Chào chuyên gia, tôi năm nay 70 tuổi, từng bị tăng huyết áp và nhịp tim đo được là 110 nhịp/phút. Xin hỏi chuyên gia nhịp tim tôi như thế có gọi là nhanh không, bệnh nhịp tim nhanh nguy hiểm như thế nào và có cách nào làm giảm nhịp tim được không?
Trả lời:

ITK-2012-15.jpg

Chào bạn, 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới. Dưới đây, chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp từng vấn đề của bạn bao gồm nhịp tim bao nhiêu là nhanh, tình trạng này nguy hiểm như thế nào và cách làm giảm nhịp tim.

Nhịp tim nhanh là bao nhiêu?

Nhịp tim lớn hơn 100 nhịp/phút khi nghỉ ngơi thì được xem là nhịp tim nhanh. Nhịp tim bình thường của người lớn là 60-100 nhịp/phút. Giá trị này có thể thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể chất và bệnh lý nền. 

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, tim hoạt động yếu hơn nên nhịp tim vì thế cũng giảm dần. Nhịp tim trung bình của người trên 65 tuổi thường rơi vào 70-73 nhịp/phút và tốt nhất là 63-65 nhịp/phút. 
  • Giới tính: Nhịp tim của phụ nữ thường nhanh hơn nam giới trung bình khoảng 2-7 nhịp/phút.
  • Mức độ hoạt động: Tim thường đập nhanh hơn khi bạn vận động, lo lắng căng thẳng. Việc dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê… cũng khiến nhịp tim tăng lên.
  • Bệnh lý nền: Ở một số đối tượng đặc biệt như người bị suy tim, người bị tăng huyết áp, nhịp tim cần duy trì ở mức 60-70 nhịp/phút là tốt nhất. Nếu như có đi kèm thiếu máu cục bộ thì nên duy trì ở mức 58-60 nhịp/phút.

Theo như độ tuổi và nhịp tim mà bạn cung cấp thì nhịp tim của bạn đang khá nhanh. Tuy nhiên nếu trước khi đo, bạn có sử dụng rượu bia, vận động thể lực, căng thẳng… thì bạn nên đo lại để khẳng định chắc chắn hơn. 

ITK-2012-16.jpg

Nhịp tim ở người cao huyết áp tốt nhất nên giữ ở mức 60 - 70 nhịp/phút

Nhịp tim nhanh có nguy hiểm không?

Nhịp tim nhanh có thể gây nguy hiểm tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và mức độ cản trở hoạt động. Một số người có thể không gặp bất kỳ khó khăn cũng như biến chứng gì từ nhịp tim nhanh. Tuy nhiên ở những người có bệnh nền tim mạch như bạn, nhịp tim nhanh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: 

  • Ngất xỉu: Nhịp tim nhanh có thể gây hạ huyết áp đột ngột, dẫn đến ngất xỉu. Nếu tình trạng này xảy ra khi bạn đang điều khiển phương tiện giao thông sẽ rất nguy hiểm.
  • Suy tim: Nhịp tim nhanh kéo dài khiến tim phải hoạt động nhiều hơn, lâu dần sẽ dẫn đến suy tim.
  • Đột quỵ: Tim đập quá nhanh có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Nếu cục máu đông này di chuyển lên não sẽ dẫn đến đột quỵ.
  • Ngừng tim đột ngột: Tuy là hiếm gặp nhưng nhịp tim nhanh có thể dẫn đến ngừng tim đột ngột, đe dọa tính mạng. 

Theo các chuyên gia, người tăng huyết áp có nhịp tim trên 85 nhịp/phút sẽ có nguy cơ gặp biến chứng tim mạch cao hơn. Do đó, bạn nên sớm áp dụng các giải pháp để đưa nhịp tim của mình về giới hạn an toàn.

Nhịp tim nhanh kéo dài có thể dẫn đến suy tim, phì đại thất trái

Nhịp tim nhanh kéo dài có thể dẫn đến suy tim, phì đại thất trái

Các cách làm giảm nhịp tim hiệu quả

Nếu nhịp tim cao và bạn thường xuyên có triệu chứng hộp hộp, trống ngực, lo âu... bạn nên tới bệnh viện để được bác sĩ kê đơn thuốc. Ngược lại tim đập nhanh nhưng không có triệu chứng bất thường, bạn có thể áp dụng một số cách làm giảm nhịp tim tại nhà sau:

  • Bỏ hút thuốc lá, tránh xa các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia.
  • Hạn chế hoạt động thể lực mạnh, quá sức. Nếu tập thể dục, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga, nên tăng cường độ tập từ từ để cho cơ thể có thời gian thích nghi.
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, giữ tâm lý thoải mái, giảm căng thẳng, stress. Khi căng thẳng, bạn hãy hít thở sâu, uống một chút nước để điều hòa cảm xúc của mình.
  • Đứng dậy từ từ khi ở tư thế ngồi hoặc nằm để tránh bị hạ huyết áp tư thế gây tăng nhịp tim.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu nguyên tố vi lượng tốt cho nhịp tim như canxi, kali, magie vào bữa ăn. 
  • Hạn chế các thực phẩm giàu natri, giàu chất béo, thức ăn nhanh. Các thực phẩm này có thể làm tăng cholesterol trong máu, tăng huyết áp, từ đó gián tiếp ảnh hưởng xấu đến nhịp tim của bạn.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng các loại thảo dược như Hoàng Đằng, Đan Sâm, Khổ sâm... có thể giúp bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa các biến chứng của nhịp tim nhanh. Hiện nay trên thị trường đã có các sản phẩm từ thảo dược này được kiểm chứng hiệu quả bởi bệnh viện uy tín, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng thêm.

Nhịp tim nhanh hoàn toàn có thể kiểm soát được. Tin rằng nếu bạn chủ động điều trị, nhịp tim của bạn sẽ sớm trở về giới hạn an toàn. Nếu còn băn khoăn gì về nhịp tim nhanh hoặc bất kỳ bệnh lý tim mạch nào khác, bạn hãy gọi đến số 0981.238.219 để được chuyên gia giải đáp. 

ĐT-219.jpg

Chúc bạn nhiều sức khỏe!