Hội chứng mạch vành cấp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam nói riêng và trên cả thế giới nói chung. Nếu không được xử trí kịp thời, người bệnh rất dễ bị nhồi máu cơ tim, tử vong. Vậy khi gặp phải hội chứng này bạn cần xử trí và điều trị ra sao? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Hội chứng mạch vành cấp là một bệnh lý tim mạch cực kỳ nguy hiểm
Hội chứng mạch vành cấp là gì?
Hội chứng mạch vành cấp tính (hay hội chứng động mạch vành cấp ACS) là tình trạng thiếu hụt đột ngột lượng máu đến nuôi dưỡng cơ tim gây đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim có hoặc không có ST chênh trên điện tâm đồ.
Đây là một biến cố tim mạch nguy hiểm, thường gặp ở những người cao tuổi, hút thuốc lá, cholesterol LDL máu cao, HDL thấp, tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì, ít vận động hoặc có người thân bị bệnh động mạch vành sớm ( (nam ≤ 55 tuổi, nữ ≤ 65 tuổi).
Dấu hiệu cảnh báo hội chứng mạch vành cấp
Hội chứng mạch vành cấp thường xuất hiện một cách rầm rộ và đột ngột với các triệu chứng như sau:
- Đau thắt ngực, nặng ngực, ngực có cảm giác bị bóp chặt hoặc bỏng rát kéo dài hơn 20 phút.
- Đau lan từ ngực đến vai, cánh tay, bụng trên, lưng, cổ hoặc hàm.
- Toát mồ hôi, da tái lạnh, tụt huyết áp
- Người mệt mỏi, bồn chồn, lo lắng không yên
- Buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, buồn đi cầu
- Chóng mặt, đầu óc quay cuồng, té ngã, ngất xỉu.
Ở người già, đặc biệt là phụ nữ có tuổi, hội chứng động mạch vành cấp có thể biểu hiện bằng cơn đau thắt ngực không điển hình. Điều này có nghĩa, bạn có thể chỉ cảm thấy tức nặng vùng trước tim kèm tê tay trái, nghẹt thở, ho ngay cả khi nghỉ ngơi, ban đêm thay vì đau thắt dữ dội ở vùng ngực.
Khi bị đau thắt ngực kéo dài bạn cần nghĩ ngay đến hội chứng mạch vành cấp
Nguyên nhân gây ra hội chứng mạch vành cấp
Nguyên nhân chính gây ra hội chứng mạch vành cấp là do xơ vữa động mạch vành (mạch máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng nuôi cơ tim). Mảng xơ vữa này bị nứt vỡ sẽ tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành gây tắc hẹp lòng mạch.
Ngoài nguyên nhân này, hội chứng động mạch vành cấp còn xảy ra do:
- Mạch vành bị co thắt bất thường
- Mảng xơ vữa tiến triển hoặc tái tắc hẹp sau can thiệp động mạch vành.
- Viêm hoặc nhiễm trùng (làm các mảng xơ vữa dễ nứt vỡ và tăng phản ứng co thắt động mạch vành)
- Tăng nhu cầu hoặc giảm cung cấp oxy cho cơ tim ở bệnh nhân bị hẹp động mạch vành (ví dụ: sốt, cường giáp, thiếu máu …)
Đừng chủ quan nếu bạn đang bị bệnh mạch vành hoặc có yếu tố nguy cơ bị hội chứng mạch vành. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn cách phòng ngừa.
Cách xử trí và điều trị hội chứng mạch vành cấp
Khi có dấu hiệu nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp tính, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi, bạn cần:
- Ngưng hoàn toàn các hoạt động, ngồi ở tư thế nửa nằm nửa ngồi, co đầu gối lên trên mặt phẳng nghiêng góc 75 độ so với mặt đất.
- Nới lỏng cổ áo, hít sâu, thở chậm và giữ bình tĩnh
- Nhanh chóng nhai 1 viên thuốc aspirin liều 300mg và sử dụng 1 viên Nitroglycerin hàm lượng 0,5 – 0,75mg đặt dưới lưỡi hoặc dạng thuốc xịt nitromint spray vào miệng 1 – 2 lần nếu mang theo bên người.
- Gọi cấp cứu 115 hoặc nhờ người đưa đến bệnh viện gần nhất
Hãy gọi cấp cứu 115 khi có dấu hiệu nghi ngờ hội chứng mạch vành cấp
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, thở oxy, có thể kết hợp thêm 1 số loại thuốc giảm triệu chứng và biến chứng khác. Ví dụ như thuốc chống đông, Aspirin, thuốc chẹn beta, ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế men chuyển, thuốc hạ cholesterol máu…
Song song với đó, bạn sẽ được thực hiện các xét nghiệm hình ảnh để quyết định có cần nong mạch vành, đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành (ngay lập tức, trong 24h, trong 72h) hay không.
Thông thường đặt stent sẽ được ưu tiên hơn do ít xâm lấn. Nhưng nếu các tổn thương mạch vành quá phức tạp (vôi hoá, xoắn vặn, gập góc, chỗ chia nhánh...), có nhiều nhánh động mạch vành hoặc thân chung động mạch vành trái bị tổn thương, phẫu thuật bắc cầu động mạch sẽ được chỉ định.
