Mỗi năm trên thế giới có hơn 40.000 người tử vong vì đột quỵ. Tuy nhiên, biến cố nguy hiểm này hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu người bệnh nắm được các dấu hiệu cảnh báo sớm và biết cách xử trí kịp thời. Đọc ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về đột quỵ não và các biện pháp phòng ngừa biến cố này. 

Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay

Đột quỵ não là một trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay

Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng xảy ra khi tuần hoàn máu lên não bị dừng đột ngột hay giảm đi đáng kể. Khi đó, não bộ sẽ bị thiếu hụt oxy và chất dinh dưỡng. Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời, các tế bào thần kinh sẽ chết ngay trong vòng vài phút và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng, người ta phân loại đột quỵ thành 3 dạng:

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Đây là dạng đột quỵ phổ biến nhất, chiếm tới 85% trường hợp bị đột quỵ. Tình trạng thiếu máu cục bộ có thể hình thành do sự tắc nghẽn mạch máu ở tim hoặc sự hình thành các cục máu đông ở động mạch não.
  • Đột quỵ do xuất huyết não: là đột quỵ được gây ra bởi tình trạng chảy máu não nghiêm trọng, nguyên nhân có thể do sự vỡ động mạch não hoặc do các vết nứt, rò rỉ trên bề mặt não. Loại đột quỵ này đứng vị trí thứ 2 và chiếm khoảng 15% số ca đột quỵ.
  • Đột quỵ nhỏ: hay còn gọi thiếu máu thoáng qua (TIA) là loại đột quỵ mà người bệnh có những biểu hiện triệu chứng rất ngắn, chỉ kéo dài tầm vài phút và có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Khi đó, lưu thông máu đến não bộ chỉ bị gián đoạn tạm thời. Đến khi dòng máu hoạt động lại thì triệu chứng đột quỵ sẽ mất dần đi. 

Dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ

Theo Hiệp Hội Đột Quỵ Quốc Gia (National Stroke Association), người bệnh có thể nhận biết sớm đột quỵ bằng các dấu hiệu sau:

  • Khuôn mặt đột nhiên bị xệ xuống một bên, miệng méo, nhân trung lệch khi cười hay nói chuyện.
  • Tay bị yếu hoặc tê, không thể cùng lúc giơ hai tay qua đầu, cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân.
  • Giọng nói bị thay đổi, nói lắp, nói khó, dính chữ, nói ngọng bất thường.

3 dấu hiệu này nằm trong quy tắc F.A.S.T đang được nhiều Hiệp hội đột quỵ trên thế giới trong đó có Việt Nam sử dụng để phát hiện sớm đột quỵ. Ngoài ra, bạn có thể có thêm một hoặc nhiều triệu chứng đột quỵ dưới đây:

  • Mất thăng bằng, đi không vững, đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
  • Mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất thị lực 1 hay cả 2 bên mắt
  • Đột ngột buồn nôn, nôn mửa.

Các dấu hiệu đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Các dấu hiệu đột quỵ (tai biến mạch máu não)

Lưu ý: Các triệu chứng đột quỵ não cũng có thể thay đổi theo loại đột quỵ và mức độ tắc nghẽn. Với đột quỵ gây ra bởi một huyết khối lớn hay xuất huyết nhiều, triệu chứng sẽ xảy ra đột ngột, trong vài giây, vài phút. Ngược lại với các cơn đột quỵ nhỏ, thiếu máu não thoáng qua thì các dấu hiệu thường mờ nhạt hơn và có thể tự biến mất.

Dù chỉ thấy các triệu chứng đột quỵ nhẹ hay không điển hình như (xây xẩm, chóng mặt, tối sầm mặt, đột nhiên làm rơi đồ vật, viết nguệch ngoạc, nhức đầu, mệt mỏi...) bạn cũng không nên chủ quan. Bởi đây rất có thể là dấu hiệu đột quỵ trước 1 tuần, 30 ngày hoặc vài tháng.

Các nguyên nhân đột quỵ thường gặp

Nguyên nhân đột quỵ chủ yếu là do sự thiếu hụt hoặc mất đi lượng tuần hoàn máu của cơ thể lên nuôi não. Tình trạng này có thể là biến chứng gây ra từ các bệnh lý cụ thể như:

