Suy tim khó chữa bởi bệnh là hậu quả cuối cùng của các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, người bệnh vẫn có cách để duy trì được sức khỏe, cải thiện chất lượng sống nếu biết cách chữa trị, kiên trì tuân thủ điều trị và lạc quan trong cuộc sống.
Theo thống kê của bệnh viện Bạch Mai, những gánh nặng do suy tim gây nên còn lớn hơn cả ung thư. Ước tính có tới 50.000 người tử vong vì căn bệnh này mỗi năm. Những người còn sống cũng bỏ ra không ít tiền điều trị nhưng vẫn phải đối mặt với sự suy giảm nghiêm trọng về sức khỏe và mất đi khả năng lao động. Thực sự bệnh suy tim chữa được không và làm thế nào để giảm bớt rủi ro cho người bệnh?
Bệnh suy tim có chữa được không?
50% người bệnh suy tim mất đi tính mạng chỉ trong vòng 5 năm chẩn đoán. Con số này đủ nói lên sự nhọc nhằn khi đối phó với căn bệnh này. Suy tim là chặng đường cuối cùng của các bệnh tim mạch nên rất khó chữa.
Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, giúp nhiều người giữ cho bệnh không tiến triển trong nhiều năm, giảm tỷ lệ nhập viện cũng như nâng cao tuổi thọ. Bởi vì ngoài những liệu pháp truyền thống, suy tim đã có các cách chữa mới, kết hợp cùng nhau để người bệnh nhận được lợi ích tối đa nhất.
Tùy từng nguyên nhân mà bệnh suy tim có chữa khỏi được không?
Nhìn chung bệnh suy tim là đích đến tất yếu của các bệnh tim và chuyển hóa, như tăng huyết áp, bệnh mạch vành, hẹp/hở van tim, đái tháo đường, thiếu máu…
Riêng ở nước ta, suy tim còn liên quan đến các bệnh lý nhiễm khuẩn như thấp tim, viêm nội tâm mạc,… Tùy từng nguyên nhân mà bệnh suy tim có điều trị được không. Nếu suy tim cấp phát triển do nhiễm khuẩn, thiếu máu tạm thời, hư hại van tim hay rối loạn nhịp tim thì chỉ cần điều trị dứt điểm nguyên nhân, sức khỏe tim mạch sẽ trở lại bình thường.
Nhưng nếu thủ phạm khiến trái tim không còn duy trì được lực co bóp như bình thường là bởi các bệnh lý mãn tính còn lại thì việc điều trị mới chỉ dừng lại ở mức cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển và bảo vệ người bệnh khỏi biến chứng suy tim.
Suy tim có chữa được không cần phải xem xét đến nguyên nhân gây bệnh
Tuy nhiên, dù suy tim có thể chữa khỏi không thì người bệnh cũng không cần quá lo lắng, vì đây không phải là cửa tử, bệnh sẽ không nguy hiểm, nếu bạn được điều trị từ sớm và tìm ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.
Các cách điều trị suy tim hiệu quả
Suy tim là một bệnh lý mãn tính, hầu hết phải điều trị suốt đời. Chiến lược bao gồm:
Chăm sóc đúng cách giúp bệnh được giảm nhẹ
Khi vẫn còn khả năng hoạt động, người bệnh suy tim được khuyên vẫn nên rèn luyện thể chất đều đặn mỗi ngày nhưng vừa sức. Nếu đang làm bất cứ việc gì mà thấy mệt mỏi, khó thở, người bệnh cần dừng lại nghỉ cho đến khi hồi phục. Việc gắng sức có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nếu đã đến giai đoạn cuối, người bệnh cần được nghỉ ngơi nhiều hơn
Cùng với đó là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giữ cho bệnh không trở nặng, thậm chí còn giảm nhẹ triệu chứng. Lời khuyên cho người bệnh suy tim là:
- Ăn chủ yếu rau xanh cùng với trái cây, lựa chọn thực phẩm sạch nhằm bảo đảm sức khỏe.
- Thay thế dần ngũ cốc nguyên vỏ, gạo lứt cho các loại tinh bột trắng.
- Kiêng các loại thịt có màu đỏ đậm như bò, cừu, chó,… và da, nội tạng của chúng. Nên ăn protein nạc có trong ức gà (bỏ da), cá.
- Không nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm và hạn chế chế biến món ăn bằng cách chiên xào vì chúng làm nặng thêm tình trạng khó tiêu.
- Uống ít nước, chỉ uống khi thực sự khát, đặc biệt là người suy tim nặng. Người bệnh có thể ngậm một lát trái cây ướp đá, nhai kẹo cao su để giảm bớt cảm giác khát.
- Không dùng cà phê, bia rượu, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
- Ăn nhạt nhất có thể, nên dưới 1 thìa cà phê muối mỗi ngày.
Chế độ ăn nhiều rau có lợi cho người bệnh suy tim
Tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ
Cách chữa bệnh tim có hai hướng, hoặc là xử lý nguyên nhân nền tảng, hoặc kết hợp giữa các loại thuốc hay sử dụng thiết bị hỗ trợ để kiểm soát triệu chứng.
Người bệnh suy tim thường được kê đơn nhiều loại thuốc tùy thuộc vào triệu chứng, chẳng hạn như thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II, thuốc lợi tiểu, thuốc làm chậm nhịp tim, chống đông máu, giảm đau thắt ngực, tăng co bóp cơ tim,… Việc sử dụng nhiều thuốc rất dễ làm người bệnh bỏ quên liều hay sót thuốc. Vì vậy, cố gắng nhờ người thân nhắc nhở hoặc tạo ghi chú, miễn sao dùng thuốc đủ liều, đủ liệu trình, đúng loại.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể khuyên nên phẫu thuật để điều trị vấn đề tiềm ẩn dẫn đến suy tim, chẳng hạn như phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nong mạch vành và đặt stent, sửa chữa/thay thế van tim, cấy các thiết bị hỗ trợ như máy khử rung tim hay kiểm soát nhịp tim. Hãy tuân thủ hướng dẫn và tin tưởng vào bác sĩ điều trị để ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ.
Nếu như suy tim đã nặng đến mức thuốc và can thiệp ở trên không giúp ích được, người bệnh phải thay thế trái tim đã suy yếu bằng tim khỏe mạnh của người hiến tặng. Tất nhiên là không phải ai cũng được ghép tim mà chỉ khi có tim thay thế phù hợp mới làm được và sau đó phải sử dụng thuốc chống thải ghép đến suốt đời.
Cải thiện sức khỏe bằng sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược
Sự ra đời của những sản phẩm hỗ trợ có chứa tinh chất thảo dược ở hàm lượng phù hợp giúp giảm đáng kể tỷ lệ nhập viện cho người bệnh suy tim trong những năm gần đây.
Suy tim không có nghĩa là tim ngừng đập. Vì vậy, đừng quá lo lắng suy tim có nguy hiểm không, có chữa được không. Duy trì tinh thần khỏe mạnh bên cạnh tích cực điều trị để có một trái tim khỏe, có như vậy suy tim sẽ không còn là nỗi lo quá lớn với bất kỳ ai.
Nguồn tham khảo:
http://www.bachmai.gov.vn/tin-tuc-va-su-kien/bai-viet-chuyen-mon-menuleft-33/4464-bao-d-ng-ganh-n-ng-t-vong-do-suy-tim-cao-hon-c-ung-thu.html
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/heart-failure/diagnosis-treatment/drc-20373148
https://www.nhlbi.nih.gov/health-topics/heart-failure