Phòng ngừa hội chứng mạch vành cấp như thế nào?
Hội chứng mạch vành cấp rất khó điều trị khỏi hoàn toàn. Sau khi cấp cứu tại bệnh viện, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát rất cao nếu không biết cách dự phòng hợp lý (kể cả đã đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu động mạch vành). Sau đây là 3 cách phòng ngừa hội chứng mạch vành cấp mà bạn nên áp dụng:
Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ và tái khám định kỳ
Người có nguy cơ hoặc từng bị hội chứng mạch vành cần dùng thuốc theo chỉ định
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc như sau:
- Thuốc chống đau thắt ngực như Nitroglycerin, Isosorbide dinitrate, Isosorbide mononitrate...
- Thuốc hạ mỡ máu như Simvastatin (Zocor), Lovastatin (Mevacor), Pravastatin (Pravachol), Fluvastatin, Atorvastatin (Lipitor)... Thuốc này sẽ làm giảm đi lượng cholesterol trong máu và làm ổn định mảng xơ vữa.
- Thuốc chống đông máu như Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Prasugrel (Effient, Jasugrel), Ticagrelor (Brilinta)... Nếu dùng thuốc này ở liều thấp hoặc vừa đủ sẽ giúp người bệnh giảm các cơn đau thắt ngực, ngăn ngừa biến chứng huyết khối và nguy cơ nhồi máu cơ tim.
- Thuốc giãn mạch vành các nhóm: Thuốc ức chế enzyme chuyển angiotensin (Perindopril, Enalapril, Captopril...), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (Irbesartan, Losartan, Telmisartan, Valsartan...), thuốc chẹn kênh calci (Verapamil, Diltiazem, Nifedipine, Amlodipine, Felodipine…). Loại thuốc này giúp làm giãn các mạch vành dẫn đến giảm các cơn đau thắt ngực.
Ngoài ra còn có thuốc làm giảm áp lực lên tim, giảm huyết áp và nhịp tim. Bạn cần dùng thuốc đúng liều, đúng hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả kiểm soát các bệnh lý này và đảm bảo không gặp tác dụng phụ.
Uống thuốc đều đặn sẽ giúp phòng ngừa hội chứng mạch vành cấp
Kết hợp sản phẩm hỗ trợ tăng chức năng tim và ức chế mảng xơ vữa
Theo nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada năm 2014: sử dụng sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp người bệnh tim mạch:
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng khó thở, hồi hộp, đau thắt ngực, đánh trống ngực, ho, phù…
- Giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ hình thành huyết khối, xơ vữa động mạch.
- Tăng cường chức năng tim, tăng khả năng làm việc gắng sức và giảm tần suất nhập viện.
Nhiều chuyên gia cũng khẳng định đây là giải pháp hiệu quả giúp nâng cao hiệu quả phòng ngừa hội chứng mạch vành cấp cùng nhiều biến cố tim mạch nguy hiểm khác. Ngoài ra giải pháp này còn giúp hạn chế nguy cơ phải tăng liều thuốc tây, giảm nguy cơ tác dụng phụ cho người bệnh.
-----------------------------------------------------
Thông tin cho bạn
TPBVSK Ích Tâm Khang là một trong số ít các sản phẩm hỗ trợ cho tim mạch có kiểm chứng lâm sàng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: TPBVSK Ích Tâm Khang có hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của suy tim, giảm cholesterol TP và LDL - C máu. Năm 2014, kết quả này đã vinh dự được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu Canada.
TPBVSK Ích Tâm Khang phù hợp cho người bị suy tim, người có triệu chứng tim mạch (do tăng huyết áp, xơ vữa mạch vành....). Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm này trong bài viết: TPBVSK Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp ở người suy tim, tim mạch
Có chế độ ăn uống, tập luyện, lối sống khoa học
Giống như bất cứ bệnh lý tim mạch khác, khi bị hội chứng mạch vành cấp, bạn cũng cần thay đổi cách sống như thói quen ăn uống, tập luyện nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị. Cụ thể, bạn cần:
- Ăn ít đồ ăn có chứa chất béo xấu. Thay vào đó tăng cường ăn cá, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi.
- Thường xuyên tập thể dục, ít nhất 30 phút mỗi ngày và 5 ngày/tuần. Đặc biệt việc đi bộ thường xuyên cũng giúp phát triển tuần hoàn bàng hệ mạch vành và ngăn ngừa cơn nhồi máu cơ tim hiệu quả.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, các chất kích thích.
- Theo dõi và kiểm soát đường huyết, mỡ máu, huyết áp.
Hội chứng mạch vành cấp là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn vẫn có thể ngăn chặn bằng cách hiểu về bệnh cũng như áp dụng các lời khuyên hữu ích kể trên. Nếu cần thêm thông tin về hội chứng mạch vành cấp hay bất cứ bệnh lý tim mạch nào, hãy liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo số 0981.238.219 để được giải đáp!
Tham khảo: benhvientimmachangiang.vn, kcb.vn, mayoclinic.org