Bệnh cơ tim phì đại nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ thậm chí là tử vong. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giảm những rủi ro.

Bệnh cơ tim phì đại có thể được kiểm soát tốt nếu bạn hiểu rõ về bệnh

Bệnh cơ tim phì đại có thể được kiểm soát tốt nếu bạn hiểu rõ về bệnh

Bệnh cơ tim phì đại là gì?

Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng cơ tim dày lên bất thường, thành cơ tim xơ cứng làm tim giảm khả năng co bóp tống máu đi nuôi cơ thể. Theo thời gian nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.

Theo các chuyên gia, tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh cơ tim phì đại. Bệnh xảy ra ở tần suất khoảng 0,2% dân số. Nhiều người có hiện tượng cơ tim dày lên từ nhỏ nhưng không biểu hiện ra triệu chứng, đến khi phát hiện ra thì bệnh đã tiến triển và để lại biến chứng nặng. Đặc biệt, đây là nguyên nhân gây đột tử do tim ở người trẻ dưới 35 tuổi và vận động viên thường gặp nhất.

Các nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim phì đại

Nguyên nhân dẫn đến bệnh cơ tim phì đại chủ yếu do yếu tố di truyền, liên quan sự đột biến gen. Những gen thường bị đột biến dẫn đến bệnh phì đại cơ tim là MYH7, MYBPC3, TNNT2 và TNNI3. Nếu mang gen này, bạn sẽ có 50% nguy cơ mắc bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài di truyền, một số tình trạng dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ phì đại cơ tim: 

  • Tăng huyết áp: Tình trạng này thường gây phì đại thất trái. Nguyên nhân là do khi huyết áp cao (sức cản thành mạch lớn), tâm thất trái phải co bóp mạnh hơn, lâu ngày cơ tim sẽ dày lên và ảnh hưởng tới chức năng tim.
  • Kích thích giao cảm bất thường: Khi tế bào thần kinh sản xuất quá nhiều catecholamine hay giảm hấp thu norepinephrine, tim sẽ co bóp và hoạt động nhiều. Điều này cũng khiến thành cơ tim dày lên, gây ra bệnh cơ tim phì đại. 
  • Thiếu máu cơ tim, bệnh mạch vành: Tương tự như tăng huyết áp, tình trạng thiếu máu cơ tim hay động mạch vành dày lên cũng làm tim đập nhiều hơn và tăng nguy cơ cơ tim bị xơ hóa và dày lên.

Người tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị phì đại cơ tim cao hơn

Người tăng huyết áp sẽ có nguy cơ bị phì đại cơ tim cao hơn

Bệnh cơ tim phì đại có nguy hiểm không?

Bệnh cơ tim phì đại nguy hiểm bởi có thể gây ra các biến chứng như suy tim, rung nhĩ, ngừng tim đột ngột, đột tử đe dọa tính mạng. Cụ thể các biến chứng có thể xảy ra khi cơ tim bị phì đại như sau:

  • Suy tim: Cơ tim dày lên sẽ khiến tim không thể bơm máu đi nuôi cơ thể một cách hiệu quả (suy tim). Khi này, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở, ho, phù ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rung nhĩ: Những thay đổi bất thường của tế bào cơ tim có thể ảnh hưởng đến hệ thống điện tim và gây ra tình trạng rung nhĩ. Rung tâm nhĩ xảy ra ở khoảng 25% những người bị phì đại cơ tim và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Ngừng tim đột ngột và đột tử do tim: Bệnh cơ tim phì đại là nguyên nhân hàng đầu gây đột tử ở người trẻ tuổi trong nhóm các bệnh trên tim mạch. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Viêm nội tâm mạc: Người bệnh cơ tim phì đại rất dễ bị viêm nội tâm mạc. Vi khuẩn gây ra các lỗ hoặc sẹo trên van tim, thường làm cho van tim bị rò rỉ, sùi mép van và làm trầm trọng thêm mức độ hẹp buồng tim sẵn có. Nếu không điều trị, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim, suy tim, tử vong.
  • Các biến chứng khác: Bệnh cơ tim giãn nở, hở van hai lá...

Có rất nhiều phương pháp có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng do bệnh cơ tim phì đại gây ra. Hãy gọi ngay cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn.

ITK-219.png

Các triệu chứng của bệnh phì đại cơ tim

Một số người bị bệnh cơ tim phì đại có thể không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh. Nhưng khi bệnh tiến triển, đặc biệt là gây biến chứng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:

  • Đau hoặc tức ngực thường xảy ra khi người bệnh tập thể dục hoặc hoạt động thể chất, nhưng cũng có thể gặp phải khi nghỉ ngơi hoặc sau bữa ăn.
  • Khó thởmệt mỏi, đặc biệt là khi gắng sức. Những triệu chứng này phổ biến hơn ở người lớn bị bệnh cơ tim phì đại làm giảm chất lượng cuộc sống
  • Ngất vì nhịp tim không đều hoặc phản ứng bất thường của mạch máu khi vận động, đôi khi không tìm được nguyên nhân.
  • Đánh trống ngực (rung rinh trong lồng ngực) do nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim) như rung nhĩ hoặc nhịp nhanh thất. 
  • Sưng ở mắt cá chân, cẳng chân, bàn chân, tĩnh mạch cổ và bụng.

