Bệnh mạch vành là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và đột tử. 7 thông tin trong bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh mạch vành và cách kiểm soát bệnh ngăn ngừa rủi ro nhồi máu cơ tim.

Bệnh mạch vành là bệnh gì? 

Bệnh mạch vành (bệnh động mạch vành, suy vành hay thiểu năng vành) là tình trạng thu hẹp các nhánh của động mạch vành - hệ thống mạch máu nuôi dưỡng cơ tim. Lúc này, cơ tim không được cung cấp đủ máu giàu oxy và dưỡng chất, gây ra cơn đau thắt ngực và tiềm ẩn rủi ro nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ.

Hiện nay, theo thống kê của WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) thì tỷ lệ bệnh mạch vành tại Việt Nam chiếm vị trí cao nhất trong nhóm 10 bệnh gây tử vong hàng đầu. 

Bệnh mạch vành đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa trong lòng mạch

Bệnh mạch vành đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển mảng xơ vữa trong lòng mạch

Có những loại bệnh mạch vành nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bệnh mạch vành được chia làm 3 loại chính như sau:

- Bệnh mạch vành do mảng xơ vữa: Mảng xơ vữa mềm hoặc cứng có thể hình thành và phát triển trong lòng động mạch. Ban đầu mảng xơ vữa chỉ gây tắc hẹp nhẹ nhưng lâu dần sẽ phát triển, khiến diện tích lòng mạch bị hẹp lại, cản trở lượng máu tới cơ tim. 

- Bệnh mạch vành do co thắt vành: Động mạch vành có thể rơi vào tình trạng co thắt tạm thời, dẫn đến làm giảm hoặc chặn hoàn toàn lưu lượng máu đến một phần của tim. Nếu cơn co thắt mạch vành kéo dài đủ lâu, bạn có thể bị đau thắt ngực và thậm chí là gặp phải cơn nhồi máu cơ tim.

- Bóc tách động mạch vành tự phát: Trong lòng mạch vành có thể hình thành những vết rách nên làm chậm lại hoặc ngăn chặn lưu lượng máu đến tim. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phần lớn gặp ở những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 30 - 50.

Nguyên nhân gây ra bệnh mạch vành

Nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành là mảng xơ vữa trong lòng động mạch vành. Mảng xơ vữa hình thành tại vị trí bị tổn thương của lớp tế bào lót trong lòng động mạch (nội mạc). Các tác nhân gây tổn thương nội mạc phổ biến nhất là cholesterol, cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, viêm khớp, lupus… Theo thời gian, mảng bám xuất hiện trong thành động mạch càng phát triển và dày lên thì nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim càng cao.

Ngoài ra, lớp nội mạc có thể bị kích thích do stress, căng thẳng, hút thuốc lá… gây ra tình trạng co thắt thu hẹp tạm thời. Một số trường hợp do các lớp của thành mạch vành rách và khiến máu chảy ngược và ứ tắc tại các khe này. Từ đó làm chậm lại hoặc ngăn lưu lượng máu đến cơ tim và gây ra các cơn đau thắt ngực, thậm chí là tử vong.

Cholesterol là nguyên liệu hình thành mảng xơ vữa - nguyên nhân chính gây hẹp mạch vành

Cholesterol là nguyên liệu hình thành mảng xơ vữa - nguyên nhân chính gây hẹp mạch vành

Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh mạch vành

Hiện nay, tình trạng “trẻ hóa” khiến bệnh mạch vành không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà có thể xuất hiện cả ở những người trẻ tuổi, vì thế đừng chủ quan nếu bạn có một trong các yếu tố nguy cơ sau:

  • Tiền sử gia đình mắc các bệnh tim mạch
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc tiền sản giật
  • Bệnh cao huyết áp, mỡ máu và tiểu đường
  • Thừa cân (béo phì)
  • Hút thuốc lá, đồ uống có cồn và chất kích thích
  • Lối sống thiếu lành mạnh
  • Tuổi tác

Người càng nhiều yếu tố nguy cơ thì khả năng mắc bệnh mạch vành càng cao. Vì thế, nếu có các yếu tố trên đây, bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh càng sớm càng tốt.

