Lisonorm là dạng thuốc phối hợp thường dùng để điều trị tăng huyết áp. Bên cạnh những ưu điểm, loại thuốc này cũng tồn tại nhiều tác dụng phụ cần lưu ý. Vì vậy, người bệnh cần nắm rõ liều lượng, cách dùng và một vài thông tin liên quan về Lisonorm để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn.


Sử dụng thuốc huyết áp Lisonorm 5/10 đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị

Sử dụng thuốc huyết áp Lisonorm 5/10 đúng cách sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị

Lisonorm là thuốc gì? 

Lisonorm 5mg 10mg là thuốc điều trị tăng huyết áp vô căn phối hợp giữa 2 hoạt chất Amlodipin và Lisinopril. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân tăng huyết áp dùng đơn lẻ thuốc Amlodipine hay Lisinopril nhưng không đạt hiệu quả điều trị hoặc bị nhiều tác dụng phụ.

Tác dụng hạ huyết áp của thuốc đến từ hai hoạt chất chính:

  • Amlodipin (5mg): có tác dụng chẹn kênh Calci, từ đó làm giảm sức cản của các mạch máu ngoại biên, giảm sức căng của cơ trơn và giúp hạ huyết áp. Với cơ chế này, thuốc còn giúp giảm cơn đau thắt ngực do bệnh mạch vành.
  • Lisinopril (10mg): có tác dụng ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI), từ đó làm giãn mạch, tăng lưu thông máu và hạ huyết áp. Ngoài ra, hoạt chất này còn giúp bảo vệ nội mạc mạch máu, ổn định mảng xơ vữa động mạch vành.

Thông thường việc dùng Amlodipin đơn độc có thể gây hoạt hóa hệ renin-angiotensin-aldosterone và dẫn đến giữ muối, nước. Nhưng khi kết hợp với Lisinopril, tác dụng phụ này của Amlodipin sẽ giảm đi trong khi hiệu quả hạ huyết áp được tăng lên.

Thuốc Lisonorm giá bao nhiêu?

Giá thuốc huyết áp Lisonorm 5mg/10mg dao động trong khoảng 170.000 - 200.000 VNĐ/ 1 hộp (3 vỉ x 10 viên nén). Thuốc hiện đang được phân phối tại tất cả các quầy/nhà thuốc trên cả nước nên người bệnh có thể dễ dàng tìm mua và sử dụng.

Bạn có thể mua Lisonorm 5mg/10mg tại các hiệu thuốc Tây

Bạn có thể mua Lisonorm 5mg/10mg tại các hiệu thuốc Tây

Cách sử dụng thuốc Lisonorm hiệu quả

Người bệnh bắt buộc phải tuân thủ đúng liều dùng, cách dùng để đạt hiệu quả điều trị và phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra do thuốc.

Liều dùng thuốc Lisonorm

Liều dùng thông thường của thuốc Lisonorm để kiểm soát huyết áp là 1 viên/ngày. Tuy nhiên tùy tình trạng đáp ứng thuốc và các bệnh lý đi kèm của người bệnh, bác sĩ có thể điều chỉnh lại liều dùng sao cho phù hợp nhất. 

Bạn cần tuân thủ đúng liều dùng được bác sĩ chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất. Ngay cả khi huyết áp đã về mức an toàn, bạn cũng không nên tự giảm liều hay ngưng dùng. Bởi ngoài tác dụng hạ huyết áp, thuốc còn giúp bạn giảm nguy cơ gặp các biến cố nhồi máu cơ tim, đột quỵ não.

Cách dùng thuốc Lisonorm

Bạn nên dùng thuốc huyết áp Lisonorm bằng cách uống nguyên viên với một cốc nước lọc, uống cố định vào một thời điểm trước hoặc sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp huyết áp của bạn được ổn định hơn và hạn chế việc quên liều. 

Trường hợp vô tình quên liều, bạn cần uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, hãy bỏ qua liều đã quên nếu đã gần đến thời điểm uống liều thuốc tiếp theo và không uống bù 2 liều thuốc trong cùng một thời điểm. 

Sử dụng quá liều thuốc huyết áp Lisonorm có thể gây giãn mạch ngoại biên quá mức, hạ huyết áp, sốc tuần hoàn với các triệu chứng như thở nhanh, đánh trống ngực, chóng mặt, ho và lo âu. Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần gọi cấp cứu ngay. Trong thời gian chờ cấp cứu, bạn nên nằm ngửa và kê chân cao.

Bạn có thể sử dụng hộp chia liều để tránh uống quá liều Lisonorm

Bạn có thể sử dụng hộp chia liều để tránh uống quá liều Lisonorm

Thuốc Lisonorm có thể gây ra tác dụng phụ gì?

Tác dụng phụ thường gặp của Lisonorm bao gồm: chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, ngủ gà ngủ gật, đánh trống ngực, hạ huyết áp tư thế đứng, ho, tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, sưng mắt cá chân... Các triệu chứng này thường nhẹ và không gây nguy hiểm cho người bệnh. Tuy nhiên, nếu chúng kéo dài hoặc ngày càng diễn biến nặng hơn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều chỉnh thuốc phù hợp.