Đặc biệt, cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay nếu có các dấu hiệu: Đau ngực kéo dài hơn vài phút không đỡ, khó thở nghiêm trọng, bị choáng nặng thậm chí mất ý thức, đau đầu dữ dội, khó nói, khó cử động.

Người bệnh cơ tim phì đại có thể bị ngất trong lúc làm việc gắng sức

Người bệnh cơ tim phì đại có thể bị ngất trong lúc làm việc gắng sức

Bệnh cơ tim phì đại được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại dựa trên tiền sử bệnh, gia đình, kết quả nghe tim (bệnh nhân bị phì đại cơ tim có thể có tiếng thổi ở tim) và kết quả các xét nghiệm sau:

  • Siêu âm doppler tim: Đây là phương pháp phổ biến và chính xác nhất để chẩn đoán bệnh cơ tim phì đại. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định độ dày của thành cơ tim và đưa ra kết luận tim có bị phì đại hay không. 
  • Điện tâm đồ gắng sức: Từ các tín hiệu đo được, điện tâm đồ giúp bác sĩ phát hiện nhịp tim bất thường và dấu hiệu tim dày lên (nếu có). Bên cạnh xác định bệnh cơ tim phì đại, phương pháp này còn tìm ra các rối loạn nhịp như nhịp nhanh thất, rung nhĩ.
  • Chụp MRI: Phương pháp này giúp bác sĩ xác định cấu trúc của cơ tim và hoạt động của van tim có bình thường hay không. Từ đó giúp chẩn đoán bệnh phì đại cơ tim và những rối loạn liên quan.

Các cách điều trị bệnh cơ tim phì đại hiệu quả

Dựa theo mức độ, giai đoạn cũng như biến chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các phương pháp điều trị bệnh cơ tim phì đại như sau:

Sử dụng thuốc điều trị

Nhóm thuốc thường được sử dụng nhất là thuốc chẹn betathuốc chẹn kênh canxi. Hai nhóm thuốc này sẽ làm giãn mạch, giúp tim bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể hiệu quả hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể được kê đơn thuốc chống loạn nhịp nếu bị rối loạn nhịp tim và kháng sinh để phòng viêm nội tâm mạc do vi khuẩn. 

Khi sử dụng các thuốc trên, bạn nên tránh các thuốc có thành phần nitrat để không bị hạ huyết áp quá mức. Việc sử dụng thuốc digoxin cũng cần thận trọng do thuốc làm tăng lực co bóp của tim, có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên sử dụng thêm các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược. Điều này sẽ giúp người bệnh tăng cường chức năng tim, giảm nguy cơ biến chứng suy tim hiệu quả hơn.

Để chọn được sản phẩm hiệu quả và đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên tham khảo sản phẩm đã được nghiên cứu và chứng minh trên lâm sàng. Khác với khảo sát người tiêu dùng, kiểm chứng lâm sàng là nghiên cứu được tiến hành trên người bệnh dưới sự giám sát của đội ngũ bác sĩ bệnh viện. Do đó kết quả sẽ đảm bảo tính chính xác, khách quan hơn.

Kết hợp thuốc điều trị cùng thảo dược có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh cơ tim phì đại hiệu quả hơn

Kết hợp thuốc điều trị cùng thảo dược có kiểm chứng lâm sàng sẽ giúp bạn kiểm soát bệnh cơ tim phì đại hiệu quả hơn

Can thiệp, phẫu thuật

Khi việc dùng thuốc không cho hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn các biện pháp can thiệp, phẫu thuật để điều trị bệnh cơ tim phì đại. Các biện pháp này bao gồm cắt bỏ vách ngăn, đốt loại bỏ cơ tim bằng cồn nguyên chất, cấy máy khử rung tim (ICD) và ghép tim (nếu cần).

  • Phẫu thuật cắt bỏ vách ngăn: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu ở bệnh nhân nhỏ tuổi, thuốc không đáp ứng điều trị hoặc bệnh cơ tim phì đại đã có biến chứng nặng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần vách ngăn dày và phình ra, giúp cải thiện lưu lượng máu từ tim đi nuôi cơ thể. 
  • Đốt cơ tim bằng cồn nguyên chất: Phương pháp này áp dụng cho người bệnh không đủ điều kiện phẫu thuật cắt vách ngăn, gồm những bệnh nhân lớn tuổi và mắc bệnh nền. Trong thủ thuật này, cồn được tiêm qua một ống để đi vào động mạch dẫn tới vùng tim bị phì đại. Chất cồn làm cho các tế bào xơ hóa đó chết đi, co lại và trả tim về kích thước gần như bình thường, lượng máu lưu thông tăng lên và cải thiện bệnh cơ tim phì đại.
  • Cấy ghép thiết bị hỗ trợ hoạt động của tim: Thường dùng nhất là máy khử rung tim (ICD) giúp duy trì nhịp tim ổn định bằng cách truyền sốc điện đến tim khi tim co bóp không đều, giảm nguy cơ đột tử. Hoặc bác sĩ sẽ cấy máy tạo nhịp tim để hỗ trợ tim đập ở tốc độ bình thường bằng xung điện hay dùng thiết bị tái đồng bộ tim (CRT) giúp điều phối các cơn co thắt giữa tâm thất trái và phải của tim.
  • Ghép tim: Phương pháp này thường được cân nhắc cho người bệnh cơ tim phì đại ở giai đoạn cuối, khi bệnh đã tiến triển nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên.

Người bệnh cơ tim phì đại giai đoạn cuối có thể cần tiến hành ghép tim

Người bệnh cơ tim phì đại giai đoạn cuối có thể cần tiến hành ghép tim

Thực hiện lối sống lành mạnh

Một lối sống lành mạnh và khoa học giúp người bệnh cơ tim phì đại giảm được triệu chứng, đồng thời ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Cụ thể người bệnh cơ tim phì đại cần chú ý:

  • Hạn chế đồ uống chứa caffein, thức uống có cồn. 
  • Nên ăn nhạt nhất có thể, tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ. 
  • Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây tươi.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh nâng tạ nặng và chơi thể thao cường độ cao.
  • Theo dõi bệnh thường xuyên.
  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng tốt hàng ngày để phòng viêm nội tâm mạc.

Nếu bạn đang băn khoăn không biết cách điều trị bệnh cơ tim phì đại nào hiệu quả nhất với bản thân, hãy gọi cho chuyên gia theo số 0981.238.219 để được tư vấn chi tiết.

ITK-219.png

Làm sao để phòng ngừa bệnh phì đại cơ tim?

Những việc làm dưới đây giúp bạn phòng được bệnh phì đại cơ tim hiệu quả: 

  • Theo dõi chỉ số huyết áp: Mua thiết bị đo huyết áp tại nhà và kiểm tra huyết áp thường xuyên hoặc bạn có thể đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa dễ dẫn đến bệnh về huyết áp và tim mạch.
  • Tập thể dục thể thao: Việc này giúp giảm huyết áp và giữ chỉ số huyết áp mức bình thường. Mục tiêu 30 phút mỗi ngày với các động tác vừa phải, cố gắng duy trì tất cả ngày trong tuần.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thức ăn có nhiều chất béo bão hòa và muối, và ăn nhiều trái cây và rau quả. Tránh đồ uống có cồn hoặc uống có chừng mực.
  • Bỏ thuốc lá: Giúp cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa các cơn đau tim.

Một lối sống khỏe mạnh giúp bạn tránh xa bệnh cơ tim phì đại

Một lối sống khỏe mạnh giúp bạn tránh xa bệnh cơ tim phì đại

Giải đáp các câu hỏi thường gặp về bệnh cơ tim phì đại

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc và giảm bớt nỗi lo về căn bệnh cơ tim phì đại.

Bệnh cơ tim phì đại có chữa khỏi được không?

Bệnh cơ tim phì đại không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên có rất nhiều phương pháp điều trị sẽ giúp bạn giảm triệu chứng và ngăn chặn biến chứng do căn bệnh này gây ra.

Người bệnh phì đại cơ tim sống được bao lâu?

Trên thực tế, người bệnh cơ tim phì đại vẫn có thể sống đến trên 80 tuổi như một người bình thường nếu bạn tuân thủ điều trị, duy trì lối sống lành mạnh và giữ tinh thần lạc quan, tích cực.

Bệnh cơ tim phì đại có uống rượu được không?

Người bị phì đại cơ tim không nên hoặc hạn chế hết mức có thể rượu bia và các đồ uống có cồn khác. Bởi chúng có thể kích thích thần kinh, làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và khiến bệnh cơ tim phì đại tiến triển nặng hơn.

Bệnh cơ tim phì đại nguy hiểm khi nó tiến triển nặng kèm theo các biến chứng phức tạp. Do đó bạn cần khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ điều trị theo các lời khuyên kể trên. Trong quá trình điều trị bệnh cơ tim phì đại nếu có băn khoăn, bạn hãy liên hệ tới hotline 0981.238.219 để được chuyên gia tư vấn.

ITK-219.png

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypertrophic-cardiomyopathy/diagnosis-treatment/drc-20350204 

https://emedicine.medscape.com/article/152913-overview#a4

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/tests/mri-scans

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/17116-hypertrophic-cardiomyopathy

https://www.heart.org/en/health-topics/cardiomyopathy/what-is-cardiomyopathy-in-adults/hypertrophic-cardiomyopathy

https://www.webmd.com/heart-disease/guide/hypertrophic-cardiomyopathy

https://www.bhf.org.uk/informationsupport/conditions/cardiomyopathy/hypertrophic-cardiomyopathy

https://emedicine.medscape.com/article/152913-medication