Các triệu chứng bệnh mạch vành tim

Các triệu chứng bệnh mạch vành tim thường diễn ra khá âm thầm và mờ nhạt. Trong đó, đau thắt ngực là triệu chứng điển hình mà phần lớn người bệnh gặp phải. Đau thắt ngực do bệnh mạch vành được mô tả là cơn đau ngực dữ dội, cảm giác trái tim bị đè nén, bóp chặt, “hơi thở bị ngắn lại”. Cơn đau thường tập trung ở ngực trái (đau thắt ngực trái) và lan ra vai, cánh tay, cổ, lưng. Cơn đau này thường xảy ra trong khoảng 10 - 30 giây đến một vài phút, nếu kéo dài quá 15 phút thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim và cần được cấp cứu kịp thời. Có 2 loại cơn đau thắt ngực mà người bệnh có thể gặp phải, bao gồm:

  • Cơn đau thắt ngực ổn định do mảng xơ vữa ổn định gây hẹp động mạch vành, xuất hiện lặp đi lặp lại khi người bệnh gắng sức, giảm hoặc hết hẳn khi nghỉ ngơi. 
  • Cơn đau thắt ngực không ổn định (hay hội chứng mạch vành cấp) xảy ra đột ngột, ngay cả khi người bệnh đang nghỉ ngơi hay gắng sức và  không đáp ứng với thuốc giãn mạch như các cơn đau thắt ngực ổn định. Đau thắt ngực không ổn định rất nguy hiểm bởi rất dễ biến chuyển thành nhồi máu cơ tim, đột tử nếu không được cấp cứu kịp thời.

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh mạch vành

Cơn đau thắt ngực là dấu hiệu điển hình cảnh báo bệnh mạch vành

Ngoài ra, người bệnh mạch vành còn gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Khó thở, thở gấp, hụt hơi: Đây là những dấu hiệu sớm nhất của bệnh mạch vành khi tim không được nuôi dưỡng nhằm đảm bảo hoạt động tống đẩy máu. Lúc này, máu ứ tại tim, phổi sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó thở, thở không ra hơi, thở gấp và tăng nặng khi hoạt động quá sức.
  • Mệt mỏi, uể oải: Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng xuất hiện khi người bệnh làm việc quá sức hoặc ăn quá no. Triệu chứng này có thể đi kèm theo chóng mặt, choáng váng. Tuy nhiên, khi bệnh đã tiến triển nặng thì người bệnh có thể mệt mỏi, uể oải ngay cả khi làm những hoạt động nhẹ như leo cầu thang, dọn dẹp nhà cửa… 
  • Tim đập bất thường (đánh trống ngực): Là cảm giác tim đập nhanh, mạnh, thình thịch, thường xuyên nghe rõ tiếng như trống ngực, kèm theo cảm giác hồi hộp, bồn chồn không rõ nguyên nhân.
  • Ợ nóng, đầy bụng: Một số các triệu chứng như ợ nóng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc nôn của bệnh mạch vành thường bị nhầm lẫn với bệnh tiêu hóa. Đây cũng là nguyên nhân khiến người bệnh chủ quan và không phát hiện được bệnh mạch vành ở giai đoạn sớm. 

Đặc biệt ở phụ nữ, các triệu chứng bệnh mạch vành thường nhẹ và khó nhận biết hơn ở nam giới. Trong cơn đau ngực có thể kèm theo buồn nôn, khó thở, mệt mỏi và đổ mồ hôi. 

Bệnh mạch vành có nguy hiểm không?

Bệnh mạch vành là một căn bệnh nguy hiểm vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim, loạn nhịp, thậm chí đe dọa tính mạng. Cụ thể:

  • Nhồi máu cơ tim cấp: Đây là nguyên nhân gây tử vọng hàng đầu trong các bệnh lý tim mạch. Nhồi máu cơ tim xảy ra khi cục máu đông (do các mảng xơ vữa nứt, vỡ tạo ra) làm tắc nghẽn dòng máu đến nuôi cơ tim. Nếu được xử trí và cấp cứu sớm trong giờ đầu tiên sẽ giúp tăng khả năng sống sót cho người bệnh lên tới 96%.

