Cozaar (Losartan) được nhiều chuyên gia tim mạch đánh giá là một loại thuốc chống tăng huyết áp hiệu quả. Thế nhưng giống như các loại thuốc khác, Cozaar vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nắm rõ toàn bộ các thông tin về Cozaar: công dụng, tác dụng phụ, cách dùng, tương tác, đặc biệt là các lưu ý khi sử dụng thuốc sẽ giúp bạn giảm rủi ro này.

Thuốc hạ áp Cozaar 50mg, Cozaar 100mg, Cozaar XQ 5/50mg và Cozaar XQ 5/100mg

Thuốc hạ áp Cozaar 50mg, Cozaar 100mg, Cozaar XQ 5/50mg và Cozaar XQ 5/100mg

Cozaar (Losartan) là thuốc gì?

Cozaarthuốc điều trị tăng huyết áp thuộc nhóm chẹn thụ thể angiotensin (ARB) có thành phần chính Losartan potassium (Losartan kali). Ngoài tác dụng hạ huyết áp, thuốc cũng giúp giảm tỷ lệ tử vong do suy tim mạn tính, phòng ngừa biến chứng thận do bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao huyết áp, phì đại thất trái.

Thuốc huyết áp Cozaar hoạt động bằng làm giãn các mạch máu, từ đó giảm huyết áp và giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. So với các thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển angiotensin ACEI như Perindopril (Coversyl) hay Captopril, Enalapril thì Cozaar không gây ho khan. Vì vậy thuốc thường được sử dụng để thay thế trong các trường hợp người bệnh dùng nhóm ức chế men chuyển gặp tác dụng phụ này.

Tại Việt Nam, Cozaar đang được sử dụng ở dạng đơn độc và phối hợp:

  • Dạng đơn độc chỉ chứa Losartan bao gồm: thuốc Cozaar 50mg, thuốc Cozaar 100mg  
  • Dạng phối hợp Losartan kết hợp Amlodipine (thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh canxi) như Cozaar XQ 5/50mg, Cozaar XQ 5/100mg. 

Ngoài Cozaar, có nhiều thuốc chống tăng huyết áp khác đang được sử dụng cũng có cùng hoạt chất Losartan như thuốc Losartan STADA 50mg, Losartan STADA 25mg, thuốc Losartan 100mg, thuốc huyết áp Hyzaar 50/12.5mg, Lifezar 50mg, Lostad HCT 50mg/12.5mg, Combizar 50mg/12.5mg. Tuy nhiên, Cozaar vẫn là loại thuốc được sử dụng nhiều hơn cả.

Liều dùng và cách dùng Cozaar (Losartan)

Liều dùng Cozaar thường là 50 - 100mg một lần mỗi ngày. Tuy nhiên, bạn nên dùng thuốc theo đúng liều bác sĩ đã kê. Bởi mỗi người bệnh có tình trạng sức khỏe và các thuốc đang dùng khác nhau sẽ phù hợp với liều dùng Cozaar khác nhau. 

Ví dụ, cùng là người bệnh tăng huyết áp nhưng những người đang dùng thuốc lợi tiểu có thể chỉ phải uống 25mg thuốc/ngày trong khi những người không dùng loại thuốc này dùng tới 50 - 100mg/ngày. Bạn tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều theo đơn thuốc của người khác.

Thuốc chống tăng huyết áp Cozaar có thể dùng trước, trong hay sau ăn đều được. Điều quan trọng là bạn cần dùng thuốc thường xuyên để đạt được tối đa lợi ích. Để tránh quên uống thuốc, hãy uống Cozaar vào cùng một thời điểm mỗi ngày. 

Đặc biệt, bạn cần tiếp tục dùng loại thuốc này ngay cả khi cảm thấy đã khỏe. Hầu hết những người bị huyết áp cao không cảm thấy mình bị bệnh.

Ngay cả khi cảm thấy đã khỏe, bạn không nên tự ngừng sử dụng Cozaar 

Ngay cả khi cảm thấy đã khỏe, bạn không nên tự ngừng sử dụng Cozaar 

Cozaar không được sử dụng cho các trường hợp nào?

Giống như bất cứ loại thuốc nào, thuốc hạ huyết áp Cozaar chống chỉ định với những người có tiền sử dị ứng với Losartan hoặc Amlodipine. Bên cạnh đó, thuốc cũng không được sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
  • Người suy gan nặng.
  • Người bị bệnh tiểu đường đang dùng thuốc aliskiren (Rasilez)
  • Bệnh nhân suy thận (độ lọc cầu thận < 60 ml/phút)

Riêng với Cozaar XQ chứa Amlodipin, thuốc chống chỉ định với cả những người bị hẹp van động mạch chủ nặng.

Thuốc Cozaar có những tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ thường gặp nhất của Cozaar (Losartan) là gây chóng mặt, choáng váng, đau đầu, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, nghẹt mũi, đau khớp hoặc cơ. Đa số các tác dụng phụ này đều biến mất sau tuần đầu dùng thuốc. 

Thuốc Cozaar (Losartan) rất ít khi gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Ngất xỉu.
  • Đau hoặc rát khi đi tiểu.
  • Buồn nôn, suy nhược, đau ngực, nhịp tim chậm hoặc không đều (triệu chứng cảnh báo tăng kali máu)
  • Dị ứng (phát ban, ngứa, sưng đặc biệt là mặt / lưỡi /cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, khó thở)
  • Đi tiểu ít hoặc không đi tiểu, tăng cân nhanh, sưng bàn tay, bàn chân hoặc mắt cá chân.

