên xuống cầu thang nhưng cần chậm rãi.

Sau thời gian này, bạn hãy tăng dần cường độ hoạt động theo mức độ hồi phục của cơ thể. Ví dụ:

  • Tuần 1: Tập đi bộ trên mặt phẳng nhưng không nên lái xe, du lịch xa, đi xe đạp, khuân vác hoặc tham gia các hoạt động thể lực nặng.
  • Tuần 2: Tăng dần mức độ vận động, đi bộ xa hơn một chút nhưng không nên chạy bộ. Nếu đau ngực hoặc khó thở xuất hiện thì ngừng vận động ngay và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được xử trí.

Trong các bài tập thể dục cho người bệnh sau đặt stent, đi bộ là bài tập được nhiều giáo sư, bác sĩ khuyến cáo. Theo GS Phạm Gia Khải, Nguyên chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam: Thường xuyên đi bộ với cường độ tăng dần sẽ giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành, từ đó giúp người bệnh giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Người bệnh sau đặt stent mạch vành khi sức khỏe ổn định nên tập đi bộ nhanh

Người bệnh sau đặt stent mạch vành khi sức khỏe ổn định nên tập đi bộ nhanh

Chế độ ăn sau đặt stent cho người bệnh mạch vành

Duy trì một chế độ ăn hợp lý sẽ cũng giúp người bệnh ngăn ngừa tái tắc hẹp và nguy cơ hình thành cục máu đông sau đặt stent. Cụ thể người sau đặt stent mạch vành cần:

  • Ăn nhiều rau xanh cùng với trái cây tươi hơn.
  • Lấy tinh bột chủ yếu từ ngũ cốc nguyên hạt, giảm lượng tinh bột trắng.
  • Từ bỏ nguồn chất béo xấu trong thịt các loại động vật có màu đỏ, da, mỡ, nội tạng động vật, thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, đóng hộp.
  • Bổ sung lượng nhỏ chất béo tốt từ các loại hạt, dầu oliu, dầu hướng dương, cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Tự nấu nướng tại nhà với hình thức hấp, luộc là chủ yếu thay vì chiên xào.
  • Rèn luyện thói quen ăn nhạt, ít đường, hạn chế rượu bia.
  • Không nên ăn quá no vì gây chèn ép cơ hoành, nhịp tim sẽ tăng hơn bình thường. Không ăn tối sau 18 giờ tránh bị táo bón.

Đặc biệt, nếu đang dùng thuốc chống đông kháng vitamin K như Sintrom (Acenocoumarol) và Coumadine (Warfarin)... bạn cần hạn chế các thực phẩm giàu vitamin K bởi chúng làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Các thực phẩm giàu vitamin K có trong các loại rau có màu xanh đậm như: cải bó xôi, cần tây, măng tây, dưa chuột, các loại rau họ cải…

Chế độ chăm sóc sau đặt stent góp phần quan trọng quyết định sự hồi phục của người bệnh và khả năng ngăn ngừa tái hẹp. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn các giải pháp chăm sóc cụ thể nhất với tình trạng của bạn.

ITK-219.png

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị sau đặt stent

Sau khi xuất viện, người bệnh vẫn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các thuốc điều trị nhằm giúp kiểm soát biến chứng huyết khối và ngăn ngừa mạch vành tái tắc hẹp tại vị trí đã đặt stent hay tại vị trí mới. 

Trong quá trình dùng thuốc bạn cần chú ý:

  • Tái khám định kỳ để điều chỉnh thuốc và tuân thủ thời gian dùng thuốc, tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc.
  • Các thuốc khác sẽ dùng dài hạn bao gồm: thuốc chẹn beta, thuốc mỡ máu statin, thuốc ức chế men chuyển/ ức chế thụ thể, thuốc nitrate…
  • Liệu pháp kháng tiểu cầu kép: Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc chống đông Aspirin hay Clopidogrel. Tuy nhiên, trong trường hợp một thuốc không đủ để chống huyết khối, bác sĩ sẽ phối hợp với thuốc kháng tiểu cầu khác, ví dụ như Ticagrelor hoặc Clopidogrel và aspirin. Bạn cần dùng nghiêm ngặt trong 12 tháng, sau đó bác sĩ xem xét và chỉ định bạn dùng 1 loại kéo dài.
  • Để ý tới dấu hiệu cảnh báo tác dụng phụ, điển hình như xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, chảy máu cam khi sử dụng thuốc chống đông máu, đau cơ, men gan tăng khi sử dụng nhóm statin, chóng mặt.

Nếu có những biểu hiện này, bạn nên tái khám lại để được bác sĩ đổi thuốc hoặc điều chỉnh liều thuốc.

Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định sau khi đặt sent

Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định sau khi đặt sent

Các dấu hiệu bất thường cần lưu ý sau đặt stent mạch vành

Kể cả khi ca phẫu thuật thành công, bạn vẫn phải theo dõi triệu chứng sau khi đặt stent và liên hệ với bác sĩ điều trị nếu như xuất hiện các biểu hiện sau đây:

  • Chảy máu ở vết mổ không ngừng, kể cả khi bạn đã đè chặt nó
  • Sưng, đỏ hoặc đau vết mổ, nhất là khi có tiết mủ
  • Chân tay phía dưới vết mổ bị đổi màu sắc, lạnh hoặc tê
  • Đau ngực hoặc khó thở không hết khi nghỉ ngơi
  • Mạch không đều, chậm dưới 60 nhịp/phút hoặc nhanh trên 100 – 120 nhịp/phút
  • Bị chóng mặt, té xỉu hay mệt mỏi
  • Ho ra máu hoặc đờm vàng/xanh
  • Gặp vấn đề khi dùng thuốc
  • Bị ớn lạnh hoặc sốt trên 38.3 độ.

Giải pháp giảm tắc hẹp sau đặt stent mạch vành từ thảo dược

Hơn một thập kỷ qua, các chuyên gia tim mạch đầu ngành đã khuyên kết hợp thảo dược thiên nhiên như là một phần thiết yếu của việc chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent mạch vành.

Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện lớn ở Hà Nội cũng cho thấy: Sử dụng sản phẩm kết hợp giữa các thảo dược thiên nhiên như Đan sâm, Hoàng đằng với Cao Natto, L-carnitine sẽ giúp giảm các triệu chứng đau thắt ngực, khó thở, mệt mỏi, đánh trống ngực, ho, phù, hồi hộp… giảm cholesterol máu, ngăn ngừa huyết khối và tắc hẹp mạch vành. Đây được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu giúp những người đã đặt stent giảm rủi ro và bảo vệ stent tốt hơn.

Nhìn chung rất hiếm khi nào xảy ra biến chứng sau can thiệp đặt stent mạch vành nếu như có kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sau đặt stent tốt. Vậy nên hãy tuân thủ hướng dẫn kể trên để bảo vệ bản thân, sống khỏe, sống lâu hơn với bệnh. Nếu có băn khoăn trong quá trình điều trị bệnh mạch vành hay chăm sóc sau đặt stent, đừng ngần ngại liên hệ với chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn chi tiết nhất!

ITK-219.png

Tham khảo: my.clevelandclinic, medlineplus.gov, svhhearthealth

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang là sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.

Sản phẩm phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....).