Nhồi máu cơ tim là rủi ro tiềm ẩn đối với tất cả người bệnh mạch vành

Nhồi máu cơ tim là rủi ro tiềm ẩn đối với tất cả người bệnh mạch vành

  • Rối loạn nhịp tim: Khi trái tim không được cung cấp đủ dưỡng chất sẽ ảnh hưởng đến quá trình dẫn truyền xung động trong tim, khiến tim đập bất thường. Trên thực tế, 80% các trường hợp đột tử có nguyên nhân là do người bệnh bị rối loạn nhịp tim.
  • Suy tim: Khi cơ tim bị thiếu máu nuôi dưỡng trong một thời gian dài, các chức năng của cơ tim sẽ suy yếu dần dần. Không chỉ đối với bệnh mạch vành, suy tim được xem là con đường chung của hầu hết các bệnh lý tim mạch. 

Bệnh mạch vành có chữa khỏi được không?

Hiện nay, bệnh mạch vành chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, việc thực hiện các giải pháp như thuốc điều trị, thay đổi lối sống và sản phẩm hỗ trợ tim mạch sẽ giúp kiểm soát bệnh tăng nặng, giảm bớt cơn đau thắt ngực và ngăn ngừa rủi ro xảy đến. Qua đó, bạn có thể có chung sống khỏe mạnh với bệnh.

Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành

Để chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc một số các phương pháp sau:

Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém. Điện tâm đồ giúp ghi lại các tín hiệu điện đi qua tim và thông qua đó bác sĩ sẽ phát hiện các dấu hiệu bất thường như thiếu máu, dày thành tim hoặc rối loạn nhịp tim. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi nhờ thời gian thực hiện ngắn (5 - 7 phút), chi phí rẻ, không xâm lấn.

Siêu âm tim là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành an toàn, không xâm lấn. Phương pháp này sử dụng sóng âm tần số cao để tái hiện lại hình ảnh của tim, qua đó bác sĩ có thể nhận thấy các vấn đề về cấu trúc và lưu lượng máu qua tim. Các kỹ thuật siêu âm phổ biến là siêu âm Doppler, siêu âm 2D.

  • Thăm dò chẩn đoán hình ảnh

Thăm dò chẩn đoán hình ảnh là phương pháp thường được sử dụng khi người bệnh có kết quả điện tâm đồ khó giải thích. Hiện nay, thăm dò chẩn đoán hình ảnh có 2 loại là xạ hình cơ tim và chụp cắt lớp vi tính (CT - scan). Phương pháp CT - scan sẽ cho thấy cấu tạo chi tiết của mạch vành như mức độ hẹp, vị trí hẹp, mức độ vôi hóa… 

Chụp động mạch vành là một trong những phương pháp chẩn đoán mạch vành tim hiện đại và chính xác nhất. Đây là phương pháp xâm lấn, bác sĩ sẽ bơm chất cản quang vào động mạch vành để thu được hình ảnh. Qua hình ảnh giải phẫu mạch vành, bác sĩ có thể đánh giá mức độ hẹp, vị trí hẹp hoặc mức độ vôi hóa… Hiện nay, có hai phương pháp chụp mạch vành là chụp động mạch vành qua da và chụp CT động mạch vành đa dãy MSCT. Chụp mạch vành có độ chính xác cao nhưng do giá thành đắt nên phương pháp này chưa thật sự phổ biến.

Chụp động mạch vành là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác nhất hiện nay

Chụp động mạch vành là phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác nhất hiện nay

Phương pháp điều trị bệnh mạch vành

Các phương pháp điều trị bệnh mạch vành gồm có dùng thuốc điều trị, nong mạch vành, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành… Mỗi phương pháp sẽ có đặc điểm riêng để phù hợp với từng tình trạng bệnh mạch vành, cụ thể:

Thuốc điều trị bệnh mạch vành

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị bệnh mạch vành được ưu tiên nhằm thuyên giảm triệu chứng, ngăn ngừa bệnh mạch vành tiến triển và hạn chế rủi ro của bệnh. Một số nhóm thuốc điều trị bệnh mạch vành được sử dụng phổ biến là:

