Hiện nay rất nhiều F0 được điều trị tại nhà là người có bệnh nền tim mạch. Lúc này, việc sử dụng thuốc, ăn uống ra sao để đồng thời ngăn ngừa các tổn thương do COVID-19 và đảm bảo điều trị tốt các bệnh nền là điều không hề đơn giản. Trong bài viết này, BS Vũ Minh Đức - Giám đốc Phòng khám Golden Care sẽ hướng dẫn chi tiết cách điều trị F0 tại nhà cho người bệnh tim mạch.
BS Đức là một BS tim mạch có nhiều kinh nghiệm trong điều trị F0 tại nhà
F0 bị bệnh tim mạch nên dùng thuốc gì, cách dùng ra sao?
Chia sẻ về vấn đề này, BS Minh Đức cho biết: “Người bệnh tim mạch cần tiếp tục sử dụng thuốc điều trị bệnh nền theo chỉ định của bác sĩ. Điều trị bệnh nền tốt là chúng ta đã giữ được 70% thế trận. Bên cạnh đó, cần liên hệ với Y tế cơ sở để được kết hợp dùng thêm các thuốc điều trị F0 tại nhà gói A, B, C tùy theo tình trạng bệnh của mình.
Trong gói B, gói C có thuốc kháng viêm Corticoid, chống đông và kháng virus - đây đều là các thuốc phải được sử dụng dưới sự chỉ định của bác sĩ. Dùng sai liều, sai thời điểm không những ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị COVID-19 mà còn làm xấu thêm bệnh nền vốn có.”
Hiện nay, rất nhiều F0 có thói quen tự nhờ người thân ra mua thuốc kháng sinh, kháng viêm, ức chế ho hay cầm tiêu chảy… để xử trí các triệu chứng của COVID-19. Tuy nhiên theo BS Đức, điều này rất nguy hiểm, dễ gây “phản ứng ngược” khiến COVID-19 dễ tấn công cơ thể hơn.
Tùy vào mức độ triệu chứng mà F0, đặc biệt là người có bệnh nền tim mạch cần có cách xử trí và dùng thuốc khác nhau:
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các chỉ số sức khỏe mà F0 cần theo dõi hàng ngày
Theo BS Minh Đức, các F0 có bệnh nền tim mạch ngoài SpO2 sẽ cần theo dõi thêm cả nhịp tim, huyết áp và đường huyết (nếu bị kèm tiểu đường). Khi thấy các chỉ số này tăng cao hoặc hạ thấp bất thường, cần bình tĩnh, kiểm tra lại 2 - 3 lần, nếu tất cả đều cao thì nên gọi cho bác sĩ điều trị của mình để được tư vấn.
Lý giải về vấn đề tại sao cần theo dõi chặt chẽ hơn các chỉ số này, BS Đức cho biết “Một bệnh nhân bị cao huyết áp, bản thân đã lo lắng sẵn, cộng với sốt, mệt mỏi, tiêu chảy thì huyết áp có thể cao nhưng cũng có thể thấp. Ví dụ như bị tiêu chảy nhiều, huyết áp của bệnh nhân có thể về mức bình thường, thậm chí còn thấp. Nếu bệnh nhân không theo dõi huyết áp, dùng thuốc huyết áp lúc này thì có thể khiến huyết áp tụt thấp nguy hiểm. Tương tự với đường huyết cũng vậy.”
Khi điều trị F0 tại nhà, người bệnh tim mạch cần đo huyết áp thường xuyên hơn
Riêng với chỉ số SpO2, rất nhiều trường hợp người bệnh đo sai dẫn đến kết quả SpO2 lên xuống thất thường. Vì vậy, BS Đức lưu ý người bệnh cần đặt tay đúng vị trí, không để móng tay quá dài và đảm bảo tay không bị lạnh khi đo. Thông thường SpO2 sẽ giảm xuống dần dần, nếu thấy SpO2 lên xuống thất thường thì cần xem lại cách đo và máy đo có trục trặc gì không.
F0 nên ăn uống gì nếu có bệnh nền tim mạch?
Chia sẻ về chế độ ăn cho các F0 có bệnh nền tim mạch, BS Đức cho biết: Về chế độ ăn, chúng ta chỉ cần tuân thủ theo các nguyên tắc.
- Thứ nhất phải đầy đủ các nhóm chất tinh bột, đạm và chất béo. Đặc biệt đạm là một thành phần không thể thiếu vì chúng là thành phần giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại virus.
- Thứ hai phải uống nhiều nước ấm để đảm bảo tổng lượng nước trong cơ thể luôn được giữ ở mức an toàn, không bị mất nước..
- Thứ ba phải tăng cường các thực phẩm giàu vitamin như vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể chúng ta.
- Thứ tư phải tiếp tục chế độ ăn kiểm soát bệnh nền. Ví tăng huyết áp, tim mạch phải ăn giảm muối, tiểu đường phải ăn giảm đường.
