Xin chào chuyên gia, gần đây khi bố tôi kiểm tra tại nhà thì thấy chỉ số huyết áp cao hơn bình thường. Năm nay bố tôi 70 tuổi, chỉ số huyết áp 2 hôm tôi đo được vào buổi tối là 130/80 nhưng ban ngày lại đo lại thấy huyết áp bình thường. Xin chuyên gia cho biết tình trạng huyết áp tăng về đêm là gì và có nguy hiểm với bố tôi không?
Trả lời:

Chào bạn,

Theo mô tả tình trạng trong câu hỏi thì có thể bố bạn gặp tình trạng huyết áp tăng về đêm. Huyết áp tăng cao về đêm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Để biết cách điều trị hiệu quả, bạn cần nắm được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của tình trạng này.

Tình trạng huyết áp tăng về đêm là gì?

Huyết áp tăng về đêm là tình trạng chỉ số huyết áp trung bình buổi tối của bạn ≥ 120/70mmHg.

Thông thường, huyết áp bắt đầu tăng vài giờ trước khi bạn thức dậy và tiếp tục tăng trong ngày, đạt đỉnh vào giữa trưa. Huyết áp thường giảm vào cuối buổi chiều và buổi tối, đặc biệt thường thấp hơn vào ban đêm khi bạn đang ngủ. 

Vì thế, tình trạng huyết áp tăng về đêm có thể là một dấu hiệu bất thường cảnh báo sức khỏe tim mạch.

Nguyên nhân gây ra huyết áp tăng về đêm

Những nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp tăng về đêm có thể kể đến là sử dụng quá nhiều muối, bệnh thận, bệnh đái tháo đường, stress nội sinh… nhưng phổ biến nhất là do chế độ ăn chứa nhiều muối. 

Thông thường, huyết áp cao vào ban ngày thường liên quan đến quá trình đào thải Natri ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, với người ăn quá nhiều muối ăn hoặc nhạy cảm với muối thì huyết áp sẽ tăng vào cả ban đêm, điều này gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Đây là lý do những người gặp tình trạng huyết áp tăng về đêm có nhiều khả năng mắc suy tim cách bệnh lý tim mạch khác.

Huyết áp tăng về đêm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy tim

Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không?

Huyết áp tăng về đêm nguy hiểm vì nó gây ra nhiều biến chứng tim mạch, thậm chí là tử vong nhưng lại rất khó để phát hiện vì hầu hết việc kiểm tra huyết áp định kỳ được thực hiện vào ban ngày. 

Một nghiên cứu được công bố tại Hiệp hội Tim mạch Mỹ cho thấy những người thường xuyên tăng huyết áp về đêm sẽ có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như thiếu máu cơ tim, đột quỵ… trong tương lai. Những người có huyết áp tâm thu tăng hơn 20mmHg trong đêm thì nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ tăng 18% và nguy cơ suy tim tăng 25% so với người bình thường (Tạp chí Circulation).

Cách điều trị huyết áp tăng về đêm

Hiện nay, chưa có nhóm thuốc tối ưu nào được chỉ định trong điều trị tình trạng huyết áp tăng về đêm. Vì thế, cách hiệu quả nhất là bạn nên kết hợp áp dụng những phương pháp điều trị cao huyết áp lâu dài như: 

Dùng thuốc điều trị huyết áp

Việc sử dụng thuốc huyết áp vào buổi tối giúp cải thiện chỉ số huyết áp ban ngày, ban đêm và giảm tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch, thậm chí là tử vong (TS. Victoria Shin, Trung tâm Y tế Torrance, California). Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế thụ thể Angiotensin, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn canxi, thuốc giãn mạch… 

Do tình trạng huyết áp tăng về đêm nguy hiểm hơn với tăng huyết áp thông thường nên bạn cần tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.    

Bổ sung sản phẩm hỗ trợ ổn định huyết áp, ngăn suy tim

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada: Tại Việt Nam, có một sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả với người bệnh tim mạch, tăng huyết áp. Theo đó, sản phẩm hỗ trợ này giúp giãn mạch, tăng cường chức năng tim nên làm ổn định huyết áp, ngăn dày thất trái và biến chứng suy tim tiến triển.

Thực hiện chế độ ăn giảm muối

Bạn cần giảm lượng muối, nước mắm, gia vị chấm trong chế độ ăn hàng ngày. Như đã nói ở trên, muối là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng huyết áp tăng về đêm. Vì thế, bạn hãy hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, muối chua, thức ăn nhanh…

Luyện tập thể dục hàng ngày

Luyện tập thể dục 30 phút mỗi ngày sẽ giúp bạn rèn luyện sức bền cơ tim, duy trì cân nặng và tránh béo phì. Vận động thường xuyên giúp bạn điều chỉnh chỉ số huyết áp và giảm áp lực cho tim. Một số môn thể thao đơn giản mà bạn có thể tập ngày hàng là chạy bộ, đi bộ, đạp xe, bơi lội…

Tư thế ngủ cho người cao huyết áp về đêm

Nằm sấp là tư thế ngủ tốt cho người bị tăng huyết áp về đêm

W. Christopher Winter (Bệnh viện Martha Jefferson) khuyến cáo rằng ngủ nghiêng về bên trái là tư thế ngủ tốt nhất cho người bệnh cao huyết áp vì giúp làm giảm áp lực lên các mạch máu đến tim. Ngoài ra, theo báo cáo nghiên cứu của Yasuhara Tabara (Đại học Y Khoa Ehime, Nhật Bản) thì việc nằm sấp ngủ có thể giúp giảm đến 15 mmHG so với tư thế nằm ngửa thông thường. 

Áp dụng các tư thế ngủ cho người cao huyết áp về đêm là phương pháp hạ huyết áp hiệu quả, từ đó người bệnh có thể yên tâm khi nghỉ ngơi.

Hy vọng lời giải đáp trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được thắc mắc về tình trạng huyết áp tăng về đêm để có hướng thay đổi và điều trị kịp thời. Nếu bạn còn băn khoăn gì trong quá trình điều trị, đừng ngần ngại gọi cho chuyên gia tim mạch theo số 0981.238.219 để được giải đáp!

ITK-219.png

---------------------------------------------

Thông tin thêm cho bạn: 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang - Hỗ trợ giảm khó thở, hồi hộp, xơ vữa mạch vành ở người bệnh tim mạch, suy tim

TPBVSK ÍCH TÂM KHANG có công dụng hỗ trợ giảm triệu chứng khó thở, hồi hộp do suy tim; giảm cholesterol máu, giảm nguy cơ huyết khối, xơ vữa động mạch, tăng lưu thông máu.

Hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim, giảm Cholesterol máu của TPBVSK Ích Tâm Khang đã được kiểm chứng lâm sàng và được Tạp chí Dinh Dưỡng Trị liệu Canada đăng tải năm 2014. 

Gần 15 năm qua, Ích Tâm Khang vẫn luôn là nhãn hàng dẫn đầu trong dòng sản phẩm hỗ trợ dành cho người bệnh tim mạch và ngày càng khẳng định được vị thế, sự uy tín.