Suy tim được ví như là con đường cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch, nhưng không có nghĩa là kết thúc. Nếu hiểu suy tim là gì và biết cách sống chung với bệnh, bạn vẫn có thể sống lâu hơn

Suy tim là nguyên nhân gây nhập viện hàng đầu cho người trên 65 tuổi. Bệnh có thể xảy đến với bất kỳ ai và vẫn chưa tìm ra giải pháp trị khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người sống khỏe mạnh với căn bệnh này và đảo ngược tiến triển tốt chỉ bằng việc nắm rõ những thông tin cơ bản nhất về suy tim và cách chăm sóc bản thân khi bị bệnh.

Suy tim - chặng đường cuối của các bệnh tim mạch

Suy tim nghĩa là trái tim hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường, không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Để thích nghi, buồng tim có thể giãn rộng ra hoặc thành cơ tim dày lên để tống đẩy máu. Cuối cùng, cơ tim yếu đi. Đây được coi là đích đến cuối cùng của tất cả các bệnh tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp, hẹp hở van tim…).

Suy tim là sự suy giảm khả năng bơm máu của cơ tim không hồi phục

Suy tim là sự suy giảm khả năng bơm máu của cơ tim không hồi phục

Theo vị trí, suy tim được chia thành suy tim trái, suy tim phải. Ngoài ra, suy tim cũng được phân loại thành suy tim tâm trương hoặc tâm thu.

  • Suy tim trái: Tim trái bơm máu giàu oxy đến các phần còn lại của cơ thể. Vì vậy, suy tim trái ngăn cơ thể nhận đủ máu giàu oxy. Thay vào đó, máu chảy ngược vào phổi gây khó thở và phù.
  • Suy tim phải: Thường là hậu quả của suy tim trái hoặc các bệnh về phổi. Suy tim phải cũng có tình trạng phù, đặc biệt ở chi dưới và bụng.
  • Suy tim tâm trương: Xảy ra khi cơ tim cứng hơn bình thường. Tim không dễ dàng được lấp đầy máu, dẫn tới thiếu hụt máu cho các cơ quan còn lại của cơ thể. Suy tim tâm trương phổ biến ở nữ giới hơn.
  • Suy tim tâm thu: Tình trạng cơ tim mất khả năng co bóp, thường phát triển khi tim yếu và buồng tim bị giãn rộng. Điều này cũng khiến máu giàu oxy không đến được các cơ quan. Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ.

Bệnh suy tim có mấy giai đoạn?

Việt Nam chia bệnh suy tim thành 4 giai đoạn tùy theo mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.

  • Bệnh suy tim độ 1: Gần như không có bất kỳ dấu hiệu nào nên rất khó để phát hiện bệnh ở thời điểm này.
  • Bệnh suy tim độ 2: Khó thở, mệt mỏi xuất hiện lúc bệnh nhân gắng sức nhiều. Chỉ cần được nghỉ ngơi người bệnh sẽ hồi phục.
  • Bệnh suy tim độ 3: Mệt, khó thở xuất hiện khi gắng sức nhẹ nhưng nếu nghỉ ngơi, triệu chứng lại mất đi.
  • Bệnh suy tim độ 4: Khó thở, mệt mỏi xuất hiện thường xuyên, kể cả khi người bệnh đang ngủ hoặc nằm nghỉ. Có trường hợp phải ngồi dậy để thở.

Ho, khó thở trong suy tim giai đoạn cuối xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Ho, khó thở trong suy tim giai đoạn cuối xuất hiện cả khi nghỉ ngơi

Triệu chứng suy tim thường gặp

Suy tim có thể là mạn tính với các dấu hiệu xuất hiện liên tục và nặng dần theo thời gian nhưng cũng có thể khởi phát đột ngột (suy tim cấp). Gồm một hoặc một số triệu chứng sau:

  • Khó thở.
  • Mệt mỏi, vô lực.
  • Phù ở chân, mắt cá chân và bàn chân; bụng (cổ chướng).
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều.
  • Giảm khả năng vận động.
  • Ho khan hoặc ho có đờm trắng/hồng.
  • Tăng nhu cầu đi tiểu vào ban đêm.
  • Tăng cân nhanh.
  • Chán ăn và buồn nôn.
  • Khó tập trung hoặc giảm sự tỉnh táo.
  • Đau ngực.

Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây người bệnh cần được điều trị khẩn cấp:

  • Đau ngực.
  • Ngất xỉu hoặc suy nhược nghiêm trọng.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều liên quan đến khó thở, đau ngực hoặc ngất xỉu.
  • Đột ngột, khó thở nghiêm trọng và ho ra bọt hồng.

