Chào bạn,
Hở van tim 2 lá 1/4, hở van 3 lá 3/4 nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào triệu chứng bạn gặp phải, điều này cho thấy không phải trường hợp hở van nào cũng cần thay van
Hở van tim 2 lá 1/4, hở van tim 3 lá 3/4 nguy hiểm không?
Hở van tim 2 lá 1/4 chỉ mới là mức độ hở nhẹ, chưa đáng lo ngại, nhưng hở 3 lá 3/4 là ở mức độ nặng. Tuy nhiên, đối với bệnh hở van tim mức độ hở chỉ phản ánh phần nào sự nguy hiểm của bệnh, điều quan trọng đó là các triệu chứng biểu hiện lâm sàng. Ngược lại nếu không được chữa trị đúng cách, bạn có thể gặp phải một số các biến chứng nguy hiểm như suy tim, rối loạn nhịp tim,...
Hở van tim có phải phẫu thuật thay van không?
Không phải bất kể trường hợp hở van nào cũng cần phải thay van tim, mà chỉ định này sẽ phụ thuộc vào mức độ hở van, và sự ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe của bạn. Không biết hiện tại bạn có thường xuyên xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, khó thở, đau ngực gì chưa? Hở van tim nếu chưa có triệu chứng gì thì cũng không quá đáng ngại và không cần phải phẫu thuật, do vậy bạn không nên quá lo lắng.
Trước mắt, bạn chỉ cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, định kì 3 – 6 tháng kiểm tra sức khỏe tim mạch một lần, kết hợp với chế độ sinh hoạt, luyện tập tốt sẽ giúp cải thiện và làm chậm lại tiến trình bệnh: Không thức khuya, làm việc nặng hay hoạt động gắng sức; không sử dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, cafein, trà đặc. Tránh lo lắng, căng thẳng, stress kéo dài. Hạn chế đồ uống có gas, các thực phẩm chứa nhiều chất béo như đồ ăn nhanh, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ, mỡ động vật, da gia cầm, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật… Nên tạo tâm lý thoải mái, vui vẻ; tăng cường rau xanh, chất xơ, hoa quả tươi và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt các môn tốt cho sức khỏe tim mạch như thiền, yoga, bơi lội, đi bộ, cầu lông…
Chúc bạn sức khỏe!