Co thắt mạch vành nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như: Rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, ngừng tim, đột tử. Việc hiểu về co thắt mạch vành từ nguyên nhân, triệu chứng đến các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm tối đa các cơn co thắt và rủi ro tim mạch khác.

Co thắt mạch vành: Bệnh lý nguy hiểm chớ coi thường!

Co thắt mạch vành: Bệnh lý nguy hiểm chớ coi thường!

Giải đáp: Co thắt mạch vành là bệnh gì?

Co thắt mạch vành là tình trạng thắt chặt đột ngột các cơ động mạch vành tim. Cơn co thắt khiến động mạch vành bị thu hẹp, làm giảm lưu lượng máu đến tim và gây ra tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ.

Bệnh co thắt mạch vành còn có một số tên gọi khác như co thắt động mạch vành, đau thắt ngực co thắt mạch, đau thắt ngực biến thể hay đau thắt ngực thể Prinzmetal.

Nguyên nhân gây co thắt mạch vành

Nguyên nhân dẫn đến co thắt mạch vành do rối loạn chức năng nội mô, phản ứng bất thường của hệ thần kinh tự chủ hoặc tăng phản ứng cơ trơn mạch máu. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả động mạch vành khỏe mạnh hoặc động mạch vành đã có mảng xơ vữa.

Theo các chuyên gia, hội chứng co thắt bệnh mạch vành thường được kích hoạt bởi các yếu tố như: hút thuốc lá, căng thẳng lo lắng, bị lạnh đột ngột, sử dụng quá mức các chất kích thích (trà, cà phê, rượu bia). Ngoài ra, những người có các yếu tố nguy cơ sau đây sẽ dễ bị co thắt vành hơn:

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol cao
  • Tiểu đường
  • Thiếu magie
  • Thừa cân, béo phì
  • Ít hoạt động thể chất

Các dấu hiệu co thắt mạch vành

Co thắt mạch vành có thể xuất hiện âm thầm (không triệu chứng) hoặc gây ra cơn đau thắt ngực. Cơn đau thắt ngực do co thắt vành được mô tả là cảm giác đau thắt, ép chặt như bị vật nào đó đè nặng, nóng ran tại vùng ngực trái. Cơn đau có thể lan tỏa ra cổ, hàm, đầu, vai hoặc cánh tay.

Khác với cơn đau thắt ngực ổn định do mảng xơ vữa, đau ngực do co thắt mạch vành thường xuất hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm, ngay cả khi nghỉ ngơi và kéo dài từ 5-30 phút. Một số dấu hiệu đi kèm khác có thể kể đến như: Mệt mỏi, hồi hộp, đổ mồ hôi, nhịp tim nhanh (>100 nhịp/phút), nôn hoặc buồn nôn, khó thở, ngất xỉu.

Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của co thắt mạch vành

Cơn đau thắt ngực là triệu chứng điển hình của co thắt mạch vành

Chẩn đoán co thắt mạch vành như thế nào?

Để chẩn đoán co thắt mạch vành, bác sĩ có thể hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh. Một số xét nghiệm hình ảnh giúp xác định chính xác co thắt mạch vành đó là:

  • Điện tâm đồ (EKG / ECG).
  • Siêu âm tim (ECHO).
  • Thông tim với với Acetylcholine hoặc Ergonovine.
  • X-quang ngực.
  • Holter điện tim.
  • Chụp mạch vành.

Bị co thắt mạch vành có đáng lo không?

Co thắt mạch vành nếu diễn ra chớp nhoáng, tạm thời và không có mảng xơ vữa mạch vành thì thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu tình trạng diễn ra thường xuyên, kéo dài, người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều rủi ro tim mạch nghiêm trọng như đau tim - nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, suy tim, thậm chí đột tử.

Nếu đang lo lắng không biết nên điều trị co thắt mạch vành như thế nào, hãy gọi điện đến chuyên gia của chúng tôi theo số 0981 238 219 để được tư vấn thêm.

ITK-219.png

Co thắt mạch vành có chữa được không?

Co thắt mạch vành là bệnh mạn tính có thể điều trị được. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, biến chứng, không có tác dụng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.

Cách trị bệnh co thắt mạch vành hiệu quả

Các phương pháp điều trị co thắt vành bao gồm: dùng thuốc chống co thắt mạch vành, thay đổi lối sống và kết hợp dùng sản phẩm thảo dược để tăng hiệu quả điều trị. Trường hợp người bệnh gặp cơn đau thắt ngực nghiêm trọng mà dùng thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định mổ bắc cầu động mạch vành.

