Đặt stent mạch vành ngày càng được áp dụng phổ biến trong điều trị các bệnh mạch vành. Điều này không có nghĩa là phương pháp điều trị này an toàn, nhưng với lợi ích mà nó mang lại cùng với sự tiến bộ của y học, nhược điểm dần khắc phục và được các bác sĩ tin tưởng.

Nói về vấn đề này Gs. Ts Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cũng cho biết nhiều thông tin hay và cần thiết trong buổi phỏng vấn về chủ đề: Đặt stent mạch vành: Những lợi ích và rủi ro. Theo dõi đầy đủ những tư vấn của Gs qua bài viết này nhé!

Gs. Ts Phạm Gia Khải - Nguyên Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam

Đặt stent mạch vành hiểu thế nào cho đúng?

Để đơn giản hóa về phương pháp này, Gs. Phạm Gia Khải lấy ví dụ đặt stent mạch vành cũng giống như lò than của mình để tránh bị sập, cần phải chống lên. Stent cũng như thế có vai trò giống giá đỡ giữ cho động mạch không bị những mảng xơ vữa làm hẹp lại

Giá đỡ này làm bằng kim loại không gỉ, các mắt rất nhỏ, trong các lỗ nhỏ bên trong người ta có thể để kháng sinh giúp cho các nội mạc nằm sát bên trong, không làm nội mạc trồi ra và luôn ở tình trạng mới, không bị sập lại.

Gs. Ts Phạm Gia Khải tư vấn giúp người bệnh hiểu hơn về phương pháp đặt stent mạch vành

Các loại stent và ưu nhược điểm của từng loại

Trước đây, khi mới phát hiện phương pháp này, chỉ có 1 loại stent duy nhất là loại stent kim loại trần. Nhưng với nền y học ngày càng phát triển, stent đã cải thiện và khắc phục được những nhược điểm của loại stent cũ. Cho đến nay stent đã được chia làm 2 loại chính bao gồm: stent phủ thuốc trong mắt kim loại không gỉ có ô chứa thuốc kháng sinh hoặc trùng sinh và loại stent không phủ thuốc. 

- Stent trần (stent không phủ thuốc) là thế hệ stent đầu tiên, được làm từ kim loại trần (thường là thép không gỉ) và không có lớp phủ đặc biệt. Chi phí stent loại này rẻ nhất so với các loại khác, nhưng hiện ít được sử dụng vì sự phát triển của mô sẹo trong lớp lót động mạch lại diễn ra quá mức, làm tăng nguy cơ tái hẹp và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông sau đặt.

- Loại stent phủ thuốc giúp ngăn ngừa sự phát triển quá mức của mô sẹo trong động mạch gây tái tắc hẹp. Loại stent này có thể giảm nguy cơ hẹp và tái hẹp đến 20 - 30% so với stent trần, nhưng nguy cơ hình thành huyết khối trong lòng mạch vẫn cao, nên người bệnh cần dùng thuốc chống kết tập tiểu cầu dài ngày.

Ngoài ra, còn có một số loại stent cải tiến hơn như stent tự tiêu, stent trị liệu kép. Tuy nhiên, theo Gs. Phạm Gia Khải chưa được ứng dụng nhiều trong Việt Nam nên không có cơ sở đánh giá hiệu quả.

Lợi ích và rủi ro của phương pháp đặt stent mạch vành

Gs. Ts Phạm Gia Khải cảnh báo những rủi ro do phương pháp đặt stent mạch vành gây nên

Phát hiện và ứng dụng phương pháp đặt stent mạch vành được cho là bước đột phá trong điều trị bệnh mạch vành bởi những lợi ích mà nó mang lại bao gồm:

− Đây là phương pháp ít xâm lấn, nhanh hồi phục giúp rút ngắn thời gian ở bệnh viện, người bệnh nhanh chóng trở về với cuộc sống bình thường.

− Giúp giảm nhẹ mức độ tắc hẹp và làm giảm các triệu chứng như đau ngực, thở dốc và mệt mỏi, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.

− Phòng ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông ở trường hợp tắc hẹp mạch vành do những mảng xơ vữa mềm.

Nhìn chung phương pháp này khá an toàn ít gây biến chứng, thế nhưng theo Gs Phạm Gia Khải cho biết dù phương pháp này được cải tiến thì vẫn có tỷ lệ rủi ro nhất định. Điển hình hay gặp nhất là tình trạng tái tắc hẹp đoạn đã đặt và sự hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành - căn nguyên gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Nguy cơ phát triển cục máu đông cao nhất là trong vài tháng đầu sau khi đặt stent. Các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mạch máu gây nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Để làm giảm cục máu đông, sau khi đặt stent, người bệnh nên dùng thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu từ 6 tháng - 1 năm.

- Đặt stent không phải là phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn, bởi bệnh chính không thể điều trị hết. Do vậy, tại vị trí đặt stent vẫn có nguy cơ tái tắc hẹp và ở vị trí mạch vành khác vẫn có thể tiến triển tắc hẹp nặng hơn. Nguy cơ tái tắc hẹp động mạch vành sau 1 năm đặt stent là 10 - 20%.

