Tình trạng khó thở, đau ngực, ho khan hậu Covid-19 ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cơ thể. Nắm được 3 điều trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về tình trạng này cũng và biết cách cải thiện hiệu quả nhất.

Vì sao sau khi âm tính với Covid-19 lại bị khó thở, đau ngực, ho khan?

Theo BS Lê Đức Việt, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, nguyên nhân khó thở, đau tức ngực, ho khan hậu COVID-19 thường xuất phát từ những tổn thương trên tim và mạch máu tại phổi.

Cụ thể, virus SARS-COV 2 gắn vào thụ thể ACE 2 tại tim và gây huỷ hoại trực tiếp tế bào cơ tim. Bên cạnh đó, chúng còn gây ra tình trạng đáp ứng miễn dịch thái quá của cơ thể, hay còn gọi là “bão cytokine” với những chất gây viêm rất mạnh. Những chất này sẽ khiến hệ thống mạch máu, đặc biệt là mạch máu nhỏ tại tim và phổi bị tổn thương nghiêm trọng. Kết quả cuối cùng, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện đau tức ngực, khó thở, khó chịu ở vùng ngực… do thiếu máu cơ tim cục bộ, tổn thương tim và mạch máu hậu COVID-19.

Các triệu chứng như khó thở, đau tức ngực, ho khan… có thể kéo dài từ 4 - 12 tuần, thậm chí lâu hơn nữa sau nhiễm COVID-19. Đặc biệt, các di chứng này không chỉ xuất hiện ở những người có bệnh nền (tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu) mà ngay cả ở những F0 khỏe mạnh, không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ cũng có thể gặp phải. 

BS Lê Đức Việt, Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Khó thở, đau ngực, ho khan… hậu Covid-19 có nguy hiểm không?

Chia sẻ về vấn đề này, BS Việt cho biết: Chắc chắn rằng các triệu chứng hậu Covid-19 có nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng đáp ứng miễn dịch thái quá vẫn đang diễn ra.

Đầu tiên là các biểu hiện hậu Covid như tức ngực, khó thở, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lo âu, rối loạn tiêu hoá, giảm trí nhớ, giảm độ tập trung, khó giao tiếp, nói chuyện bị vấp… sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị đảo lộn, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và sinh hoạt hằng ngày.

Tiếp theo là các di chứng hậu Covid-19 sẽ khiến các bệnh lý nền mà người bệnh đang gặp phải diễn biến xấu đi, nặng hơn là còn khởi phát một số bệnh lý mãn tính nguy hiểm, ví dụ như thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy cơ tim, suy tim…

Hướng dẫn xử trí tình trạng khó thở, đau ngực, ho khan hậu COVID-19

Hiện tại vẫn chưa có một phác đồ chung hướng dẫn theo dõi và điều trị cho những bệnh nhân gặp di chứng hậu Covid-19 với những biểu hiện như khó thở, đau ngực, ho khan… Tuy vậy, người bệnh hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này và giảm thiểu rủi ro nguy hiểm bằng cách thực hiện theo những lời khuyên của chuyên gia dưới đây.

Đi khám sức khỏe tại chuyên khoa tim mạch

Đầu tiên và quan trọng nhất, khi có một trong các dấu hiệu như tức ngực, khó thở, mệt mỏi, giảm khả năng gắng sức, ho khan… sau khỏi Covid-19 thì người bệnh nên sắp xếp đi khám sớm tại các chuyên khoa tim mạch. 

Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định làm xét nghiệm như:

  • Tổng phân tích công thức máu để đánh giá chức năng gan thận và chỉ số mỡ máu
  • Siêu âm tim, điện tâm đồ để đánh giá cấu trúc tim, tiên lượng nguy cơ bị thiếu máu cơ tim thầm lặng…
  • Xét nghiệm men tim,  xét nghiệm về đánh giá tiên lượng chức năng suy tim, thậm chí là có thể chụp hình quả tim lên với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng.

Kể cả với những bệnh nhân chưa có biểu hiện thì cũng nên đi khám và sàng lọc khoảng 4 tuần/ lần sau khi âm tính. Việc này sẽ giúp tầm soát và phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn hậu Covid-19 trên tim mạch, từ đó có giải pháp xử trí kịp thời.

BS Lê Đức Việt, BV Xanh Pôn tư vấn cách giảm khó thở, đau ngực, ho khan hậu Covid-19

Duy trì thực hiện các bài tập thở

Các bài tập thở sẽ giúp phục hồi chức năng các cơ hô hấp (cơ hoành, cơ liên sườn) đã bị tổn thương hậu Covid-19. Đơn giản nhất, người bệnh có thể hít thật sâu bằng mũi và thở chúm ra bằng miệng. Chú ý hít sâu và thở đều, thời gian thở ra cần gấp đôi thời gian hít vào, không nên tập quá sức. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tập hít thở bằng bụng hoặc tập hít thở bằng ngực đều được. 

Thực hiện tư thế nằm sấp (nằm úp)

Những bệnh nhân hậu Covid-19 bị khó thở, mệt mỏi nên nằm sấp (nằm úp) sẽ có lợi hơn. Tư thế này giúp tăng khả năng trao đổi oxy, cải thiện hoạt động của cơ hoành và tránh phổi bị chèn ép nên người bệnh sẽ thấy dễ thở hơn. Thực tế theo dõi trên lâm sàng cũng cho thấy, bệnh nhân Covid-19 nằm sấp có dung tích hít vào thở ra lớn hơn khi nằm ngửa hay nằm nghiêng. Tuy vậy, tư thế này không được khuyến khích với người có bệnh nền tim mạch hay huyết khối.

Sử dụng thảo dược tốt cho tim mạch

Việc sử dụng thêm các thảo dược tốt cho tim mạch đã chứng minh được hiệu quả thực tế trên người bệnh có di chứng hậu Covid-19.

Đặc biệt, người bệnh có thể tham khảo sử dụng những sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng có sự kết hợp của các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto và L-carnitine để giúp giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp, đau tức ngực, ho khan, hụt hơi, mệt mỏi… và giảm nguy cơ gặp di chứng tim mạch hậu Covid-19. 

Bộ 4 thành phần này nổi trội giữa các giải pháp khác nhờ khả năng hỗ trợ chống viêm, tăng lưu thông máu và bảo vệ cơ tim, mạch máu - những địa điểm trọng yếu bị Covid-19 phá hủy. Nhờ vậy mà người bệnh sẽ thấy các triệu chứng hậu Covid-19 trên tim mạch được cải thiện nhanh chóng, đồng thời tránh rủi ro trên tim và mạch máu về sau.

Tình trạng khó thở, đau ngực, ho khan hậu Covid-19 tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe tim mạch. Thế nhưng với các lời khuyên kể trên, chắc chắn bạn sẽ sớm cải thiện được các triệu chứng này và có một trái tim khỏe mạnh. Nếu có băn khoăn về các di chứng tim mạch hậu Covid-19, bạn hãy gọi tới tổng đài 0981 238 219.

ĐT-219.jpg

Tham khảo tư vấn của BS Lê Đức Việt

Thông tin cho bạn

TPBVSK Ích Tâm Khang được bào chế từ Đan sâm, Hoàng đằng, cao Natto và L-carnitine đã được kiểm chứng lâm sàng về hiệu quả hỗ trợ giảm giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp, giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.