Sử dụng thuốc điều trị co thắt mạch vành

Để điều trị co thắt vành, bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giãn mạch nitr at: Nitroglycerin (Nitromint), isosorbid dinitrat (Biresort, Isosorbid). Trong đó Nitroglycerin tác dụng nhanh (Nitromint) sẽ được sử dụng để cắt cơn đau thắt ngực. Isosorbid dinitrat tác dụng kéo dài giúp ngăn ngừa cơn co thắt xuất hiện trở lại.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: Amlodipine (Amlor, Norvasc), Diltiazem (Cardizem). Đây là nhóm thuốc đã được chứng minh có tác dụng giảm tỷ lệ cơn đau thắt ngực biến đổi do co thắt vành.
  • Thuốc statin hạ mỡ máu: Lovastatin (Mevacor), Simvastatin, Atorvastatin ( Lipitor). Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm cholestrol và cải thiện chức năng nội mạc, từ đó gián tiếp ngăn ngừa co thắt vành tái phát.

Ngoài ra, người bệnh có thể được kê đơn thêm magie. Bởi nghiên cứu cho thấy thiếu magie cũng là một yếu tố kích hoạt cơn co thắt mạch vành.

Amlodipine là một thuốc điều trị co thắt vành thường dùng

Amlodipine là một thuốc điều trị co thắt vành thường dùng

Thay đổi lối sống tốt cho tim mạch

Đầu tiên, người bệnh co thắt vành cần bỏ hút thuốc lá, giảm căng thẳng, stress, hạn chế tối đa các chất kích thích như bia rượu, cà phê, trà đặc.

Tiếp theo, bạn cần thường xuyên vận động nhẹ nhàng để cải thiện lưu lượng máu đến tim. Vận động cũng là phương thức thư giãn đầu óc, giảm căng thẳng lo âu để hạn chế co thắt mạch vành.

Về chế độ ăn, hãy lựa chọn thực phẩm giàu L-arginine. Đây là một acid amin đã được chứng minh giúp hỗ trợ giảm tần suất các cơn co thắt. Các thực phẩm giàu L-arginine người co thắt động mạch vành nên ăn như thịt gà, hạt bí, đậu nành, lạc… 

Riêng với các loại thịt đỏ như thịt lợn, mặc dù chứa nhiều L-arginine nhưng chúng cũng chứa chất béo xấu. Vì vậy người có thắt mạch vành cần khống chế về số lượng loại thực phẩm này, không ăn quá nhiều.

Co thắt mạch vành thường đi kèm với các bệnh lý tim mạch khác (tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu...). Do đó những lời khuyên như: ăn nhạt (ít đường, ít muối), ăn hạn chế chất béo chuyển hóa (đồ chiên rán nhiều lần, bánh quy ngọt), tăng cường rau xanh, các loại đậu và trái cây cũng là điều mà bạn nên áp dụng.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ

Xu hướng ứng dụng thảo dược trong điều trị các bệnh mạn tính như co thắt mạch vành không mới, đặc biệt ở đất nước có nền y học cổ truyền phong phú như nước ta. Nghiên cứu đã chứng minh những thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng… có tác dụng tốt trong việc kiểm soát tình trạng co thắt mạch vành và nhiều bệnh tim mạch khác.

Tuy nhiên, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm từ thảo dược đã được nghiên cứu lâm sàng để có được hiệu quả tối ưu nhất trong điều trị co thắt mạch vành và đảm bảo an toàn cho cơ thể.

Lưu ý: Kiểm chứng lâm sàng khác với khảo sát người tiêu dùng. Kiểm chứng lâm sàng được thực hiện bởi các bệnh viện, đánh giá cả hiệu quả và độ an toàn của một sản phẩm thông qua các chỉ số do đó sẽ có tính khách quan và chính xác cao hơn.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát chứng co thắt mạch vành

Sử dụng thảo dược hỗ trợ có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp tăng hiệu quả kiểm soát chứng co thắt mạch vành

Can thiệp phẫu thuật khi cần thiết

Khi điều trị nội khoa thất bại, người bệnh cần phải phẫu thuật mổ bắc cầu động mạch vành để khôi phục lượng máu đến tim, giảm đau thắt ngực và nguy cơ biến chứng nhồi máu cơ tim. Nếu co thắt động mạch vành dẫn đến nhịp tim nhanh nguy hiểm (loạn nhịp thất), bác sĩ có thể đề nghị bạn cấy máy khử rung tim (ICD).

Phương pháp phẫu thuật không thể chữa khỏi hoàn toàn co thắt mạch vành. Vì vậy người bệnh sau phẫu thuật vẫn cần duy trì sử dụng thuốc, kết hợp với lối sống khoa học để tình trạng bệnh không nặng thêm.

Sự kết hợp đồng bộ các giải pháp, trong đó duy trì lối sống, thuốc điều trị và sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có kiểm chứng lâm sàng là những yếu tố then chốt giúp bạn tránh xa những nguy hiểm của co thắt mạch vành. Mọi băn khoăn về co thắt mạch vành và các bệnh tim mạch khác, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp tới chuyên gia theo số: 0981 238 219 để được tư vấn chi tiết.

ITK-219.png

Tham khảo: healthline, rwjbh.org, ncbi, pennmedicine.org, vientimmach.vn, health.harvard.edu