  • Cao huyết áp: Huyết áp tăng cao sẽ gây sức ép lên thành mạch, lâu dần khiến thành mạch bị tổn thương và gây ra tình trạng xuất huyết não, đột quỵ.
  • Rối loạn mỡ máu: Tình trạng cholesterol tăng cao tạo điều kiện cho các cục máu động hình thành. Nếu cục máu đông di chuyển đến não sẽ dẫn đến tình trạng đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
  • Tiểu đường: Sự gia tăng đường huyết liên tục cũng làm giảm sức bền của thành mạch máu, dễ gây ra tình trạng xuất huyết mạch máu não.
  • Xơ vữa động mạch: Mảng xơ vữa hình thành trong động mạch não hay các động mạch khác đều làm gia tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
  • Chứng phình động mạch: Đây là tình trạng phình ra bất thường của thành mạch máu. Mạch máu bị phình sẽ có nguy cơ vỡ ra và gây đột quỵ do xuất huyết.
  • Chấn thương: Sự va đập mạnh vào não bộ trong các tai nạn xe hơi, té ngã,... cũng có thể gây vỡ mạch máu não và dẫn tới đột quỵ.
  • Các bệnh lý tim mạch: Ví dụ như suy tim, rối loạn nhịp tim, hẹp van tim, hở van tim …. làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối, từ đó gián tiếp dẫn đến tai biến mạch máu não. 

Các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ

Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, bao gồm cả yếu tố kiểm soát được và không kiểm soát được. 

Yếu tố kiểm không soát được

  • Tuổi tác: Những người 55 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn. Tuy nhiên tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng.
  • Giới tính Đàn ông là người có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn phụ nữ, nhưng tỷ lệ tử vong đột quỵ ở nữ giới lại cao hơn nam giới 
  • Tiền sử gia đình: Những người có người thân đã từng bị đột quỵ thì có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn người bình thường.
  • Chủng tộc: Đột quỵ não sẽ có nguy cơ xảy ra cao hơn ở người Mỹ gốc Phi.
  • Nội tiết: Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp hormone gồm estrogen sẽ tỷ lệ mắc đột quỵ cao hơn người khác.

Nếu bạn đang mắc bệnh tim mạch hoặc có các yếu tố nguy cơ bị đột quỵ cao, hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981 238 219 để được tư vấn cách phòng ngừa sớm.

ITK-219.png

Yếu tố kiểm soát được

  • Tình trạng thừa cân, béo phì: sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, lâu ngày dễ dẫn đến huyết khối, làm tắc nghẽn lưu thông máu gây đột quỵ não.
  • Thói quen lười vận động: sẽ ảnh hưởng xấu chung tới tất cả các cơ quan như tim mạch, huyết áp… từ đó gián tiếp làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá: Khói thuốc sẽ gây hại lên thành mạch máu, làm gia tăng quá trình xơ cứng động mạch, tạo điều kiện cho cục máu đông gây tai biến hình thành.
  • Sử dụng chất kích thích gây nghiện bất hợp pháp như cocaine và methamphetamine quá liều sẽ làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp tới tuần hoàn máu lên não.

Lối sống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Lối sống không lành mạnh sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Các biến chứng sau đột quỵ cần lưu ý

Biến chứng của đột quỵ bao gồm tình trạng lú lẫn, trầm cảm, viêm phổi.... kèm theo đó là nguy cơ mắc các bệnh lý huyết khối tắc mạch, loét tỳ đè, co cơ… do bất động lâu ngày. Cụ thể như sau:

  • Tê liệt hoặc mất khả năng vận động của các cơ: Người bệnh có thể bị mất kiểm soát một số bộ phận cơ thể như cơ mặt, một phần cơ cánh tay... đôi khi có thể liệt toàn bộ một bên cơ thể.
  • Khó nói hoặc thực hiện động tác nuốt: Khi đột quỵ gây tê liệt cơ mặt, sẽ gây ra có biến chứng liên quan đến hoạt động nhai, nuôt và nói chuyện của người bệnh. Họ có thể nói lắp, nói không rõ ràng, giọng nói bị biến đổi,...
  • Mất trí nhớ hay suy nghĩ khó khăn: Với những tổn thương gây ra cho não bộ, đột quỵ có thể làm mất trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ tư duy của người bệnh. 
  • Rối loạn chứng năng các cơ quan: Đột quỵ não sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng của trung ương thần kinh và gián tiếp tới các bộ phận khác, gây ra một số bệnh lý như phù nề não, suy giảm chức năng thận, đau tim,...
  • Bị rối loạn cảm xúc, trở nên tiêu cực: chính từ những biến chứng trên của đột quỵ sẽ khiến người bệnh cảm giác tự ti, buồn bã và không kiểm soát được cảm xúc của mình, đôi khi sẽ dẫn đến trầm cảm nặng

Mỗi người bệnh sẽ có các kiểu biến chứng khác nhau, có thể là tàn tật tạm thời hoặc vĩnh viễn. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào khu vực tổn thương não bộ và mức độ tổn thương tế bào thần kinh theo thời gian. Các biến chứng nguy hiểm như liệt toàn bộ cơ thể hay mất trí nhớ sẽ thường gặp nhiều hơn trên những người bệnh đã có bệnh nền tim mạch, tăng huyết áp,...

Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị sớm đột quỵ đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể giảm tối đa nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Sơ cứu, điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng đột quỵ

Sơ cứu, điều trị sớm sẽ giúp ngăn ngừa và giảm nhẹ các biến chứng đột quỵ

Hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà đúng cách

Dưới đây là hướng dẫn sơ cứu đột quỵ tại nhà, bao gồm 4 bước chính:

Bước 1: Khẩn trương gọi xe cấp cứu.

Bước 2: Đánh giá môi trường xung quanh, nếu người bệnh đang ở khu vực nguy hiểm phải hỗ trợ và di chuyển ngay đến nơi an toàn. 

Bước 3: Đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng hồi sức để đảm bảo đường thở, cụ thể gồm:

  • Nghiêng hẳn người bệnh về một phía
  • Đầu đặt sát xuống mặt nền sao cho phần cổ cao hơn phần miệng
  • Hai tay đặt duỗi thẳng và song song với thân 
  • Chân dưới sẽ duỗi thẳng với thân và chân trên co nhẹ, vắt chéo qua chân còn lại

Bước 4: Liên tục theo dõi kĩ các dấu hiệu tiến triển và phản ứng lạ của bệnh nhân như nôn mửa, suy giảm ý thức,… trong lúc chờ xe cấp cứu tới. 

Đặc biệt, khi sơ cứu cho người bệnh cần lưu ý:

  • Người sơ cứu cần giữ tâm thế bình tĩnh
  • Không nên cho người bệnh ăn uống
  • Tuyệt đối không tự ý bấm huyệt, đánh gió, châm cứu hay dùng bất kỳ loại thuốc nào khác
  • Không được để bệnh nhân té ngã

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Điều trị đột quỵ là một quá trình từ lúc cấp cứu người bệnh trong cơn đột quỵ cho đến giai đoạn chăm sóc phục hồi sau đột quỵ như luyện tập vật lý trị liệu, dùng thuốc... 

Điều trị cấp cứu các cơn đột quỵ

Nguyên tắc quan trọng nhất giúp điều trị đột quỵ hiệu quả đó là cấp cứu trong khoảng thời gian vàng, khi các tế bào thần kinh chưa bị tổn thương nặng. Vì vậy, người nhà nên lưu ý phát hiện sớm đột quỵ và gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để tránh lỡ thời gian vàng.

Khi được nhập viện, người bệnh đột quỵ sẽ ngay lập tức được cấp cứu và điều trị bằng nhiều phương pháp như thở oxy qua sonde mũi, dùng thuốc tiêu huyết khối, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc kiểm soát đường huyết - huyết áp (nếu cần), phẫu thuật hay đặt nội khí quản… Tùy vào tình trạng nhập viện của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định phù hợp nhất.

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là ngay khi các triệu chứng khởi phát

Thời gian vàng trong điều trị đột quỵ là ngay khi các triệu chứng khởi phát

Điều trị phục hồi sau đột quỵ

Điều trị phục hồi sau đột quỵ là các biện pháp chăm sóc người bệnh như tập luyện vật lý trị liệu, sử dụng thuốc...để hồi phục sức khỏe và phòng ngừa đột quỵ tái phát

  • Tập vật lý trị liệu: Giải pháp này sẽ giúp cho người bệnh nhanh hồi phục kiểm soát các cơ, dễ di chuyển và sinh hoạt bình thường trở lại. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc chuyên gia phục hồi chức năng được hướng dẫn phương pháp vật lý trị liệu phù hợp nhất với người bệnh.
  • Sử dụng thuốc chống đột quỵ: Khi được xuất viện, bác sĩ sẽ thường cho người bệnh sử dụng các thuốc phòng ngừa đột quỵ tái phát như thuốc chống kết tập tiểu cầu (aspirin, clopidogrel - Plavix), thuốc chống đông máu (Coumadin,  rivaroxaban - Xarelto, apixaban - Eliquis), thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm mỡ máu... Bạn nên nhắc nhở người bệnh uống thuốc đầy đủ và đúng giờ theo đơn được kê. Ngoài ra trên thị trường còn có 1 số viên uống chống đột quy của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật, Việt Nam. Đây chỉ là các sản phẩm hỗ trợ, không có tác dụng thay thế thuốc Tây.
  • Kiểm soát tốt bệnh nền: Nếu người bệnh đột quỵ còn mắc các bệnh nền như tiểu đường, tăng huyết áp... thì phải chú ý uống thuốc thường xuyên và theo dõi huyết áp, đường huyết… thường xuyên
  • Phát hiện và điều trị kịp thời bệnh trầm cảm: Khoảng 30-50% người bệnh đột quỵ não sẽ bị trầm cảm trong quá trình phục hồi. Khi người bệnh có các dấu hiệu trầm cảm như buồn bã, tuyệt vọng hay rối loạn giấc ngủ... người thân cần quan tâm trò chuyện và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để điều trị ngay.