  • Thuốc chống đau thắt ngực như nitroglycerin, isosorbide dinitrate (Risordan)… giúp cải thiện lưu lượng máu đến tim, giảm và phòng ngừa cơn đau thắt ngực. 
  • Thuốc chống đông máu như aspirin, clopidogrel (Plavix), prasugrel (Effient), Ticlid… có tác dụng ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng động mạch vành. Trong trường hợp bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch máu cao và nguy cơ chảy máu thấp thì bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp kháng tiểu cầu kép gồm Aspirin và một loại thuốc chống kết tập tiểu cầu khác.
  • Thuốc hạ mỡ máu Statin làm giảm cholesterol trong máu và giúp ổn định, ngăn nứt vỡ mảng xơ vữa, bao gồm atorvastatin (Lipitor), simvastatin (Zocor, Flolipid)...
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE) giúp giãn mạch, cải thiện lưu thông máu như perindopril (Coversyl), lisinopril (Prinivil, Zestril), benazepril (Lotensin)...
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) giúp kiểm soát huyết áp như valsartan (Diovan), irbesartan (Avapro), losartan (Cozaar)...
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol, Bisoprolol… là thuốc được dùng để điều trị đau thắt ngực ở hầu hết các người bệnh mạch vành. Thuốc có tác dụng làm giảm nhịp tim và nhu cầu oxy của cơ tim, từ đó giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cho người bệnh mạch vành.
  • Thuốc chẹn kênh canxi giúp hạ huyết áp, giảm sức cản trong lòng mạch và giảm gánh nặng cho tim như amlodipine, lacidipine, verapamildiltiazem... 

Sử dụng thảo dược chữa bệnh mạch vành

Nhiều nghiên cứu cho thấy các thảo dược tốt cho tim giúp:

  • Giảm mỡ máu, ngăn ngừa hình thành và phát triển mảng xơ vữa 
  • Tăng cường lưu thông máu về nuôi cơ tim
  • Tăng cường chức năng của cơ tim
  • Tiêu trừ cục máu đông, giảm nguy cơ huyết khối 

Người bệnh mạch vành dùng thuốc điều trị kết hợp thảo dược này sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, đặc biệt là các thảo dược quý như Đan sâm, Hoàng đằng... 

Tuy nhiên, để có thể sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh mạch vành an toàn và đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên tham khảo sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng tại bệnh viện uy tín, có nguồn gốc từ các loại thảo dược thiên nhiên này. 

Can thiệp, phẫu thuật

Khi bệnh mạch vành tiến triển nặng và việc dùng thuốc điều trị không thể kiểm soát bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp ngoại khoa. Các hình thức can thiệp, phẫu thuật phổ biến nhất là nong mạch vành, đặt stent, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Đặt stent được tiến hành giúp phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Đặt stent được tiến hành giúp phòng ngừa cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm

  • Nong mạch vành, đặt stent: Đây là phương pháp can thiệp động mạch vành qua da (PCI) giúp mở rộng mạch vành. Bác sĩ sẽ nới rộng lòng động mạch vành bằng một quả bóng nhỏ và có thể kết hợp đặt một giá đỡ bằng kim loại (stent) để giúp hạn chế nguy cơ tái tắc hẹp lòng động mạch vành. 
  • Phẫu thuật bắc nối động mạch vành: Đây là phương pháp thực hiện nối một đoạn động mạch cẳng tay, tĩnh mạch chân để ghép vào đoạn mạch cần bắc cầu. Phụ thuộc vào mức độ nặng của bệnh mà bác sĩ sẽ thực hiện nối một hoặc nhiều cầu nối để giúp tăng lưu lượng máu đến tim. Phương pháp này thường được áp dụng khi người bệnh mạch vành không đặt được stent. 

Thay đổi lối sống lành mạnh

Thay đổi lối sống lành mạnh không chỉ giúp cải thiện tình trạng bệnh mạch vành mà còn giúp bạn có một sức khỏe tốt. Vì vậy, hãy bắt đầu thay đổi lối sống của bạn bằng chế độ ăn uống, tập luyện như sau:

  • Thiết lập chế độ ăn lành mạnh: Tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin từ rau quả tươi và nạp protein từ các loại cá béo, thịt nạc, ngũ cốc và yến mạch nguyên hạt. Người bệnh mạch vành cần hạn chế ăn những thực phẩm chứa quá nhiều đường, muối, chất béo như nội tạng động vật, đồ chiên rán, thực phẩm đóng hộp, đồ muối chua… 

Bạn hãy áp dụng ngay chế độ ăn để cải thiện bệnh, chi tiết trong bài viết: 10 loại thực phẩm bệnh mạch vành nên ăn để làm sạch lòng mạch.

