Chỉ định thay van động mạch chủ sẽ tuỳ thuộc từng mức độ hở, khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa của người bệnh cùng với tình trạng sức khỏe của người bệnh…
Phẫu thuật thay van tim có thể gây ra rủi ro gì?
Phẫu thuật thay van tim là phương pháp phức tạp cần phải làm nhiều xét nghiệm và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm điển hình như chứng rung nhĩ; suy tim; kẹt van do hình thành cục máu đông,.. Nên người bệnh cần phải cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro trước khi đưa ra chỉ định phù hợp. Do vậy, không ai khác ngoài bác sĩ thăm khám trực tiếp cho bác mới có thể đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Mắc bệnh hẹp - hở van tim có cần thay van không?
Tuy nhiên, có điều này chúng tôi muốn lưu ý cho bạn, không phải cứ hở van tim là cần thay van, chỉ nên tiến hành khi mức độ bệnh quá nặng làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng sống của người bệnh, bệnh không có đáp ứng với điều trị cần thay van. Hở van tim 2 lá 2/4 là mức độ hở trung bình chưa cần phải thay van, nhưng đối với hở van động mạch chủ mức độ trung bình thì sẽ tùy từng trường hợp. Có những người hở ở mức độ đó đã cần phải thay van động mạch chủ.
Mặc dù các phương pháp hỗ trợ không thể thay thế phác đồ điều trị của bác sĩ, nhưng nếu bác không có đáp ứng tốt với thuốc điều trị, gia đình có thể cho bác sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược, đồng thời kết hợp tái khám lại ở một chuyên khoa tim mạch ít nhất là từ tuyến tỉnh trở lên để được bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp.
Chúc bác sức khỏe!
--------------------