Tôi bị hở van 1/4 bị thiếu máu cơ tìm cục bộ. Đi khám bác sĩ bảo phải đặt stent. Cho tôi hỏi đặt stent mà đang bị hở van tim có để biến chứng nguy hiểm gì không ạ?
Trả lời:

Thiếu máu cơ tim cục bộ chủ yếu là do tắc hẹp mạch vành. Vì thế, đặt stent có thể khắc phục được tình trạng này, nhưng người bệnh có thể gặp phải rủi ro nhất định

Lợi ích và rủi ro của phương pháp đặt stent đối với người bị thiếu máu cơ tim?

Bạn bị hở van tim ở mức độ nhẹ, chưa quá lo ngại. Nhưng vấn đề bệnh của bạn là thiếu máu cơ tim cục bộ do tắc hẹp mạch vành. Trong trường hợp tắc hẹp trên 70% thường sẽ được tiến hành đặt stent. Đây là phương pháp can thiệp, dùng một ống thông nhỏ có gắn bóng (và giá đỡ kim loại) sẽ được đưa qua động mạch đùi hay cổ tay. Đến vùng động mạch bị tắc, bóng được thổi lên làm mở rộng động mạch (nong mạch), và giá đỡ được để lại trong lòng mạch để giữ cho động mạch luôn mở (stent mạch vành) vì thế ít gây tổn thương. Dù nong mạch, đặt stent hay bất kỳ phương pháp tạo hình mạch máu nào khác đều có thể gây chấn thương mạch máu. Do lực tác động của bóng/stent ép chặt các mảng xơ vữa vào thành mạch để mở rộng lòng mạch, các tế bào mạch máu sẽ ít nhiều bị tổn thương. Ngoài ra, sau đặt stent có thể gây ra biến chứng hình thành cục máu đông gây nhồi máu cơ tim, tái tắc hẹp đoạn đã đặt hoặc nhiễm trùng tại vị trí đặt,...

Cách phòng ngừa biến chứng sau đặt stent mạch vành

Để phòng ngừa những rủi ro sau đặt stent mạch vành cần phải có bác sĩ tay nghề cao, do đó chúng tôi khuyên bạn nếu tiến hành phương pháp này nên chọn cơ sở y tế chuyên khoa tim mạch như bệnh viện tim ở Bạch Mai (nếu ở miền Bắc), bệnh viện y dược Tp Hồ Chí Minh, viện tim Sài Gòn (nếu ở miền Nam). Bạn yên tâm bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro của việc đặt stent để đưa ra chỉ định phù hợp cho bạn.

Sau khi đặt stent, đoạn đã đặt vẫn có khả năng tái tắc hẹp trở lại, vì thế sau khi đặt stent bạn vẫn cần phải sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh kết hợp điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện phù hợp bao gồm:

- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê,...

- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng gà, nội tạng

- Ăn giảm muối

- Tập thể dục nhẹ nhàng, điều độ như đi bộ, tập yoga. Tuy nhiên, tránh hoạt động gắng sức.

Trước và sau khi đặt stent bạn có thể tham khảo sử dụng thêm 4 viên sản phẩm hỗ trợ cho tim mỗi ngày, chia 2 lần. Sản phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa động mạch. Đặc biệt hiệu quả của sản phẩm đã được kiểm chứng lâm sàng và kết quả nghiên cứu đã được đăng tải trên Tạp chí Khoa học Toàn cầu của Canada năm 2014.