Chào bạn,
Người bị nhịp tim chậm sẽ được sử dụng các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh hoặc một số thuốc làm tăng nhịp tim như Atropin, epinephrine và dopamine. Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về các thuốc này và tư vấn cho bạn các cách giảm rủi ro khi tim đập chậm tại nhà.
Các thuốc điều trị nhịp tim chậm hiện nay
Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh, bạn sẽ được kê đơn một số loại thuốc điều trị nhịp tim chậm dưới đây:
- Thuốc điều trị nguyên nhân gây nhịp tim chậm: Nếu nguyên nhân gây nhịp tim chậm là do suy giáp, bạn sẽ được điều trị bằng liều hormon tuyến giáp thay thế. Các hormon thay thế được sử dụng bao gồm levothyroxine (Synthroid, Levothroid,...), liothyronine (Cytomel, Triostat) hoặc liotrix (Thyrolar). Trường hợp nguyên nhân là bệnh lyme, các thuốc kháng sinh sẽ được kê đơn.
- Thuốc làm tăng nhịp tim: Atropin là thuốc đầu tiên được lựa chọn để làm tăng nhịp tim cho những người bị nhịp tim chậm có triệu chứng nhưng không rõ nguyên nhân hoặc dùng các thuốc kể trên không hiệu quả. Cơ chế của atropin là ngăn chặn các dây thần kinh phế vị tác động lên tim. Một khi dây thần kinh phế vị bị chặn, tim sẽ đập nhanh hơn. Trường hợp không đáp ứng với atropine, dopamine hoặc epinephrine sẽ được sử dụng.
Các thuốc điều trị nguyên nhân hay đơn thuần làm tăng nhịp tim đều có những ưu điểm riêng. Bản thân bạn cũng không chia sẻ kỹ về tình trạng bệnh của mình. Do đó rất khó để chúng tôi đánh giá thuốc nào tốt cho bạn. Tốt nhất, bạn nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ đã trực tiếp chẩn đoán, thăm khám cho bạn.
Bạn hãy dùng các loại thuốc điều trị nhịp tim chậm theo đúng đơn bác sĩ kê
Trường hợp không được kê đơn thuốc, bạn cũng không cần quá lo lắng. Bởi thuốc không phải là lựa chọn ưu tiên, bắt buộc phải có trong điều trị nhịp tim chậm. Thay vào đó, bạn hãy áp dụng các lời khuyên ngay sau đây để giảm rủi ro khi mắc căn bệnh này.
Cách giảm rủi ro khi bị nhịp tim chậm tại nhà
Để giảm thiểu những rủi ro, biến chứng khi do nhịp tim chậm gây ra và ổn định nhịp tim tốt hơn, bạn cần:
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý: Hạn chế sử dụng các loại chất béo từ động vật để nấu ăn, các loại thực phẩm chiên, thức ăn nhanh hay thịt đã đã qua chế biến (xúc xích, thịt hun khói,...); Cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn; Tránh sử dụng quá nhiều các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
- Tập luyện thể dục đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần với các bài tập vừa sức như đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội hay tập luyện yoga.
- Sử dụng các loại thảo dược hỗ trợ (Khổ sâm, Đan sâm, Hoàng đằng…): Đây là giải pháp đang được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc làm giảm rủi ro, biến chứng khi mắc nhịp tim chậm. Đặc biệt nếu bạn đang mắc nhiều bệnh tim mạch khác (bệnh mạch vành, block nhĩ thất…), việc sử dụng các thảo dược còn giúp bạn kiểm soát các bệnh mắc kèm này tốt hơn.
Trên đây là phần giải đáp các thắc mắc về việc sử dụng thuốc điều trị nhịp tim chậm. Hy vọng với những lời khuyên bổ ích từ chuyên gia sẽ giúp bạn hiểu rõ được việc điều trị nhịp tim chậm bằng thuốc và biết cách tăng cường sức khỏe cho trái tim của mình.
Nếu bạn có thêm thắc mắc gì về những vấn đề liên quan đến bệnh nhịp tim chậm, hãy liên lạc với chúng tôi theo số 0981.238.219 để được tư vấn cụ thể.
Chúc bạn sức khỏe!