Các cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả

Bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa đột quỵ bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Giữ huyết áp ở mức lý tưởng: Nếu huyết áp cao từ 140/90 mmHg, bạn cần ăn giảm muối và đi thăm khám để được kê đơn thuốc hạ huyết áp phù hợp.
  • Tập thể dục nhiều hơn: Các bài tập chống đột quỵ hiệu quả bao gồm đi bộ, bơi lội, đạp xe, nâng tạ nhẹ, thể dục nhịp điệu… Bạn nên thực hiện các bài tập này 30 phút mỗi ngày trong ít nhất 5 ngày/tuần
  • Giữ chỉ số khối cơ thể BMI thấp hơn 25: Cách tính chỉ số này là lấy cân nặng (kg) chia bình phương chiều cao (m). Nếu rơi vào ngưỡng béo phì > 25, bạn cần lên kế hoạch giảm cân.
  • Hạn chế uống bia, rượu, bỏ hút thuốc lá: Bởi đây đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường bằng cách ăn giảm tinh bột tinh chế, ăn nhiều rau xanh trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt
  • Sử dụng sản phẩm thảo dược: Giải pháp này đặc biệt hiệu quả với những người có bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy các thảo dược như Đan sâm, Hoàng đằng, Cao natto, Thông Dahurian… không chỉ có tác dụng giúp giảm các triệu chứng tim mạch như đau ngực, khó thở, mệt mỏi mà còn ngăn ngừa hình thành cục máu đông và chống xơ vữa mạch, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ hiệu quả.

Chiết xuất thông Dahurian, Đan sâm đã được chứng minh giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh tim mạch

Chiết xuất thông Dahurian, Đan sâm đã được chứng minh giúp giảm triệu chứng, phòng ngừa suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ cho người bệnh tim mạch

Giải đáp 1 số câu hỏi về bệnh đột quỵ não

Những câu hỏi ngắn dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh đột quỵ não.

Tai biến và đột quỵ khác nhau như thế nào?

Tai biến và đột quỵ không khác nhau. Đây là hai cách gọi của cùng một bệnh. Đột quỵ là cách gọi nhấn mạnh tính chất xảy ra dồn dập, đột ngột của bệnh. Trong khi đó tai biến mạch máu não nhấn mạnh vào vị trí tổn thương là các mạch máu trong não.

Tầm soát đột quỵ bao nhiêu tiền?

Chi phí của một gói tầm soát đột quỵ rơi vào khoảng 5 - 10 triệu đồng. Chi phí này bao gồm chi phí khám sàng lọc, xét nghiệm máu, kiểm tra đầy đủ các bệnh lý là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, kiểm tra chức năng gan thận, siêu âm tim, điện tâm đồ…

Đứng một chân kiểm tra đột quỵ được không?

Đứng một chân là một cách kiểm tra nguy cơ đột quỵ đơn giản tại nhà. Nghiên cứu của tiến sĩ Yasuharu Tabara, Đại học Kyoto Nhật Bản cho thấy, những người không có khả năng giữ thăng bằng trên một chân lâu hơn 20 giây có liên quan đến các cơn nhồi máu nhỏ ở não. Tuy nhiên để biết được chính xác bạn có nguy cơ đột quỵ cao hay không, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ thăm khám.

Tại sao tắm khuya dễ bị đột quỵ?

Khi tắm đêm, tắm khuya, nhiệt độ cơ thể chênh lệch nhiều với nhiệt độ bên ngoài sẽ khiến cơ thể tự điều chỉnh bằng cách co mạch hoặc giãn mạch. Khi mạch máu não bị co lại đột ngột sẽ dễ gây ra đột quỵ do nhồi máu não. Điều này cũng tăng nguy cơ co thắt mạch vành đột ngột gây nhồi máu cơ tim cấp và gián tiếp dẫn tới đột quỵ.

Hy vọng với những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh đột quỵ não, dấu hiệu nhận biết sớm và cách phòng ngừa hiệu quả. Nếu bạn còn thắc mắc, hãy bình luận ngay bên dưới hoặc gọi tới hotline 0981 238 219 để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

ITK-219.png

Tham khảo: mayoclinic.org, nhs.uk