Do đó, bạn không cần quá lo lắng. Hãy nhớ rằng, trước khi kê đơn bác sĩ của bạn đã đánh giá lợi ích mà bạn sẽ nhận được khi dùng Cozaar lớn hơn nhiều lần so với rủi ro. Chỉ cần bạn dùng thuốc đúng hướng dẫn bạn sẽ không gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng nào.

Bạn có thể gặp tác dụng phụ chóng mặt khi mới dùng Cozaar (Losartan)

Bạn có thể gặp tác dụng phụ chóng mặt khi mới dùng Cozaar (Losartan)

Các lưu ý khi sử dụng thuốc hạ áp Cozaar 

Để hạn chế các tác dụng phụ của thuốc, bạn cần chú ý khi dùng thuốc:

  • Uống thuốc sau bữa ăn nếu bạn cảm thấy buồn nôn/nôn. Uống nhiều nước để ngăn mất nước khi bạn bị tiêu chảy. Trường hợp tiêu chảy nặng, bạn cần báo ngay với bác sĩ.
  • Không đứng dậy đột ngột khi chuyển tư thế từ ngồi nằm sang đứng. Nếu cảm thấy chóng mặt, hãy nhanh chóng ngồi hoặc nằm xuống cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn.
  • Tránh uống nhiều rượu khi dùng thuốc vì rượu có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhức đầu khi dùng thuốc.
  • Thực hiện các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận và nồng độ kali máu định kỳ. Bởi dù hiếm nhưng thuốc vẫn tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng xấu đến thận và làm tăng lượng kali trong máu.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên giúp bạn theo dõi chính xác được đáp ứng của cơ thể với thuốc và báo ngay cho bác sĩ khi thuốc giảm hiệu quả.
  • Nếu lỡ quên một liều thuốc, đừng vội uống bù liều đã quên. Hãy bình tĩnh và xem lại lịch uống thuốc của mình. Nếu liều đã quên gần với liều kế tiếp, bạn nên bỏ qua.
  • Bạn cần bảo quản Cozaar (Losartan) ở nhiệt độ phòng tránh ánh sáng và độ ẩm. Ngoài ra, vị trí đặt thuốc nên dễ nhìn để hạn chế việc quên uống thuốc.

Đặc biệt, các biện pháp hỗ trợ như ăn nhạt, nhiều rau xanh, giảm căng thẳng, tập thể dục, sử dụng thảo dược cũng giúp tăng hiệu quả của loại thuốc này. Do đó trong quá trình dùng Cozaar , bạn nên áp dụng thêm các biện pháp này để có một trái tim khỏe mạnh hơn. Bạn chỉ cần lưu ý chọn các sản phẩm hỗ trợ được sản xuất tại các công ty uy tín, có mặt lâu năm trên thị trường, nhất là đã được kiểm chứng lâm sàng tại các bệnh viện lớn.

Để biết thêm thông tin về sản phẩm từ thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng giúp hỗ trợ kiểm soát tốt huyết áp và ngăn ngừa biến chứng suy tim, bạn hãy gọi cho các chuyên gia theo số 0981 238 219.

ĐT 218.png

Cùng với việc dùng thuốc Cozaar (Losartan), duy trì lối sống lành mạnh và sử dụng thảo dược cũng giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn.

Cùng với việc dùng thuốc Cozaar (Losartan), duy trì lối sống lành mạnh và sử dụng thảo dược cũng giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh hơn.

Các thuốc có thể ảnh hưởng đến tác dụng của Cozaar (Losartan)

Một số loại thuốc có thể tương tác với Cozaar khi sử dụng chung. Tương tác này có thể làm thay đổi cách hoạt động của thuốc hoặc tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Để tránh rủi ro, bạn nên ghi lại tất cả các thuốc bạn đang dùng và chia sẻ danh sách này với bác sĩ của bạn. 

Danh sách các thuốc có thể tương tác với Cozaar bao gồm:

  • Thuốc giảm đau như ibuprofen, naproxen, diclofenac, celecoxib hoặc etoricoxib
  • Các loại thuốc hạ huyết áp khác bao gồm enalapril, captopril, lisinopril hoặc ramipril
  • Thuốc điều trị tiểu đường aliskiren
  • Aspirin (nếu đang dùng hơn 3g một ngày)
  • heparin (thuốc chống đông máu)
  • Lithium (thuốc chống loạn thần)
  • Spironolactone (thuốc lợi tiểu)
  • Thuốc tránh thai có chứa drospirenone.

Lưu ý: Đây không phải là danh sách đầy đủ các thuốc có tương tác với Cozaar . Do đó, bạn cần báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang hoặc chuẩn bị dùng. Và trong quá trình dùng kết hợp các thuốc, hãy theo dõi kỹ phản ứng của cơ thể để tránh rủi ro.

Giá thuốc Cozaar (Losartan) là 8.900 đồng/ 1 viên Cozaar 50mg, 11.500 đồng/ 1 viên Cozaar 100mg, 11.300 đồng/ 1 viên Cozaar 5/50mg và 12.500 đồng/ 1 viên Cozaar 5/100mg. Dù có giá thành khá cao nhưng với ưu điểm đã kể trên, Cozaar vẫn là loại thuốc được nhiều người bệnh tăng huyết áp, suy tim ưa chuộng.  Trong quá trình dùng thuốc Cozaar, nếu có băn khoăn, bạn hãy gọi cho các chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn cụ thể nhất với tình trạng bệnh của mình!

ĐT 218.png

Tham khảo: WebMD, Drugs.com, Nhs.uk