Bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim là gì, nguy hiểm không, điều trị như thế nào tốt nhất? Nắm được 3 vấn đề này sẽ giúp bạn nhìn nhận đúng hơn về tình trạng của mình và biết cách sống khỏe, tăng tuổi thọ.

Thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh lý nguy hiểm bởi những biến chứng nghiêm trọng và tốc độ gia tăng chóng mặt. Bệnh bào mòn sức khỏe và tuổi thọ rất nhanh nếu như không chữa đúng hướng ngay từ đầu. Và thực tế cho thấy tình trạng của người bệnh chỉ trở nên tốt hơn khi kết hợp đồng thời nhiều phương pháp điều trị cùng với lối sống lành mạnh.

Ngày càng nhiều người mắc thiếu máu cơ tim cục bộ, đặc biệt là người trẻ

Ngày càng nhiều người mắc thiếu máu cơ tim cục bộ, đặc biệt là người trẻ

Thiếu máu cơ tim cục bộ là gì?

 Thiếu máu cơ tim cục bộ là tình trạng máu chảy vào cơ tim giảm, một phần của tim sẽ bị thiếu oxy và xảy ra khi động mạch vành bị thu hẹp. Do đó, bệnh còn có tên gọi khác là bệnh tim mạch vành hay suy vành.

Triệu chứng đặc trưng nhất là đau thắt ngực hoặc nặng ngực. Ngoài ra, một số người bị  thêm khó thở, mệt mỏi hay có dấu hiệu tương tự bệnh cúm. 

Những biến chứng nguy hiểm dễ gặp phải của bệnh

Việc thiếu máu mang oxy cho cơ tim trong thời gian dài có thể dẫn đến tổn thương một phần cơ tim. Điều này kéo theo nhiều hệ quả đáng tiếc như:

Một trường hợp khác khiến bệnh thiếu máu cơ tim trở nên nguy hiểm là khi mảng xơ vữa bị bong tách khỏi thành mạch. Chúng lơ lửng trong máu và lớn dần lên, đến mức có thể chặn động mạch và cắt đứt nguồn cung cấp máu giàu oxy cho cơ tim, gọi là nhồi máu cơ tim.

Khi cục máu đông di chuyển lên phía trên và gây tắc nghẽn đột ngột mạch máu não sẽ dẫn đến cơn đột quỵ. Cả hai biến cố do cục máu đông này đều có thể lấy đi mạng sống của bạn rất nhanh nếu không được can thiệp kịp thời.

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nguy hiểm ở biến chứng

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ nguy hiểm ở biến chứng

Triệu chứng cảnh báo thiếu máu cơ tim gặp nguy

Bạn là phải lắng nghe cơ thể thường xuyên và đặc biệt cảnh giác với những triệu chứng cảnh báo bệnh thiếu máu cơ tim trở nặng như:

  • Đau thắt ngực ổn định nhưng thường xuyên hơn, khả năng vận động bị hạn chế nhiều mặc dù vẫn đang điều trị bình thường
  • Đau ngực bất thường, không liên quan đến căng thẳng về tâm lý hay thể chất
  • Cơn đau ngực kéo dài trên 10 phút hoặc đau dữ dội; bắt đầu từ xương ức, lan lên cổ, hàm, hai vai và hai cánh tay; đôi khi lan cả xuống bụng. Đây là dấu hiệu sớm của cơn nhồi máu cơ tim

Do đâu mà gây ra thiếu máu cơ tim cục bộ?

Một mạch máu nuôi tim bị hẹp bắt nguồn từ xơ vữa động mạch. Đó là sự tích tụ chất béo trên thành mạch vành, xảy ra khi lớp niêm mạc thành mạch bị tổn thương do các yếu tố nguy cơ như huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá. Các hạt mỡ trong máu, canxi cùng với chất thải của tế bào có cơ hội lắng đọng tại đây để tạo nên mảng xơ vữa và làm dày thành mạch.

Ngoài ra, đối với người trẻ bị thiếu máu cơ tim chủ yếu là do tình trạng co thắt mạch vành bởi yếu tố stress, căng thẳng trong công việc.

Làm gì khi phát hiện mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ?