Ngoài ra, một số rất hiếm trường hợp dùng thuốc huyết áp Lisonorm có thể gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Suy tủy xương, mất/giảm bạch cầu, thiếu máu tan huyết
  • Rối loạn hệ miễn dịch, dị ứng
  • Rối loạn tâm thần, lẫn lộn
  • Tăng trương lực cơ, tổn thương thần kinh ngoại biên
  • Loạn nhịp tim, viêm mạch, co thắt phế quản
  • Viêm tụy, viêm gan, tăng men gan, vàng da…

Nếu có những dấu hiệu này, bạn cần nhanh chóng tái khám để xác định chính xác có phải do tác dụng phụ của thuốc hay không, từ đó có cách xử trí kịp thời. 

Thuốc Lisonorm 10mg có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt

Thuốc Lisonorm 10mg có thể gây tác dụng phụ đau đầu, chóng mặt

Lưu ý để dùng Lisonorm an toàn, hạn chế tác dụng phụ

Cùng với việc dùng thuốc đúng liều, đúng cách, bạn cần lưu ý thêm một số thông tin dưới đây để dùng thuốc Lisonorm an toàn và hạn chế tối đa tác dụng phụ.

Tránh dùng Lisonorm với các thuốc có tương tác

Dùng Lisonorm cùng với một vài loại thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả và tăng tác dụng phụ của thuốc. Điều này gây ra nhiều bất lợi và rủi ro cho người bệnh. Vì vậy, bạn cần lưu ý không sử dụng chung Lisonorm với các thuốc sau:

  • Các thuốc ảnh hưởng đến hàm lượng Kali như: Heparin, thuốc lợi tiểu giữ Kali (triamterene, amiloride,...).
  • Thuốc lợi tiểu và các thuốc chống tăng huyết áp khác: Lisonorm có tác dụng hiệp đồng với các thuốc này và có thể gây hạ huyết áp quá mức.
  • Thuốc điều trị loạn thần, thuốc gây mê, thuốc gây nghiện, thuốc chống trầm cảm ba vòng: gây hạ huyết áp quá mức. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch (Allopurinol, Procainamide, thuốc corticosteroid dùng toàn thân): tăng nguy cơ giảm bạch cầu khi dùng chung với Lisonorm. 
  • Thuốc giảm đau NSAID: Dùng lâu dài có thể gây giảm hiệu quả của Lisonorm. Đặc biệt là khi dùng Aspirin với liều > 3g/ngày.
  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Lisonorm khi dùng chung với Insulin hay các thuốc trị đái tháo đường khác có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết.
  • Thuốc cường giao cảm, thuốc kháng acid: Giảm tác dụng của Lisonorm. 

Thông tin trên đây chưa liệt kê toàn bộ các loại thuốc có tương tác với Lisonorm. Để chắc chắn về những nguy cơ, bạn cần thông báo chi tiết những loại thuốc bản thân đang sử dụng với bác sĩ. 

Hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn

Khi sử dụng thuốc huyết áp Lisonorm, bạn cần nói không với rượu bia

Khi sử dụng thuốc huyết áp Lisonorm, bạn cần nói không với rượu bia

Chất kích thích và đồ uống có cồn không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Sử dụng cà phê, thuốc lá, rượu, bia,... khi đang kiểm soát huyết áp bằng Lisonorm sẽ làm tăng nguy cơ hạ huyết áp quá mức do thuốc và nhiều tác dụng có hại khác. Ngoài ra, uống nước bưởi hay ăn bưởi cũng đem đến nguy cơ tương tự, người bệnh cần đặc biệt chú ý. 

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và bổ sung thảo dược

Tăng huyết áp là bệnh mạn tính, thường tiến triển nặng dần theo thời gian. Vì vậy, người bệnh phải duy trì việc dùng thuốc và kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi diễn tiến của bệnh. Điều này giúp đánh giá chính xác tình trạng bệnh và đảm bảo huyết áp luôn được kiểm soát ở mức tối ưu.

Bên cạnh đó, các chuyên gia Tim mạch khuyên người bệnh nên sử dụng thêm các thảo dược thiên nhiên để tăng hiệu quả kiểm soát huyết áp, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ phải tăng liều thuốc. Một số thảo dược thường dùng hiện nay là:

  • Đan sâm: Có tác dụng làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu và hạ huyết áp. 
  • Hoàng đằng: Giãn mạch máu, tăng cường tuần hoàn máu, bảo vệ lòng mạch trước những tổn thương do huyết áp cao. 
  • Thông Dahurian: Giúp hạ huyết áp, tăng lưu thông máu đến từng mạch máu nhỏ nuôi tim và cải thiện cơn đau thắt ngực. Thảo dược này đặc biệt hiệu quả với những người bệnh tăng huyết áp bị thiếu máu cơ tim hay có cơn đau ngực, nặng ngựa mãn tính.

Xem thêm: Thông Dahurian - Món quà từ thiên nhiên cho trái tim khỏe

Trên đây là những thông tin bạn cần nắm rõ về thuốc Lisonorm 5mg 10mg để sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy liên hệ ngay hotline của chúng tôi để được các chuyên gia tim mạch giải đáp.

ĐT-219.jpg

Nguồn tham khảo: ema.europa.eu, drugs.com, mims.com