  • Vận động hàng ngày: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày với các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… sẽ giúp cơ thể đốt cháy lượng chất béo dư thừa, tăng cường sức bền tim mạch và tuần hoàn máu. 
  • Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Phần lớn các trường hợp người bệnh gặp biến chứng nhồi máu cơ tim được ghi nhận là do biến cố tâm lý, căng thẳng và stress kéo dài. Vì thế, người bệnh mạch vành cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Ngoài ra, bạn nên dành thời gian thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, thiền…
  • Hạn chế hút thuốc lá, cồn và chất kích thích: Hút thuốc lá, uống rượu, bia và các chất kích thích sẽ làm tăng quá trình oxy hóa gây tổn thương mạch máu và hệ thần kinh. Chính vì vậy, bạn cần tránh hay hạn chế các chất kích thích này.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Biện pháp phòng ngừa bệnh mạch vành tốt nhất là bạn cần thiết lập một lối sống lành mạnh và có chế độ ăn phù hợp. Bạn hãy dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện bất kì môn thể thao nào bạn yêu thích như đạp xe, chạy bộ hay bơi lội. Có chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý, hạn chế sử dụng rượu, bia và thuốc lá là cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, hãy hạn chế ăn các thực phẩm giàu mỡ, đồ chiên rán, nội tạng động vật và tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ, các loại chất béo lành mạnh từ cá, các loại đậu...   

Thay đổi lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa bệnh mạch vành

Thay đổi lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp bạn ngăn ngừa bệnh mạch vành

Giải đáp thắc mắc thường gặp về bệnh mạch vành

Để hiểu thêm về bệnh mạch vành, bạn có thể tham khảo phần giải đáp thắc mắc thường gặp dưới đây:

Bệnh 3 thân mạch vành là gì?

Bệnh 3 thân mạch vành hay còn gọi là bệnh mạch vành 3 nhánh, là tình trạng cả 3 nhánh mạch vành lớn đều bị tắc hẹp (động mạch vành phải, động mạch vành liên thất trước và động mạch vành mũ). 

Bệnh 3 thân mạch vành thường xảy ra ở người cao tuổi, mỡ máu cao, tiểu đường… Người mắc bệnh mạch vành 3 nhánh có nguy cơ nhồi máu cơ tim cao, nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ tử vong lên đến 62%.

Khám bệnh mạch vành ở đâu?

Khi cần thăm khám bệnh mạch vành hoặc các bệnh tim mạch nói chung, bạn nên lựa chọn các bệnh viện tuyến trung ương như Viện tim mạch Quốc gia - Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Viện Tim Tâm Đức (TP HCM), Viện Tim TP HCM, Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An…

Người bệnh mạch vành sống được bao lâu?

Nếu tình trạng bệnh được kiểm soát tốt, người bệnh mạch vành hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và sống thọ như người bình thường (tới 70 - 80 tuổi hoặc lâu hơn). 

Cụ thể, tuổi thọ của người bệnh mạch vành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bao gồm: tuổi tác, mức độ tắc hẹp mạch vành, các bệnh lý nền, lối sống, chế độ ăn… Một người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa và thường xuyên căng thẳng, stress sẽ làm tình trạng bệnh tiến triển nhanh hơn một người có chế độ ăn và chế độ nghỉ ngơi phù hợp. 

Bệnh mạch vành không phải bệnh lý hiếm gặp và hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn kiên trì, phối hợp đồng bộ các giải pháp điều trị. Nếu còn băn khoăn về bệnh mạch vành hay quá trình điều trị bệnh, hãy gọi cho chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp chi tiết!

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: clevelandclinic, mayoclinic, webmd

Thông tin thêm cho bạn: 

 Ích Tâm Khang -  Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín