Chào bác sĩ. Mẹ em năm nay hơn 50 tuổi. Gần đây mẹ thấy hơi hơi nặng ngực, đi khám được bác sĩ chẩn đoán là suy tim độ 2 với chỉ số EF là 39%. Em cũng không rõ chỉ số EF trong siêu âm tim này là gì và có cần theo dõi nó không, nếu có thì trường hợp của mẹ em cần duy trì chỉ số này trong ngưỡng bao nhiêu, mong bác sĩ tư vấn giúp.
Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới. Chuyên gia tim mạch xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Chỉ số EF trong siêu âm tim là gì?

Chỉ số EF (Ejection Fraction) có nghĩa là phân suất tống máu. Phân suất tống máu là phần trăm máu đi ra khỏi tim sau mỗi lần tim co bóp.

Tim có hai trạng thái hoạt động là co bóp và giãn nở. Khi tim co, máu được đẩy từ tâm thất ra khỏi tim để đi nuôi cơ thể. Còn khi tim giãn nở, tâm thất sẽ được nạp đầy máu trở lại. Cho dù co bóp mạnh đến đâu, tim cũng không thể đẩy được 100% máu ra khỏi tâm thất. Thuật ngữ EF (phân suất tống máu) sẽ giúp đánh giá được phần trăm máu được đưa ra khỏi tâm thất.

Chỉ số EF (phân suất tống máu) đánh giá chức năng co bóp của tim

Chỉ số EF (phân suất tống máu) đánh giá chức năng co bóp của tim

Xét nghiệm chỉ đo được phân suất tống máu của tâm thất trái. Do đó, nói đến chỉ số EF là nói đến phân suất tống máu của tâm thất trái, thể hiện chức năng tâm thu (thì tim co) của thất trái.

Chỉ số EF bao nhiêu là bình thường? bao nhiêu là bất thường?

Ở người khỏe mạnh, chỉ số EF bình thường nằm trong khoảng 50 - 70%. Nếu chỉ số EF tăng cao trên 75%, người bệnh có thể đang mắc bệnh cơ tim phì đại. Đây là một bệnh lý mà ở đó, cơ tim dày lên làm thể tích chứa máu của tâm thất giảm xuống, phân suất tống máu tăng cao trong khi thực tế lượng máu bơm ra khỏi tim rất ít.

Nếu chỉ số EF giảm xuống dưới 50%, điều này cảnh báo chức năng bơm máu của tim bị giảm, tim không đủ khả năng cung cấp máu, oxy cho các hoạt động của cơ thể. Chỉ số EF giảm thường gặp trong các tổn thương tim sau:

Ý nghĩa của chỉ số EF trong điều trị bệnh lý tim mạch

Bất kỳ bệnh lý tim mạch nào, hậu quả cuối cùng đều có thể dẫn đến suy tim. Theo dõi thường xuyên chỉ số EF giúp đánh giá được mức độ suy tim của người bệnh và có những thay đổi trong điều trị một cách chính xác nhất.

Chỉ số EF từ 41 - 49%: Phân suất tống máu giảm thấp nhưng chưa thể kết luận người bệnh bị suy tim hay không. Nếu người bệnh bị suy tim và có chỉ số EF rơi vào khoảng này, người bệnh có thể được kết luận là suy tim với phân suất tống máu bảo tồn (suy tim tâm trương).

Chỉ số EF dưới 40%: Người bệnh được chẩn đoán là suy tim với phân suất tống máu giảm (suy tim tâm thu).

Chỉ số EF dưới 35%: Khả năng bơm máu của tim bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bệnh có thể gặp nhiều nguy hiểm vì suy tim tiến triển, rối loạn nhịp tim. Tim có thể ngừng bất cứ lúc nào gây nguy hiểm đến tính mạng.

Chỉ số EF giảm trong cảnh báo mức độ tiến triển của suy tim

Chỉ số EF giảm trong cảnh báo mức độ tiến triển của suy tim

Cần làm gì khi phân suất tống máu giảm?

Các phương pháp điều trị nhằm mục tiêu tăng hoặc duy trì bảo tồn phân suất tống máu, cải thiện các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Một số biện pháp điều trị khi phân suất tống máu giảm bao gồm:

Thay đổi lối sống: Thực hiện chế độ ăn giảm muối; tập thể dục một cách vừa sức và đều đặn (30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần); tăng cường các môn thể thao thư giãn cơ thể như yoga, thiền, thái cực quyền, tập hít thở sâu…; tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác ảnh hưởng đến tim như chè, cà phê…

Sử dụng thảo dược hỗ trợ: Hiệu quả của các giải pháp đến từ đông y được thể hiện rất rõ trong các bệnh lý mạn tính như tim mạch, suy tim. Các chuyên gia tim mạch đều đồng thuận, người bệnh khi mắc các bệnh lý tim mạch, nên sử dụng kết hợp đồng thời Đông - Tây y để hạn chế tiến triển của bệnh tốt nhất.

Theo một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Dinh dưỡng Trị liệu của Canada: Tại Việt Nam, có một sản phẩm hỗ trợ đã được kiểm chứng lâm sàng cho hiệu quả hỗ trợ giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau ngực, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, ức chế xơ vữa mạch vành.

Thuốc điều trị suy tim: Tùy vào mức độ giảm của phân suất tống máu, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp. Một số thuốc thường dùng là thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Enalapril, Lisinopril), thuốc đối kháng thụ thể angiotensin (Candesartan, Valsartan, Losartan), thuốc chẹn beta (Bisoprolol, Carvedilol, Metoprolol), thuốc đối kháng aldosterone (Eplerenone, Spironolactone)...

Trên đây là toàn bộ thông tin về chỉ số EF trong siêu âm tim, hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và giúp mẹ có được phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!