Do trong quá trình nhiễm COVID-19, người bệnh tim mạch có thể bị sốt, tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến huyết áp, đường huyết. Do đó cần theo dõi các chỉ số thường xuyên, từ đó cân đối bữa ăn của mình. Dưới đây là 1 số thực đơn mẫu cho F0 có bệnh nền tim mạch, đái tháo đường mà bạn có thể tham khảo thêm.
Thực đơn tham khảo cho F0 điều trị tại nhà
Cách giảm thiểu di chứng tim mạch do COVID-19 cho F0
Theo BS Minh Đức, các F0 có bệnh tim mạch cần chú ý đến vấn đề ngăn chặn các di chứng trên tim mạch do COVID-19 gây ra. Bởi vì bản thân người bệnh đã có tổn thương mạch máu, bây giờ thêm sự tấn công của SARS-CoV-2 thì các tổn thương này thường có xu hướng nặng nề hơn. Cụ thể:
Virus SARS-CoV-2 gây viêm và tổn thương nội mạc mạch máu. Điều này thúc đẩy quá trình hình thành huyết khối (cục máu đông) gây tắc mạch. Điều đáng lo ngại, các huyết khối này không chỉ hình thành ở các động mạch lớn mà còn làm tắc nghẽn vi mạch vành (các mạch máu nhỏ nằm sâu trong cơ tim, trực tiếp trao đổi oxy và dưỡng chất nuôi tim). Hậu quả là lượng máu tới tim bị giảm, có thể gây ra các cơn nhồi máu cơ tim cấp hoặc tổn thương cơ tim.
Để giảm thiểu những biến chứng này, ngoài việc dùng các thuốc điều trị F0 tại nhà được bác sĩ kê đơn, người bệnh F0 cần chủ động bổ sung các hoạt chất có khả năng chống viêm, phòng ngừa huyết khối ở vi mạch.
BS Minh Đức gợi ý, Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian là một chất chống viêm, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa hình thành huyết khối và phục hồi tuần hoàn vi mạch rất tốt.
Chúng ta vẫn quen với vitamin E, vitamin C có khả năng chống viêm rất tốt. Nhưng thậm chí Dihydroquercetin chiết xuất từ thông Dahurian có khả năng chống viêm và chống oxy hóa mạnh hơn cả vitamin E và vitamin C 30-40 lần. Không chỉ vậy, Dihydroquercetin còn có khả năng làm tăng sinh collagen ở trong lòng mạch máu, giữ cho mạch máu không bị xẹp, không bị lão hóa.
Thông tin hữu ích cho bạn: Dihydroquercetin - Hoạt chất “vàng” sức khỏe tim mạch
F0, đặc biệt là đối tượng có bệnh nền có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ chứa chiết xuất Thông Dahurian để bảo vệ tim mạch tốt hơn
Giải đáp một số câu hỏi trong quá trình điều trị F0 tại nhà
Dưới đây là một số thắc mắc thường gặp của F0 điều trị tại nhà và giải đáp của BS Minh Đức.
Bị F0 có nên tắm không?
Những người bệnh F0 khỏe mạnh có thể tắm được bình thường. Tuy nhiên với những bệnh nhân bị sốt, người đang lừ đừ thì cần lưu ý bởi nếu tắm trong tư thế không vững vàng thì có thể ngã.
Ngoài ra, có 2 điều mà F0 cần lưu ý khi tắm. Thứ nhất là nhiệt độ, chỉ nên tắm nước ấm vừa phải, thậm chí giảm từ từ xuống nhiệt độ mát khi kết thúc việc tắm rửa để không làm mạch máu giãn ra quá mức khiến huyết áp bị tụt. Điều thứ hai là tư thế gội đầu, nên gội bằng vòi sen và cúi đầu vừa phải để tránh khi ngẩng đầu đột ngột có thể bị choáng và té ngã.
F0 có nên uống nước dừa không?
Theo BS Đức, F0 có thể uống nước dừa. Nước dừa là một loại thức uống bù nước, bù điện giải rất tốt, đặc biệt với trường hợp đang mất nước.
Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống 1 - 2 trái/ngày, không lạm dụng nước dừa. Bởi uống quá nhiều có thể gây đầy bụng, không phù hợp với trường hợp huyết áp thấp, phụ nữ có thai.
F0 điều trị tại nhà cách ly bao nhiêu ngày?
Theo quy định mới nhất của Bộ Y Tế, F0 điều trị tại nhà cần cách ly ít nhất 7 ngày kể từ khi có kết quả dương tính. Nếu 7 ngày có kết quả âm tính thì không cần cách ly tiếp, ngược lại thì cần cách ly thêm 10 ngày (nếu đã tiêm đủ liều vacxin) hoặc 14 ngày (nếu chưa tiêm đủ liều vacxin).
Trên đây là toàn bộ thông tin được BS Minh Đức chia sẻ trong buổi tư vấn về chủ đề “Điều trị F0 tại nhà và những lưu ý cho người bệnh tim mạch”” Hy vọng có thể giúp các F0 có bệnh nền tim mạch chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Mọi băn khoăn liên quan đến cách điều trị F0 tại nhà cần giải đáp, bạn hãy liên hệ đến tổng đài hỗ trợ theo số:
Tham khảo tư vấn của BS Minh Đức