Khi nào cần đặt stent mạch vành?

Theo Gs. Phạm Gia Khải không phải trường hợp nào tắc hẹp nhiều mới cần đặt stent mà còn bị ảnh hưởng bởi triệu chứng mà người đó gặp phải. Trường hợp bđau thắt ngực không ổn định, tức là cơn đau xảy ra cả khi nghỉ ngơi thì cần được đặt stent, không kể tắc hẹp chỉ mới mức nhẹ dưới 60%. Bởi lúc đó mạch máu dày lên do các mảng xơ vữa không được ổn định (mảng chưa vôi hoá) dễ bị nứt vỡ hình thành lên cục máu đông thì cần phải nong sớm.

Ngoài ra, Gs. Phạm Gia Khải còn cho biết thêm một số trường hợp tắc hẹp nặng trên 70%, nhưng không có biểu hiện đau ngực do tuần hoàn bàng hệ mạch vành được phát triển thì không cần phải đặt stent.

 

Gs. Phạm Gia Khải chỉ ra thời điểm người bệnh nên đặt stent mạch vành

Giải pháp giúp cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực

Gs. Phạm Gia Khải cho biết dù đặt stent hay không thì vẫn phải điều trị bằng cách sử dụng thuốc, phẫu thuật/can thiệp, điều chỉnh chế độ ăn, lối sống, bởi stent chỉ giải quyết vấn đề cơ học, còn bệnh chính là vẫn còn nguyên.

Tuân thủ dùng thuốc điều trị theo từng giai đoạn

Đối với mỗi trường hợp mắc bệnh mạch vành dù đã đặt stent hay chưa đặt thì sẽ được chỉ định thuốc điều trị không giống nhau. Ví dụ như đối với thuốc chống kết tập tiểu cầu, lúc chưa đặt stent, có thể chỉ cần sử dụng Aspirin, nhưng khi đã đặt stent có thể cần phải kết hợp dùng phối hợp thêm Clopidogrel và thời gian dùng ở mỗi trường hợp cũng không giống nhau. Bởi vậy, tuân thủ sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ là lời khuyên mà Gs. Phạm Gia Khải muốn gửi gắm cho tất cả những người bệnh tim mạch nói chung

Gs. Phạm Gia Khải cũng cho biết thêm ngoài các thuốc điều trị bệnh chính, ví dụ như thuốc đái đường, thuốc xơ vữa động mạch, thuốc cho bệnh mạch vành giúp giãn mạch như nitromint, có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để nâng cao sức khỏe, hiệu quả tốt.

Tuy nhiên, Gs cũng không quên nhắc nhở tới quý khán giả rằng thực phẩm chức năng không thay thế được thuốc. Lúc này kết hợp đông tây y, nhưng vẫn phải dùng thuốc của bệnh chính.

Bên cạnh đó, Gs cũng khuyên người bệnh nên ăn rau củ quả, trong bữa ăn thì cần ăn nhiều rau củ quả, ăn ít thịt, giảm đồ ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường vì các loại này không tốt cho sức khỏe. Còn đối với trường hợp đã đặt stent, Gs có lưu ý thêm là cần hạn chế ăn no, chỉ nên ăn vừa đủ, chia thành nhiều bữa.

Lưu ý trong tập luyện để tránh rủi ro sau đặt stent

Theo Gs. Phạm Gia Khải cho biết thời gian nằm viện sau đặt stent là 12 ngày. Trong thời gian đó người bệnh nên nằm, không nên vận động nhiều. Sau đó có thể tập đi bộ. Đi bộ 1 ngày khoảng 30 phút, sau đó tăng lên. Nhưng tối đa một tuần lễ 30 phút/ngày và nên đi bộ nhanh. Vì những người bị phải đặt stent thường là trung niên, cao tuổi cho nên càng cố gắng nhiều càng không tốt.

Gs có lấy ví dụ cụ thể về cường độ tập được coi là vừa: Nếu một người đạp xe tại chỗ ngừng vận động đo lấy mạch, sau khoảng 30 phút thì mạch phải về như trước khi người đó đạp xe. Còn nếu vẫn nhanh hơn thì lần sau đạp xe giảm đi. Ví dụ trước khi đạp xe mạch là 80 – 82 nhịp/phút, sau tập 30 phút nhịp tim vẫn 90 – 100 thì cần giảm cường độ tập đi.

Gs Phạm Gia Khải hướng dẫn cách điều trị giúp ngăn tái tắc hẹp mạch vành sau đặt stent mạch vành

Hy vọng với những tư vấn của Gs. Ts Phạm Gia Khải trong bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về phương pháp đặt stent mạch vành và có được lý do áp dụng phương pháp điều trị hiện tại. Tuy nhiên, không ai khác ngoài bác sĩ mới là người hiểu rõ tình trạng bệnh của bạn nhất. Do vậy, bạn hãy tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ và trao đổi với bác sĩ những điều bạn còn băn khoăn nhé hoặc bạn có thể để câu hỏi ngay tại đây, các chuyên gia tim mạch sẽ giúp bạn bạn tháo gỡ.