Chào bác sĩ. Tôi muốn hỏi bệnh suy tim mất bù là như thế nào, có nguy hiểm không? Mẹ tôi bị suy tim cấp độ 4, người mệt mỏi, khó thở , ho khan, phù nề có phải suy tim mất bù không? Trường hợp của mẹ tôi nên điều trị như thế nào. Mong bác sĩ tư vấn giúp!
Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới! Chuyên gia xin giải đáp lần lượt các câu hỏi của bạn như sau:

Giải đáp: Suy tim mất bù là gì?

Suy tim mất bù là tình trạng tim bị suy giảm chức năng trầm trọng, không còn thực hiện được nhiệm vụ cung cấp máu cho toàn bộ cơ thể.

Thuật ngữ “còn bù” hay “mất bù” thể hiện khả năng làm việc của tim.

Bản thân khi bị suy tim, lượng máu đã không đủ để cung cấp nhu cầu oxy cho cơ thể. Giai đoạn đầu, các cơ chế bù trừ của tim sẽ được kích hoạt, ví dụ như thay đổi cấu trúc hoặc hoạt động của tim để bù đắp vào sự thiếu hụt oxy của cơ thể. Đây được gọi là giai đoạn suy tim còn bù.

Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định, cơ chế bù trừ của tim không còn hiệu quả nữa. Tim suy giảm chức năng trầm trọng và chuyển sang giai đoạn suy tim mất bù.

Suy tim mất bù là tình trạng cơ chế bù trừ của tim không còn hiệu quả

Suy tim mất bù là tình trạng cơ chế bù trừ của tim không còn hiệu quả

Có hai loại suy tim mất bù:

  • Suy tim mất bù cấp tính: Xảy ra ở những bệnh nhân không có bất kỳ triệu chứng nào của suy tim trước đó, thường được khởi phát sau cơn nhồi máu cơ tim cấp, tăng huyết áp cấp hoặc đứt dây chằng van tim 2 lá.
  • Suy tim mất bù mạn tính (đợt cấp của suy tim mạn tính, suy tim mạn mất bù cấp): Xảy ra ở những bệnh nhân đã được chẩn đoán suy tim trước đó. Các triệu chứng xuất hiện ít, mờ nhạt trong giai đoạn đầu và trở nên nặng hơn khi suy tim mất bù.

Chỉ có 20% là suy tim mất bù cấp tính, còn lại 80% là suy tim mất bù mạn tính. Do đó, đối với người có bệnh lý nền là suy tim, việc điều trị, kiểm soát bệnh đóng vai trò rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng mất bù.

Các yếu tố gây mất bù trong suy tim

Ở bệnh nhân suy tim, những yếu tố dưới đây sẽ làm giai đoạn mất bù xảy ra nhanh hơn:

  • Lối sống chưa hợp lý: Chế độ ăn mặn, uống nhiều rượu, làm việc hoặc tập thể dục gắng sức.
  • Bệnh tim mạch: Rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim cục bộ.
  • Yếu tố khác: Sốt, nhiễm trùng, thay đổi thời tiết đột ngột.
  • Tuân thủ kém phác đồ điều trị của bác sĩ, đặc biệt trong việc dùng thuốc tim mạch.

Triệu chứng giúp nhận biết suy tim mất bù

Khi suy tim đã mất bù, người bệnh sẽ gặp dồn dập triệu chứng điển hình sau:

  • Khó thở, đặc biệt là khi gắng sức, khi nằm thẳng hoặc khó thở kịch phát về đêm (bệnh nhân có thể tự thức giấc khi đang ngủ mà phải thở hổn hển).
  • Ho nhiều, ho về đêm.
  • Mệt mỏi.
  • Cơ thể giữ nước, phù nhiều ở chân.

Một số triệu chứng không điển hình khác:

  • Đau thắt ngực, loạn nhịp tim.
  • Nôn hoặc buồn nôn, sụt cân, mệt mỏi.
  • Thay đổi số lượng nước tiểu.
  • Hay nhầm lẫn, lo lắng

Đối với trường hợp của mẹ bạn, bác bị suy tim độ 4 - mức độ suy tim nặng, kèm theo các triệu chứng khó thở, mệt mỏi. Đây đều là các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ khá cao của suy tim mất bù. Việc điều trị giảm nhẹ trong giai đoạn này cũng gặp rất nhiều khó khăn và cần phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp.

Khó thở là triệu chứng điển hình của suy tim mất bù

Khó thở là triệu chứng điển hình của suy tim mất bù

Cách phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng của suy tim mất bù

Để giữ một trái tim khỏe mạnh, hạn chế tiến triển của suy tim, hạn chế suy tim mất bù, người bệnh nên:

Sử dụng thuốc điều trị: Các thuốc điều trị suy tim cần được sử dụng rất cẩn thận để không làm nặng hơn các triệu chứng khó thở, đau ngực, ho, phù, mệt mỏi và hạn chế suy tim tiến triển. Người bệnh không nên tự ý đổi thuốc (ngay cả khi các thuốc có cùng hoạt chất/ thành phần), không ngưng sử dụng thuốc đột ngột mà nên uống đúng y lệnh của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc, bạn cũng cần lưu ý các tác dụng phụ của thuốc (ho khan, phù chân tay, hạ nhịp tim quá mức…) và báo để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp hơn.

Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Đây là giải pháp an toàn, hiệu quả trong hỗ trợ tăng cường chức năng tim và nâng cao hiệu quả điều trị suy tim. Kết hợp thảo dược với thuốc điều trị và lối sống lành mạnh, người bệnh có thể cải thiện rõ rệt hơn các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực…), ngăn ngừa suy tim tiến triển ngày một nặng hơn và tránh phải nhập viện nhiều.

Một giải pháp từ thảo dược uy tín phải trải qua nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện lớn, được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Để có được giải pháp hỗ trợ hiệu quả đó, bạn hãy liên hệ với chuyên gia theo số điện thoại dưới đây:

ĐT-219.jpg

Có một lối sống lành mạnh: Bao gồm ngưng hút thuốc lá (thuốc lá là khắc tinh của bệnh tim). Ăn nhạt, hạn chế rượu bia, giảm cân. Ngoài ra, bạn nên vận động thường xuyên nhưng vừa sức, nếu mệt cần nghỉ ngơi ngay.

Khi suy tim mất bù trở nên trầm trọng, người bệnh có thể cần can thiệp phẫu thuật (sửa van tim/ thay van tim, phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, cấy máy khử rung tim, thiết bị trợ tim cơ học, ghép tim…). Tuy nhiên, đây là giải pháp cuối cùng và là điều không ai mong muốn. Do đó, bạn hãy cùng người nhà của mình thực hiện tốt các giải pháp cơ bản bao gồm thay đổi lối sống, sử dụng thuốc điều trị kết hợp thảo dược hỗ trợ.

Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe