Cao huyết áp ở người già nếu không được kiểm soát sớm có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, các bệnh lý tim mạch, suy thận… Trong bài viết hôm nay, hãy cùng đi tìm hiểu nguyên nhân, cách điều trị & thông tin cần biết về căn bệnh cao huyết áp ở người già.

Cao huyết áp ở người già là bệnh lý nguy hiểm

Cao huyết áp ở người già là bệnh lý nguy hiểm

Cao huyết áp ở người già là bao nhiêu?

Cao huyết áp ở người già là tình trạng huyết áp tăng cao trên mức thông thường (120/80 mmHg). Cụ thể, huyết áp tăng cao khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 120 - 129 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg. Người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh tăng huyết áp khi chỉ số này từ 130/80 mmHg trở lên.

Bệnh huyết áp cao rất nguy hiểm với người lớn tuổi vì các triệu chứng rất mờ nhạt và khó nhận biết, thậm chí nhiều trường hợp không có triệu chứng. Nhưng nếu không được kiểm soát sớm, tăng huyết áp ở người cao tuổi có thể dẫn đến đau tim, đột quỵ, suy giảm các chức năng nội tạng như gan, thận…

Hiện nay, tỷ lệ người mắc huyết áp cao trên 18 tuổi là 47,3%, trong đó người trên 60 tuổi chiếm 60% và người trên 80 tuổi chiếm hơn 80% (Theo điều tra dịch tễ của Viện Tim mạch Việt Nam 2015).

Đặc biệt, tăng huyết áp ở người già có sự khác biệt so với các nhóm tuổi khác do:

  • Tăng độ nhạy với muối natri, tăng đáp ứng với điều trị lợi tiểu, giảm hoạt tính hệ renin-angiotensin-aldosterone (RAA);
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường gặp hơn (huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương <90mmHg);
  • Tăng độ cứng thành động mạch;
  • Rối loạn chức năng nội mô;
  • Tăng tần suất tăng huyết áp áo choàng trắng.

Như vậy, tình trạng cao huyết áp ở người già rất nguy hiểm và cần được theo dõi, điều trị sớm để phòng ngừa rủi ro.

Nguyên nhân gây cao huyết áp ở người già

Có hai nguyên nhân chính gây ra tình trạng cao huyết áp đó là tăng huyết áp nguyên phát và tăng huyết áp thứ phát.

  • Cao huyết áp nguyên phát (vô căn): Đây là tình trạng bác sĩ không thể xác định nguyên nhân chính xác gây tăng huyết áp. Tình trạng này thường phát triển dần dần trong nhiều năm.
  • Cao huyết áp thứ phát: Đây là tình trạng cao huyết áp do một số hội chứng, thuốc hoặc bệnh lý như bệnh thận, tuyến giáp, chứng khó thở khi ngủ, các loại thuốc cảm, thuốc giảm đau…

Các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ cao huyết áp

Bên cạnh những nguyên nhân trên, có những yếu tố rủi ro có thể làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp ở người cao tuổi như là:

Nam giới có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn nữ giới

Nam giới có nguy cơ mắc tăng huyết áp cao hơn nữ giới

Các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi

Lão hóa do tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp thường tăng dần theo độ tuổi của bạn, đặc biệt là cao huyết áp tâm thu. Theo thời gian, các mao mạch máu dần xơ cứng gây ra tình trạng lưu thông máu kém ở người cao tuổi.

Yếu tố di truyền trong gia đình: Thông thường, nếu gia đình có tiền sử mắc các bệnh cao huyết áp thì người đó sẽ có nguy mắc bị tăng huyết áp cao hơn người bình thường. 

Giới tính: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trước 55 tuổi thì nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn so với nữ giới. 

Chủng tộc: Một số nghiên cứu khảo sát cho thấy người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp nhiều hơn so với các chủng tộc khác. Nhóm người này có nguy mắc bệnh sớm và mức độ biến chứng cũng nghiêm trọng hơn so với người da trắng và người da vàng.

Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, phòng ngừa

Kiểm soát cân nặng: Béo phì là một trong những yếu tố tác động trực tiếp gây ra bệnh tăng huyết áp. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên theo dõi và điều chỉnh cân nặng của mình để nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tăng huyết áp. Đặc biệt với người cao tuổi, việc tập thể dục và có chế độ ăn phù hợp là cách giữ gìn và bảo vệ sức khỏe.

Hạn chế muối ăn: Giảm tiêu thụ muối ăn là cách giúp bạn phòng ngừa cao huyết áp hiệu quả. Tổ chức Y tế khuyến cáo một người khỏe mạnh không nên ăn quá 5 gram muối một ngày.

Hạn chế rượu, bia và thuốc lá: Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đặc biệt là người cao tuổi nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá.