Cũng giống như bệnh lý tim mạch khác, thiếu máu cơ tim rất khó để chữa triệt để. Bạn phải phụ thuộc vào thuốc trong thời gian dài. Thuốc giúp giảm triệu chứng và nguy cơ biến chứng nhờ khả năng giảm áp huyết, hạ chỉ số mỡ máu, làm rộng lòng mạch và tiêu cục máu đông.

Tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị tốt nhất. Đôi khi cũng phải thử nghiệm nhiều lần mới có thể tìm đúng loại thuốc phù hợp. Điều quan trọng là bạn cần kiên trì tuân thủ hướng dẫn.

Nhưng thuốc chưa phải là tất cả, muốn bệnh không trở nặng cần lưu ý nhiều hơn đến lối sống, ăn uống và giải pháp hỗ trợ.

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên và không nên ăn gì, uống gì quan trọng không kém thuốc

Thiếu máu cơ tim cục bộ nên và không nên ăn gì, uống gì quan trọng không kém thuốc

Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ nên ăn gì?

Ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim, cụ thể là hạn chế nguy cơ mảng xơ vữa lớn lên và giúp tim hoạt động hiệu quả hơn.

  • Duy trì chế độ ăn ít chất béo với thực đơn nhiều ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau quả tươi, sữa đã tách béo. Bạn nên hấp hoặc luộc đồ ăn thay vì chiên xào
  • Ăn nhạt, kiểm soát lượng muối hằng ngày dưới 2- 3g.
  • Hạn chế ăn đường vì mỡ máu tăng thường kéo theo rối loạn đường huyết.

Thay đổi thói quen sống

Bạn có thể tận hưởng chất lượng cuộc sống tốt hơn nhờ vào việc thay đổi lối sống của mình.

  • Ngừng hút thuốc, bỏ rượu. Có thể sử dụng một ly cà phê không đường, không sữa vào buổi sáng để tốt cho tim
  • Tập thể dục mỗi ngày dưới bất cứ hình thức nào, tốt nhất là đi bộ nhanh. Hãy nhớ đừng tham gia thi đấu hoặc các môn có tính đối kháng và tránh gắng sức quá đà
  • Tránh căng thẳng tinh thần, thư giãn nhiều hơn và đi du lịch nếu có điều kiện
  • Đảm bảo 7 – 8 tiếng ngủ đêm, 20 – 40 phút nghỉ trưa.

Cây thuốc nam tốt cho tình trạng thiếu máu cơ tim

Tại Việt Nam, sự kết hợp giữa các loại thảo dược như Hoàng Đằng, Đan Sâm được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm hỗ trợ dùng cho tim bởi tác dụng mà sản phẩm đó mang lại.

Hiện nay 2 thảo dược này đã ứng dụng bào chế trong nhiều thực phẩm chức năng hỗ trợ cho người bệnh tim mạch. Tuy nhiên, chỉ có một số ít sản phẩm đã được chứng thực hiệu quả tại bệnh viện lớn tại Hà Nội và kết quả được đăng tải trên tạp chí quốc tế. Kết quả nghiên cứu này cho thấy kết hợp sản phẩm hỗ trợ cho tim cùng với thuốc điều trị của bác sĩ cho hiệu quả hỗ trợ làm giảm các triệu chứng suy tim và tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol TP và LDL-C máu, có độ an toàn cao.

Đối với những trường hợp bị thiếu máu cơ tim cục bộ nặng do tắc hẹp > 70%, việc phẫu thuật có thể cần thiết để lập tức khơi thông lòng mạch và trả lại cho tim dòng máu đầy đủ. Thủ thuật gồm có nong mạch vành, phẫu thật bắc cầu động mạch vành hoặc đặt stent mạch vành. Chỉ định loại nào phụ thuộc vào vị trí, số lượng mạch vành bị tắc và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ có nhiều cơ hội điều trị hơn khi được phát hiện từ giai đoạn sớm. Nhưng dù gì đi nữa vẫn có cách để cải thiện chất lượng sống và tăng tuổi thọ cho bệnh nhân. Và chính những điều chỉnh của bạn ngày hôm nay là nền tảng để sống khỏe với bệnh mạch vành trong tương lai.

 

Nguồn tham khảo: nrshealthcare