Mặc dù những dấu hiệu này có thể là do bệnh suy tim đơn thuần, nhưng không loại trừ khả năng do nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp đe dọa tính mạng.

Suy tim có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, suy tim không thể chữa khỏi hoàn toàn được, có thể gây suy giảm tuổi thọ và người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ như:

  • Suy thận: Thiếu máu đến thận trong thời gian dài dễ khiến chức năng thận suy giảm, tình trạng phù nề tăng.
  • Hư hại van tim: Việc lưu thông máu đình trệ, tim gắng sức quá mức có thể làm dây chằng quanh van tim giãn/ đứt.
  • Phù phổi cấp: Là kết quả của việc chất lỏng ứ đọng trong phổi lâu ngày. Người bệnh có cảm giác ngạt thở như chết đuối, da nhợt nhạt, ho ra đờm lẫn máu.
  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ não: Lưu thông máu kém tạo điều kiện cho cục máu đông hình thành. Nếu cục máu đông ở mạch vành tim đủ lớn có thể ngăn chặn hoàn toàn dòng máu đến tim, gây ra cơn nhồi máu cơ tim, nếu ở động mạch não gây ra đột quỵ.
  • Đột tử: Khi bị suy tim nặng, tim dễ dàng ngừng đột ngột và khiến người bệnh tử vong.

Nhìn chung các biến chứng suy tim đều để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các phương pháp điều trị suy tim

Mặc dù suy tim nguy hiểm nhưng vẫn có thể trì hoãn tiến triển bệnh và giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn với các liệu pháp điều trị thích hợp.

Kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh suy tim để đạt hiệu quả tối đa

Kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh suy tim để đạt hiệu quả tối đa

Sử dụng thuốc Tây

Thuốc là nền tảng quan trọng nhất trong điều trị bệnh suy tim. Việc kê đơn cho mỗi người bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, bệnh lý mắc kèm, giai đoạn bệnh…. Nhưng nhìn chung gồm có:

Bổ sung thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược

Mặc dù không thể thay thế thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, nhưng khi bạn sử dụng phối hợp thêm giải pháp hỗ trợ từ thảo dược sẽ giúp nâng cao chất lượng sống cho người bệnh suy tim.

Can thiệp, phẫu thuật tim

Khi suy tim trở nặng, cần xem xét đến can thiệp ngoại khoa để tiếp tục duy trì sự sống và giảm bớt sự khó chịu cho người bệnh. Gồm có:

  • Đặt stent/nong mạch vành nếu suy tim xuất phát từ bệnh mạch vành;
  • Chỉnh sửa/thay van tim khi hẹp hở van tim là thủ phạm chính gây suy tim.
  • Thay thế tim nếu chức năng tim suy giảm nghiêm trọng hoặc người bệnh không còn đáp ứng với điều trị bằng thuốc nữa. Nhưng phương pháp này chỉ thực hiện khi tìm kiếm được tim từ người hiến tặng phù hợp.

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Thói quen sinh hoạt không giúp chữa khỏi bệnh suy tim nhưng có thể giữ cho bệnh không nặng hơn, thậm chí là đảo ngược một phần tiến triển.

  • Ăn nhạt và ít cholesterol; hạn chế các thực phẩm như mỡ/da/nội tạng/ thịt động vật có màu đỏ, thực phẩm chiên xào nhiều lần, đồ ăn chế biến sẵn,…
  • Nếu có chán ăn, đầy bụng cần hạn chế bớt thực phẩm giàu đạm.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi sạch.
  • Ăn tối thiểu 3 bữa cá mỗi tuần.
  • Giảm bia rượu và các loại đồ uống có cồn.
  • Uống ít nước, chỉ uống khi thực sự khát, tránh các món ăn nhiều nước như súp, cháo, dưa hấu, thạch,…
  • Không hút thuốc lá.
  • Rèn luyện thể lực vừa sức và đều đặn 30 phút mỗi ngày.
  • Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh các hoạt động gắng sức.

Suy tim là bệnh lý mãn tính. Người bệnh xác định phải chung sống với bệnh đến suốt đời. Tuy nhiên, hãy luôn giữ tâm lý lạc quan bởi nếu kiên trì áp dụng những cách điều trị kể trên vẫn có thể sống khỏe dù đang mang bệnh. Hơn nữa, một tinh thần tích cực sẽ giúp bạn cải thiện chất lượng sống và đạt được tuổi thọ tốt nhất.