Chế độ nghỉ ngơi: Khi áp lực, căng thẳng kéo dài có thể gây sản sinh ra các hormon làm co thắt mạch máu và tăng huyết áp đột ngột. Ngủ đủ 7 tiếng một ngày và có thời gian nghỉ ngơi, làm việc phù hợp là cách  giúp bạn giảm căng thẳng, stress.

Cẩn trọng khi dùng thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc chống viêm Steroid (Piroxicam, Ibuprofen), Corticosteroid, thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm… có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. 

Để điều trị tăng huyết áp, ngoài dùng thuốc điều trị bạn cần phối hợp nhiều giải pháp khác nhằm kiểm soát tốt huyết áp, ngăn ngừa suy tim. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn các giải pháp phù hợp nhất với bạn!

ITK-219.png

Triệu chứng cao huyết áp ở người già

Trên thực tế, hầu hết những người tăng huyết áp đều có triệu chứng rất mờ nhạt hoặc không có triệu chứng ngay cả khi chỉ số đo huyết áp đạt mức cao nguy hiểm. Vì thế, đừng chủ quan nếu bạn hoặc người thân, đặc biệt là người cao tuổi có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai , mất ngủ…  

Trong một số ít trường hợp, người bệnh có thể gặp các triệu chứng tăng huyết áp nghiêm trọng hơn như nhìn mờ, khó thở, mệt mỏi và buồn ngủ, chảy máu cam, nôn, đánh trống ngực.

Triệu chứng cao huyết áp ở người già rất mờ nhạt và khó nhận biết

Triệu chứng cao huyết áp ở người già rất mờ nhạt và khó nhận biết

Cách điều trị cao huyết áp ở người già hiệu quả

Việc điều trị cao huyết áp ở người già cần kết hợp dùng thuốc điều trị và thay đổi lối sống lành mạnh, như sau:

Thuốc điều trị tăng huyết áp

Hầu hết người cao tuổi bị tăng huyết áp được điều trị ít nhất 2 thuốc để ổn định huyết áp. Trong đó, thuốc lợi tiểu là loại thuốc được ưu tiên nếu người cao tuổi bị tăng huyết áp không mắc kèm các bệnh khác. Đặc biệt, nếu mức huyết áp cao hơn mức mục tiêu từ 20/10 mmHg trở lên, cần dùng ít nhất hai loại thuốc điều trị tăng huyết áp, trong đó có thuốc lợi tiểu thiazid

Trường hợp người bệnh không đáp ứng với thuốc ngay cả khi đã dùng tới liều cao nhất thì cần sử dụng thêm thuốc khác như thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch...

Kết hợp chế độ ăn lành mạnh và vận động

Người cao tuổi mắc cao huyết áp nên cắt giảm muối, các loại thực phẩm giàu chất béo như thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán, mỡ và nội tạng động vật, các loại đồ hộp. Thay vào đó, bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh và các loại chất xơ hòa tan như yến mạch, cà rốt, đậu, táo, trái cây họ cam, quýt…

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người bệnh cao huyết áp nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày liên tục 4 - 5 buổi/tuần. Luyện tập thể thao là cách đốt cháy lượng mỡ thừa và tăng cường sức bền tim mạch cho bạn. 

Vận động 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp ở người già

Vận động 30 phút mỗi ngày giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp ở người già

Hạn chế sử dụng đồ có cồn, chất kích thích

Người cao huyết áp cần hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá vì đây là nguyên nhân gây kích thích hệ thần kinh giao cảm gây co mạch và tăng huyết áp. Ngoài ra, những người uống rượu thường xuyên có nguy cơ tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. 

Theo dõi chỉ số huyết áp hàng ngày

Người bệnh cần theo dõi huyết áp của mình hàng ngày trong quá trình điều trị. Đặc biệt, bạn cần chú ý đo huyết áp ở cả hai cánh tay và dùng bên tay có huyết áp cao hơn. Ngoài ra, cần đo huyết áp ở người cao tuổi khi đứng thẳng cũng như ở tư thế ngồi. 

Thực hiện chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Căng thẳng, stress kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng cao huyết áp trở nên trầm trọng. Vì vậy, người bệnh cao huyết áp cần điều chỉnh chế độ nghỉ ngơi hợp lý như ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày và tập thiền, thở bụng hoặc nghe nhạc 15 phút mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng...

Để ngăn ngừa và pháp hiện sớm những biến chứng nguy hiểm, bạn nên theo dõi chỉ số huyết áp liên tục 2 lần/ ngày (sáng sớm và trước khi đi ngủ). Cao huyết áp ở người già là bệnh lý phổ biến và nguy hiểm nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát bằng cách kiên trì điều trị kết hợp áp dụng lối sống lành mạnh. 

Để điều trị tăng huyết áp, ngoài dùng thuốc điều trị bạn cần phối hợp nhiều giải pháp khác nhằm kiểm soát tốt huyết áp, ngăn ngừa suy tim. Hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn các giải pháp phù hợp nhất với bạn!

ITK-219.png

---------------------------------------------------------------

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe 

Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín