Chào chuyên gia. Cho tôi hỏi “Huyết áp cao là bao nhiêu”. Tôi mới đo huyết áp cao 160/90 có cao không, có nguy hiểm không và điều trị như thế nào?
Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới. Chuyên gia tim mạch xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên, bạn có khả năng là cao huyết áp.

Nếu bạn là người cao tuổi, huyết áp tâm thu trên 140 mmHg, huyết áp tâm trương nhỏ hơn 90 mmHg thì vẫn được đánh giá là cao huyết áp tâm thu đơn độc. 

Chỉ số > 140/90 mmHg được chẩn đoán là cao huyết áp

Chỉ số > 140/90 mmHg được chẩn đoán là cao huyết áp

Huyết áp cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Chỉ số huyết áp càng cao càng nguy hiểm. Đặc biệt, khi huyết áp tâm thu cao hơn 180mmHg, huyết áp tâm trương cao hơn 120mmHg, người bệnh phải đối mặt với cơn tăng huyết áp cấp cứu hay khẩn cấp. Trong đó có thể có hay không có tổn thương cơ quan đích (xuất huyết nội sọ, xuất huyết dưới nhện, bệnh não tăng huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thất trái cấp tính kèm phù phổi, phình bóc tách động mạch chủ, suy thận cấp, viêm cầu thận cấp, sản giật, bệnh võng mạc ác tính…).

Các dấu hiệu và triệu chứng của cơn tăng huyết áp có thể đe dọa tính mạng bao gồm:

  • Đau ngực, đau đầu dữ dội
  • Mờ mắt
  • Lú lẫn, suy giảm ý thức, lo lắng
  • Nôn và buồn nôn
  • Khó thở
  • Co giật, ngất xỉu

Lúc này, người bệnh cần được cấp cứu ngay để tránh những tổn thương nghiêm trọng đe dọa tính mạng.

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Khi huyết áp cao, cần làm gì để điều trị hiệu quả?

Để hạ và ổn định huyết áp, bạn cần phối hợp đồng bộ các giải pháp, bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc. Duy trì huyết áp dưới 140/90mmHg là mục tiêu điều trị tăng huyết áp ở phần lớn bệnh nhân.

Biện pháp giảm huyết áp không dùng thuốc

  • Có chế độ ăn giảm muối (dưới 6g/ ngày), tăng cường hoa quả và rau xanh.
  • Đi bộ nhanh ít nhất 30 phút/ ngày rất tốt cho huyết áp.
  • Giảm cân đối với người tăng huyết áp bị thừa cân, béo phì.
  • Từ bỏ thuốc lá và uống rượu bia vừa phải.
  • Sử dụng giải pháp hỗ trợ kiểm soát huyết áp từ thảo dược.

Kết hợp Đông - Tây y trong điều trị các bệnh mạn tính luôn được các chuyên gia đánh giá cao. Đặc biệt khi hiện nay, một số sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược có hiệu quả rất tốt, không chỉ được nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện mà kết quả nghiên cứu còn được đăng tải trên Tạp chí quốc tế. Điều này không chỉ giúp người bệnh ổn định huyết áp tốt hơn mà về lâu dài còn hạn chế được nguy cơ suy tim - một hệ quả khó tránh khỏi của tăng huyết áp.

Thay đổi lối sống từ sớm là cách điều trị cao huyết áp hiệu quả

Thay đổi lối sống từ sớm là cách điều trị cao huyết áp hiệu quả

Sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp

Các thuốc chính dùng trong điều trị tăng huyết áp hiện nay là:

  • Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, Chlorothiazide (Diuril), Indapamide (Natrilix SR)...
  • Thuốc chẹn beta giao cảm: Metoprolol (Lopressor), Nadolol (Corgard), Nebivolol...
  • Thuốc chẹn kênh Canxi: Nifedipin (Adalat), Amlodipine (Norvasc)...
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Captopril (Capoten), Enalapril (Vasotec), Lisinopril (Prinivil, Zestril)...
  • Thuốc đối kháng cụ thể Angiotensin II (ARB): Azilsartan (Edarbi), Losartan (Cozaar), Telmisartan (Micardis)...

Thuốc huyết áp cần được sử dụng đều đặn hàng ngày để duy trì tốt hiệu quả. Bác sĩ có thể điều chỉnh thuốc phụ thuộc vào đáp ứng điều trị của từng bệnh nhân. Vì vậy, bạn hãy cố gắng thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao chuyển biến của sức khỏe, đồng thời có giải pháp can thiệp sớm và hợp lý.

Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn gỡ bỏ thắc mắc “Huyết áp cao là bao nhiêu”. Tin chắc rằng với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp từ thay đổi lối sống, sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ và thuốc điều trị, bạn hoàn toàn có thể duy trì tốt chỉ số huyết áp và sức khỏe tim mạch của mình.

Hãy liên hệ đến chuyên gia tim mạch theo số 0981 238 219 nếu bạn cần làm rõ thêm các thông tin liên quan đến bệnh tăng huyết áp và các giải pháp điều trị.

ITK-219.png

Tham khảo: fda.gov, nhs.uk, cdc.gov